9 thg 9, 2022

Bánh trái cây xứ Huế

Nhà văn Nguyễn Tuân từng viết: "Có cái vẻ như là người sông Hương non Ngự thì ăn bằng mắt nhiều hơn bằng miệng. Những cái đĩa nho nhỏ, những cái chén xinh xinh, trên đó sắc màu của những miếng chín hài hòa giữa một bức tranh tĩnh vật ngon lành. Chẳng cần kể hết các món ăn xứ Huế, chỉ đơn cử món bánh trái cây thôi cũng đủ làm minh chứng”...

Bánh trái cây, hay còn gọi là bánh hoa quả, là một món ăn chơi, không riêng gì của Huế nhưng khi "lạc" vào mảnh đất Cố đô, món bánh này dường như cũng mang chút tinh tế, cầu kỳ và đặc biệt. Thời phong kiến, bánh trái cây chỉ xuất hiện ở các yến tiệc của Vua tại Hoàng cung, hay tại các ngày lễ lớn của các quan và hoàng tộc. Lấy cảm hứng từ những loại trái cây trong vườn, qua bàn tay khéo léo của người phụ nữ Huế, món bánh trái cây ra đời - ngọt thơm, dịu nhẹ làm đẹp lòng biết bao người thưởng thức. Nguyên liệu chính của món bánh này là đậu xanh và rau câu. Đậu xanh và lá rau câu có tính mát, giàu vitamin và đạm thực vật. Dù là món ăn chơi nhưng vẫn giàu chất dinh dưỡng.

Bún thang hải sâm

Bún thang vốn là một món ăn cầu kỳ, tinh tế thể hiện phong cách thanh nhã của ẩm thực Hà thành. Bún thang hải sâm là một dấu ấn ẩm thực mới thể hiện sự kết hợp tài tình của người chế biến với rất nhiều nguyên liệu tạo nên tuyệt tác bún thang hải sâm nức lòng người thưởng thức.

Chị Nguyễn Thị Ngọc Quyên, Bếp trưởng của Khách sạn Movenpick Hà Nội là người đã tạo ra tuyệt tác bún thang Hải sâm, món ăn đã từng tạo nên dấu ấn ẩm thực tại bữa tiệc quốc tế do Việt Nam tổ chức nhân kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Bún thang Hải sâm được làm từ hơn 20 nguyên liệu và gia vị như hải sâm, thịt gà, tôm khô, củ cải khô, giò lụa, trứng gà, trứng cút, bột gà, mắm tôm, rau răm, ớt sừng, chanh, dấm trắng, nấm hương khô, hành khô, đường trắng.

Món bún thang hải sâm được chan nước dùng và ăn khi còn nóng.

Món bún thang hải sâm.

Hải sâm là một loại thực phẩm tuyệt hảo đồng thời là vị thuốc cổ truyền có giá trị dinh dưỡng cao. Khi kết hợp cùng món Bún thang cùng với quy trình chế biến cầu kỳ tạo nên một món ăn ngon, bổ dưỡng. Quy trình chế biến món bún thang gồm 3 bước: Bước 1 quan trọng nhất ở khâu ninh nước dùng từ xương lợn và từ thịt gà đã lọc thịt cùng với tôm khô, hải sâm. Sơ chế: Tôm sú luộc chín bóc vỏ, giã dập, xào qua hành khô, gia vị.

Địa chỉ thưởng thức:
Khách sạn Movenpick Hà Nội 
83A Lý Thường Kiệt, Hà Nội. 
Tel: 024.38222800

Giò lụa thái chỉ, trứng gà tráng mỏng thái chỉ, trứng cút luộc bóc vỏ bổ đôi. Các nguyên liệu khác như rau răm, hành hoa, ớt, chanh, củ cải khô… được sơ chế sạch. Bước 2: khi nước dùng thơm mùi nấm hương ngọt từ xương và tôm khô thì nêm nước mắm, gia vị vừa ăn. Đầu bếp cầu kỳ để nước dùng ngon nhất họ còn thêm 5 con sá sùng nướng cho vào nước ninh để tăng độ ngọt và đậm vị. Nước dùng xong là ra đồ và trang trí món ăn. Bún được trần vớt ra bát rồi bày các nguyên liệu đã chế biến lên trên gồm: gà xé, giò lụa thái chỉ, trứng tráng mỏng thái chỉ, trứng cút luộc, nấm hương thái chỉ, tôm khô, hải sâm thái chỉ, củ cải khô trộn dấm muối đường, rau răm thái rối, ớt thái chỉ, hành hoa chẻ. Chan nước dùng ăn nóng lên Bún là đã hoàn thành món Bún thang Hải sâm. Món này ăn kèm mắm tôm, chanh, nếu có thêm cà cuống thì càng tuyệt.

Cách trang trí bầy biện món bún thang hải sâm đẹp mắt như một tác phẩm nghệ thuật khiến ai nhìn cũng muốn được thưởng thức bởi sự thơm ngon, hấp dẫn. Món ăn này được coi là “đặc sản tuyệt đỉnh” mà bất cứ du khách nào đến với Hà Nội cũng háo hức được thưởng thức.

Thực hiện: Trần Thanh Giang

8 thg 9, 2022

Trang phục dân tộc M’nông

Cùng với các dân tộc thiểu số khu vực Tây Nguyên, đồng bào M’nông, một trong những cư dân cư trú lâu đời trong khu vực, còn lưu giữ nhiều phong tục tập quán cũng như bản sắc văn hóa độc đáo, trong đó không thể không kể tới những bộ trang phục truyền thống.

