Du khách tham quan khu du lịch Núi Cấm bằng cáp treo hoặc bằng xe hơi (như hối còn cho xe hơi lên núi) thì hầu như điểm đến chỉ là khu Trung tâm hành hương, tức vùng cảnh quan hồ Thủy Liêm. Nơi đây tập trung các điểm tham quan ấn tượng (và đi lại thuận tiện) như tượng Phật Di Lặc trên núi lớn nhất châu Á, chùa Phật Lớn, chùa Vạn Linh...
6 thg 11, 2021
Huế - Nơi lưu giữ tinh hoa nghề Việt
Trong hơn 300 năm (1636-1945), Huế đóng vai trò là thủ phủ rồi kinh đô của các triều đại quân chủ, trong đó có 13 triều vua nhà Nguyễn – triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam - nên đây là nơi hội tụ của rất nhiều nghề thủ công truyền thống, trong đó có những nghề đặc biệt vốn có nguồn gốc từ các quan xưởng, hay làng nghề cổ chuyên phục vụ cho triều đình, giai cấp quan lại… Có lẽ vì thế mà nghề truyền thống Huế hình thành nên hai hình thái khá rõ rệt là nghề cung đình và nghề dân gian. Đến nay, dù trải qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử, cố đô Huế vẫn bảo tồn được một hệ thống làng nghề phong phú, độc đáo và được xem là nơi lưu giữ nhiều tinh hoa nghề Việt.
Dấu ấn quan xưởng triều Nguyễn
Dẫu đã qua hàng trăm năm sương gió, Huế vẫn rực rỡ vàng son với lớp lớp cung vàng điện ngọc, thành quách, lăng tẩm đền đài và vô số bảo vật của các triều đại phong kiến để lại, góp phần tạo nên một di sản văn hóa thế giới có một không hai của nhân loại.
Dấu ấn quan xưởng triều Nguyễn
Dẫu đã qua hàng trăm năm sương gió, Huế vẫn rực rỡ vàng son với lớp lớp cung vàng điện ngọc, thành quách, lăng tẩm đền đài và vô số bảo vật của các triều đại phong kiến để lại, góp phần tạo nên một di sản văn hóa thế giới có một không hai của nhân loại.
Người xây tượng Phật trên núi Cấm
Nghệ nhân Thụy Lam (Phạm Dân Chủ, 69 tuổi, quê ở P.Long Sơn, TX.Tân Châu, An Giang) không chỉ nổi tiếng trong giới điêu khắc mà còn được nhiều người biết đến, bởi ông chính là tác giả của bức tượng Phật Di Lặc trên đỉnh núi Cấm vừa đạt kỷ lục châu Á.
Nụ cười 'Xuân Di Lặc' qua từng tác phẩm điêu khắc của nghệ nhân Thụy Lam
Hàng chục, hàng trăm tượng Phật, tượng Bồ tát, các vị La hán, Hộ pháp… đã được đôi bàn tay tài hoa của Điêu khắc gia Thụy Lam tạo nắn nên, hiện đang được tôn trí tại các chùa ở cả ba miền đất nước Việt Nam và nước ngoài. Trong đó có nhiều Tượng đạt Kỷ lục Việt Nam, Kỷ lục châu Á về chiều cao, trọng lượng và thần thái của Tượng khiến người đời chiêm ngưỡng vô cùng ngưỡng mộ.
TÂM HƯỚNG PHẬT… NHIỆM MÀU TỪ ĐÔI BÀN TAY.
“Khi làm tượng, tôi đã cắt đứt hết mọi chướng duyên, chướng nghiệp, chỉ tập trung vào công việc. Tất cả mọi thứ phải để nó trôi đi nhẹ nhàng như gió thoảng. Tâm mình phải tịnh, không một mảy may vọng động. Bởi vì, vọng tâm thì mọi việc đều dễ dàng tan vỡ như bong bóng! Mình làm tượng Phật, tượng Bồ tát mà lòng không thanh thản, nhiều tạp niệm thì sẽ mất niềm tin trong từng nét vẽ... Tự mình làm mình không xứng đáng với sự thanh khiết, cao siêu của Chư Phật… Làm tượng Phật cũng như tu thiền… Và, người xây chùa thì có Pháp môn xây chùa,còn người làm tượng thì cũng phải có Pháp môn tạo tượng!”. Câu nói này tỏ rõ tâm sự bất biến của Điêu khắc gia Thụy Lam khi bắt tay vào việc tạc tượng!
