5 thg 4, 2022
Vườn cúc họa mi trái mùa tại Đà Nẵng
Những ngày này, hoa cúc họa mi trái mùa nở rộ trong khuôn viên Trung tâm Công nghệ sinh học (CNSH) thuộc Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN), thu hút khách tham quan, chụp ảnh.
Tươi mới bức tranh du lịch sinh thái trên miền núi thơm Hà Tĩnh
Ngay sau khi có chủ trương mở cửa du lịch thích ứng trong tình hình mới, các cơ sở, doanh nghiêp hoạt động du lịch sinh thái, du lịch tâm linh trên địa bàn Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã tái kích hoạt để sẵn sàng đón khách trong mùa cao điểm.
Những ngày đầu tháng 3, khi những đồi chè vươn mầm xanh tốt cũng là lúc người nông dân xã Sơn Kim 2 bước vào vụ thu hoạch. Đây cũng là thời điểm thu hút du khách đến tham quan, trải nghiệm thu hái chè và chụp ảnh cưới, ảnh lưu niệm.
Những ngày đầu tháng 3, khi những đồi chè vươn mầm xanh tốt cũng là lúc người nông dân xã Sơn Kim 2 bước vào vụ thu hoạch. Đây cũng là thời điểm thu hút du khách đến tham quan, trải nghiệm thu hái chè và chụp ảnh cưới, ảnh lưu niệm.
Bảy Núi mùa khô
Sang tháng 4, nắng vẫn gay gắt thiêu đốt đất trời và màu xanh chưa thể phủ hết những cánh đồng cát trắng ở vùng Bảy Núi. Tuy nhiên, miền đất này vẫn luôn mang những nét đặc thù riêng, dù đang trong mùa nắng cháy.
Núi Phú Cường (xã An Nông, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang) thời điểm này đã bắt đầu lún phún chồi non của lá. Những cơn mưa trái mùa đến rồi đi, để lại chút xanh tươi cho khung cảnh núi rừng. Mấy tán bằng lăng rừng được tưới tắm bỗng bừng tỉnh giấc, điểm xuyết màu tím miên man vào khung cảnh khô khốc trên triền dốc xa xa.
Nheo mắt nhìn lên núi Phú Cường, ông Nguyễn Văn Hai (người dân địa phương) gật gù: “Năm nay mưa sớm, nên mùa khô đỡ khốc liệt hơn. Mấy năm trước, vào tháng này cây cối còn trụi lá, chứ không đâm đọt như bây giờ. Theo tui biết, Phú Cường là một trong những núi khô nhất ở huyện Tịnh Biên, nên cứ sau Tết Nguyên đán là người ta lại lo tới chuyện giữ rừng. Có mưa sớm, người dân cũng được nhờ vì có thể xuống giống trồng cây ngắn ngày, trước khi bước vào mùa sản xuất chính trong năm khi họ tận dụng nguồn nước trời trong thời điểm mưa già”.
Núi Phú Cường (xã An Nông, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang) thời điểm này đã bắt đầu lún phún chồi non của lá. Những cơn mưa trái mùa đến rồi đi, để lại chút xanh tươi cho khung cảnh núi rừng. Mấy tán bằng lăng rừng được tưới tắm bỗng bừng tỉnh giấc, điểm xuyết màu tím miên man vào khung cảnh khô khốc trên triền dốc xa xa.
Nheo mắt nhìn lên núi Phú Cường, ông Nguyễn Văn Hai (người dân địa phương) gật gù: “Năm nay mưa sớm, nên mùa khô đỡ khốc liệt hơn. Mấy năm trước, vào tháng này cây cối còn trụi lá, chứ không đâm đọt như bây giờ. Theo tui biết, Phú Cường là một trong những núi khô nhất ở huyện Tịnh Biên, nên cứ sau Tết Nguyên đán là người ta lại lo tới chuyện giữ rừng. Có mưa sớm, người dân cũng được nhờ vì có thể xuống giống trồng cây ngắn ngày, trước khi bước vào mùa sản xuất chính trong năm khi họ tận dụng nguồn nước trời trong thời điểm mưa già”.
3 thg 4, 2022
Mưa trên phố Hội
Hội An ngày mưa, khung cảnh buồn man mác nhưng vẫn có những nét đẹp truyền thống và lãng mạn.
Bốn món nhắc tên là nghĩ ngay đến Huế
Bún bò, bánh bột lọc, chè và cơm hến là những món ăn khi nhắc đến tên, thực khách nhớ ngay đến đất cố đô.
Ẩm thực Huế có hàng trăm món ăn ngon nhưng nếu nhắc đến những món nổi tiếng, được nhiều người biết đến nhất dù chưa từng đến Huế, đó sẽ là những cái tên như: bún bò, bánh bột lọc, chè và cơm hến.