Đồng bào M'nông mặc trang phục truyền thống trong Lễ cúng sức khỏe.

Hòn Tre - “Trái tim” của Vịnh Nha Trang

Công viên VinWonders Nha Trang ở Hòn Tre. Ảnh: Lê Minh

Trong số 19 hòn đảo của thành phố Nha Trang, Hòn Tre có diện tích lớn nhất với 36 km vuông và đỉnh cao nhất khoảng 460 m. Nơi đây còn giữ được nhiều vẻ nguyên sơ, khí hậu nhiệt đới ôn hòa với thảm thực vật tự nhiên đa dạng, những bãi biển trong xanh, riêng tư với bờ cát trắng mịn uốn lượn bao quanh đảo. Với địa thế đặc biệt, Hòn Tre giống như tấm chắn nằm ngoài khơi khiến cho Vịnh Nha Trang trở nên kín gió và êm sóng. Có thể nói, đây là nơi hội tụ những lợi thế ấn tượng mang tính biểu tượng cho du lịch của thành phố biển Nha Trang.

Núi Bà Đen - nóc nhà Nam Bộ

Nằm ở độ cao 986m so với mực nước biển, núi Bà Đen được biết đến như là “nóc nhà Nam bộ” và là biểu tượng của tỉnh Tây Ninh. Kể từ khi hệ thống cáp treo của Khu du lịch Sun World BaDen Mountain thuộc tập đoàn Sun Group đưa vào hoạt động từ đầu năm 2020 thì địa điểm này càng thu hút rất đông du khách đến chinh phục núi Bà Đen và chiêm ngưỡng cảnh đẹp của Tây Ninh.

Tuyến cáp treo Vân Sơn có chiều dài 1.847m gồm 113 cabin, mỗi cabin có sức chứa 10 người, công suất vận chuyển 4.400 khách/giờ, đưa du khách từ chân núi lên đỉnh núi Bà Đen.

Ngôi chùa màu trắng đặc biệt ở Quảng Bình

Ngôi chùa trắng Vĩnh Phước có kiến trúc độc lạ hiếm thấy ở Quảng Bình đều có màu trắng, tượng trưng cho sự thanh khiết của đạo Phật.


Quảng Bình là mảnh đất của nhiều ngôi chùa đẹp, nức tiếng miền Trung. Nơi đây có ngôi chùa cổ Hoằng Phúc nổi tiếng gần xa. Có dịp đến đây, bạn cũng đừng bỏ qua ngôi chùa Vĩnh Phước (còn gọi là chùa Lý Hòa) - ngôi chùa có kiến trúc độc đáo hiếm có ở Việt Nam.

7 thg 9, 2022

Món ngon mùa nước nổi miền Tây

Cá linh nấu lẩu, chuột nướng than, cua đồng rang me... cùng nhiều sản vật bình dị, dân dã, mang nét đặc trưng miền Tây mùa nước nổi.

Mùa nước nổi miền Tây thường từ tháng 9 đến tháng 11 hàng năm, không chỉ mang theo dòng phù sa bồi đắp đất trồng, mà còn chở theo những sản vật do thiên nhiên ban tặng. Khi đến miền Tây mùa này, bạn có thể thưởng thức nhiều món ngon dân dã và đặc trưng.

Cá linh nấu lẩu

Kiến trúc độc đáo của ngôi chùa cổ đầu tiên ở Đà Lạt

Chùa Linh Quang được biết đến là ngôi chùa cổ đầu tiên ở Đà Lạt, nơi đây mang phong cách kiến trúc đậm chất Á Đông cầu kì và nổi bật thu hút du khách thập phương.

Toạ lạc tại số 133 đường Hai Bà Trưng, phường 6, TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, chùa Linh Quang (Linh Quang Tổ đình) được xem là ngôi chùa đầu tiên đặt nền móng khơi nguồn đạo pháp tại tỉnh Lâm Đồng và là ngôi chùa cổ đầu tiên ở TP Đà Lạt mộng mơ.

Chùa Sủi - độc đáo ngôi chùa nguyên phi Ỷ Lan từng nhiếp chính

Chùa Phú Thị có tên chữ là Đại Dương tự hay Đại Dương Sùng Phúc tự, dân gian gọi nôm là chùa Sủi được xây dựng từ rất sớm, có thuyết nói chùa ra đời từ thế kỷ thứ 2 khi Phật giáo du nhập qua Luy Lâu, nhưng không rõ năm nào.


Theo dân gian truyền tụng lại, thì thời thời Lý - Trần, các vua thường qua đây ngủ đêm để ngóng mộng, chờ thông điệp của thánh thần.

Về Pù Luông ôm trọn cảnh sắc non xanh nước biếc

Đường về Pù Luông không quá khó như cung đường ở Tây Bắc, cảnh sắc hai bên đường tuyệt đẹp với địa hình đồi núi trùng điệp, một màu xanh ngắt của những cánh rừng nguyên sinh, ruộng lúa.

Ruộng bậc thang Pù Luông vào những ngày tháng 8

Nằm cách sân bay Thọ Xuân (tỉnh Thanh Hóa) khoảng 95 km về hướng tây bắc, khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông nằm ở hai huyện Bá Thước và Quan Hóa không làm bạn thất vọng. Cảnh sắc nơi đây gây ấn tượng mạnh với rừng nguyên sinh, ruộng bậc thang được bao phủ bởi đồi núi trùng điệp, khí hậu mát mẻ, dễ chịu quanh năm.