Bún bò
Món ăn xuất hiện ở khắp các tỉnh thành Việt Nam, nhưng dù vậy đây vẫn là món mà bất kỳ ai đến Huế vẫn muốn thử với suy nghĩ được thưởng thức hương vị chính gốc. Điểm nổi bật của bát bún bò tại đất cố đô là miếng huyết mềm. Cắn một miếng nhỏ, miếng huyết dường như tan ngay trong miệng và để lại dư âm thanh ngọt. Nước dùng của bún bò Huế khá đặc biệt với vị đậm đà không thể thiếu của mắm ruốc. Chính nhờ mắm ruốc mà nước dùng thơm chứ không tanh nồng.
Ẩm thực Huế có hàng trăm món ăn ngon nhưng nếu nhắc đến những món nổi tiếng, được nhiều người biết đến nhất dù chưa từng đến Huế, đó sẽ là những cái tên như: bún bò, bánh bột lọc, chè và cơm hến.
Bún bò
Món ăn xuất hiện ở khắp các tỉnh thành Việt Nam, nhưng dù vậy đây vẫn là món mà bất kỳ ai đến Huế vẫn muốn thử với suy nghĩ được thưởng thức hương vị chính gốc. Điểm nổi bật của bát bún bò tại đất cố đô là miếng huyết mềm. Cắn một miếng nhỏ, miếng huyết dường như tan ngay trong miệng và để lại dư âm thanh ngọt. Nước dùng của bún bò Huế khá đặc biệt với vị đậm đà không thể thiếu của mắm ruốc. Chính nhờ mắm ruốc mà nước dùng thơm chứ không tanh nồng.
Băng rừng leo đá khám phá suối Ba Hồ
Muốn ngắm trọn cảnh quan, du khách đi bộ đường dài, leo vách đá dựng đứng để đến ba hồ nước sâu trong xanh.
Suối Ba Hồ thuộc địa phận thôn Phú Hữu, xã Ninh Ích, huyện Ninh Hòa, cách trung tâm TP Nha Trang khoảng 25 km về hướng bắc. Đây là nơi có không gian yên tĩnh, hoang sơ, bao quanh là cây cối mát mẻ, nhưng để khám phá cũng lắm gian nan. Suối bắt nguồn từ đỉnh Hòn Sơn cao 660 m, dài hơn 10 km, chảy qua hệ sinh thái rừng nguyên sinh.
Món ngon từ hoa ban ở Mộc Châu
Đến Tây Bắc tháng 3-4, nhất là Mộc Châu, bạn nên tìm thử món ăn chế biến từ hoa ban, không chỉ đẹp mà còn ngon.
Không chỉ mang vẻ đẹp tinh khôi của núi rừng Tây Bắc, hoa ban còn được các cô gái Thái chế biến thành nhiều món ăn ngon từ xa xưa. Đến nay, các nhà hàng, homestay ở Mộc Châu vẫn duy trì vốn văn hóa ấy với đôi chút biến tấu để đưa vào thực đơn nhà hàng, làm nức lòng các tín đồ ẩm thực.
Hoa ban, nụ ban sẽ được khéo léo bứt khỏi cành, chọn bông lành lặn, không thối, nát đem về chần sơ để ráo. Nhiều người tỉ mỉ bỏ cuống để bớt chát nhưng cũng có người thích ăn cả cuống vì thích vị chát, bùi mà giòn. Thành phẩm hoa ban sẽ tùy theo các món ăn mà chế biến. Dưới đây là một vài món ăn từ hoa ban ở Mộc Châu khách du lịch có thể thưởng thức vào mùa này.
Không chỉ mang vẻ đẹp tinh khôi của núi rừng Tây Bắc, hoa ban còn được các cô gái Thái chế biến thành nhiều món ăn ngon từ xa xưa. Đến nay, các nhà hàng, homestay ở Mộc Châu vẫn duy trì vốn văn hóa ấy với đôi chút biến tấu để đưa vào thực đơn nhà hàng, làm nức lòng các tín đồ ẩm thực.
Hoa ban, nụ ban sẽ được khéo léo bứt khỏi cành, chọn bông lành lặn, không thối, nát đem về chần sơ để ráo. Nhiều người tỉ mỉ bỏ cuống để bớt chát nhưng cũng có người thích ăn cả cuống vì thích vị chát, bùi mà giòn. Thành phẩm hoa ban sẽ tùy theo các món ăn mà chế biến. Dưới đây là một vài món ăn từ hoa ban ở Mộc Châu khách du lịch có thể thưởng thức vào mùa này.
2 thg 4, 2022
Vạn Phật Quang Đại Tòng Lâm tự là gì?
Đại Tòng Lâm là gì?
Tui nhớ hồi còn nhỏ, khoảng giữa thập niên 1960, mỗi khi đi Vũng Tàu được nửa đường xe thường ngừng lại cho khách giải lao và... đi vệ sinh. Nơi xe dừng là bên trái quốc lộ 51 đường đi Vũng Tàu, nơi đó có nhiều cây cao, bóng mát, phong cảnh hữu tình. Người ta gọi là Đại Tòng Lâm.
Cổng chùa Đại Tòng Lâm ngày xưa. Ảnh: Võ văn Tường
Hồi đó, tui chỉ biết mang máng rằng Đại Tòng Lâm là tên một ngôi chùa nhưng khi dừng chân thì không hề bước vào ngôi chùa nào, và thiệt tình cũng không thấy ngôi chùa nào hết (cũng phải thôi, như sau này được biết, khuôn viên chùa Đại Tòng Lâm tới gần 100 ha trong khi ngôi chùa thuở ấy chỉ có 121 m²). Với đầu óc non nớt của một đứa học sinh tiểu học thuở ấy, tui tự giải nghĩa chữ đại tòng lâm là rừng cây tùng lớn, có điều cây ở đó... không phải cây tùng!
Lạc vào vườn hoa vải đẹp mê hồn ở Lục Ngạn (Bắc Giang)
Cuối tháng 3 đang là thời điểm hoa vải rộ nở khắp núi, đồi Lục Ngạn (Bắc Giang), đâu đâu cũng thấy hoa vải khoe sắc khiến vùng đất này như khoác lên mình tấm áo mới, báo hiệu một mùa vải thiều bội thu.
Đến huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang vào thời điểm này, điều du khách cảm nhận là sự choáng ngợp trước cảnh hoa vải thiều bung nở trắng khắp các triền đồi. Màu trắng thuần khiết của hoa vải nối tiếp nhau trải dài bên những miệt vườn. Thật lạ kỳ, trên mảnh đất này đều có sự góp mặt của những loài cây nổi tiếng thơm ngon như: vải thiều, hồng Nhân hậu, na dai, cam đường Canh, táo Thiện phiến, nếp Phì Điền, gạo Bao Thai hồng…
Lên đất Quế thăm đền thiêng
Đền Chín Gian được xây dựng từ đầu thế kỷ XIV tại Pú Chò Nhàng, gọi là Tến Pỏm (đền trên núi), thuộc bản Khoẳng, xã Châu Kim, huyện Quế Phong. Đền là nơi thể hiện sự tri ân của bà con nhân dân đối với Thẻn Phà (trời), Náng Xỉ Đả (con gái trời) và Tạo Ló Ỳ - người khai mường, mở đất, lập cư.
Trong tín ngưỡng của đồng bào Thái, đền Chín Gian là nơi thể hiện sự tri ân của bà con nhân dân đối với Thẻn Phà (trời), Náng Xỉ Đả (con gái trời) và Tạo Ló Ỳ - người khai mường, mở đất, lập cư.
Theo ngôn ngữ bản địa, xưa kia đền có tên “tến xớ quái” (đền hiến trâu). Vào ngày hội đền, người ta tổ chức lễ hiến tế trâu. Về sau đồng bào gọi đền là “cau hoong” - nghĩa là Chín Gian. Mỗi gian tượng trưng cho một mường ở khu vực Tây Bắc Nghệ An. Lễ hội đền Chính Gian diễn ra vào trung tuần tháng 2 âm lịch. Từ 3 năm nay, đền không tổ chức lễ hội vì ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, địa phương chỉ duy trì các hoạt động nghi lễ và tín ngưỡng đáp ứng mong muốn của người dân trong vùng.
Trong tín ngưỡng của đồng bào Thái, đền Chín Gian là nơi thể hiện sự tri ân của bà con nhân dân đối với Thẻn Phà (trời), Náng Xỉ Đả (con gái trời) và Tạo Ló Ỳ - người khai mường, mở đất, lập cư.
Theo ngôn ngữ bản địa, xưa kia đền có tên “tến xớ quái” (đền hiến trâu). Vào ngày hội đền, người ta tổ chức lễ hiến tế trâu. Về sau đồng bào gọi đền là “cau hoong” - nghĩa là Chín Gian. Mỗi gian tượng trưng cho một mường ở khu vực Tây Bắc Nghệ An. Lễ hội đền Chính Gian diễn ra vào trung tuần tháng 2 âm lịch. Từ 3 năm nay, đền không tổ chức lễ hội vì ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, địa phương chỉ duy trì các hoạt động nghi lễ và tín ngưỡng đáp ứng mong muốn của người dân trong vùng.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)