TÂM HƯỚNG PHẬT… NHIỆM MÀU TỪ ĐÔI BÀN TAY.
“Khi làm tượng, tôi đã cắt đứt hết mọi chướng duyên, chướng nghiệp, chỉ tập trung vào công việc. Tất cả mọi thứ phải để nó trôi đi nhẹ nhàng như gió thoảng. Tâm mình phải tịnh, không một mảy may vọng động. Bởi vì, vọng tâm thì mọi việc đều dễ dàng tan vỡ như bong bóng! Mình làm tượng Phật, tượng Bồ tát mà lòng không thanh thản, nhiều tạp niệm thì sẽ mất niềm tin trong từng nét vẽ... Tự mình làm mình không xứng đáng với sự thanh khiết, cao siêu của Chư Phật… Làm tượng Phật cũng như tu thiền… Và, người xây chùa thì có Pháp môn xây chùa,còn người làm tượng thì cũng phải có Pháp môn tạo tượng!”. Câu nói này tỏ rõ tâm sự bất biến của Điêu khắc gia Thụy Lam khi bắt tay vào việc tạc tượng!
4 thg 11, 2021
Đường lên núi Cấm - thuở xưa
Năm 1951, học giả Nguyễn văn Hầu cùng 3 người bạn làm một chuyến du hành Thất Sơn, và sau đó ông viết thành bút ký Nửa tháng trong miền Thất Sơn. Chương VIII của bút ký là 30 giờ trên núi Cấm kể về hành trình lên ngọn núi này. Thời điểm ông thực hiện chuyến đi đường sá đã thuận tiện hơn thuở trước rất nhiều nhưng so với 70 năm sau - tức hiện nay - cũng là rất khác. Tui trích đăng câu chuyện kể của ông năm 1951 kèm theo hình minh họa chụp trong chuyến hành trình 3 giờ trên núi Cấm của tui hồi đầu năm nay để... so sánh (3 giờ là tính luôn giờ... ăn bánh xèo á!).
Thị trấn Địa Trung Hải ở đảo Ngọc
Ở phía Nam đảo ngọc Phú Quốc (Kiên Giang), nơi biển trời giao thoa, cảnh sắc hài hoà, đang có một thị trấn Địa Trung Hải phiên bản Việt do Sun Group dày công kiến tạo, vun đắp suốt hơn nửa thập kỷ qua, với “dung mạo, hình hài mỹ miều”.
Sự tinh tế, khác biệt và bài bản trong chiến lược phát triển của Sun Group đã khiến cả vùng đất bờ Tây Nam đảo Ngọc thực sự lột xác, trở thành một thị trấn Địa Trung Hải thực thụ dù nằm cách miền Nam nước Ý đến cả nửa vòng trái đất xa xôi.
Trên diện tích gần 40ha, chủ đầu tư đã thiết kế gần 100 công trình tiện ích, dịch vụ lớn nhỏ, bao gồm 2 dự án: Sun Premier Village Primavera và Sun Grand City Hillside Residence ghép nối, bổ trợ và cộng hưởng tạo nên một bức tranh hoàn chỉnh. Tại đây đã xuất hiện nhiều công trình dịch vụ F&B, khách sạn Hilton, bar đêm Teatro… do các tên tuổi lớn vận hành.
Sự tinh tế, khác biệt và bài bản trong chiến lược phát triển của Sun Group đã khiến cả vùng đất bờ Tây Nam đảo Ngọc thực sự lột xác, trở thành một thị trấn Địa Trung Hải thực thụ dù nằm cách miền Nam nước Ý đến cả nửa vòng trái đất xa xôi.
Từ 20/10/2021, Tp Phú Quốc triển khai thí điểm đón khách du lịch quốc tế sử dụng “hộ chiếu vaccine”. Thị trấn Địa Trung Hải là một địa điểm được nhiều du khách quốc tế lựa chọn trong hành trình khám phá đảo Ngọc Phú Quốc. |
Trên diện tích gần 40ha, chủ đầu tư đã thiết kế gần 100 công trình tiện ích, dịch vụ lớn nhỏ, bao gồm 2 dự án: Sun Premier Village Primavera và Sun Grand City Hillside Residence ghép nối, bổ trợ và cộng hưởng tạo nên một bức tranh hoàn chỉnh. Tại đây đã xuất hiện nhiều công trình dịch vụ F&B, khách sạn Hilton, bar đêm Teatro… do các tên tuổi lớn vận hành.
Bí mật lịch sử của chùa Am, Hà Tĩnh
Sau khi quân Minh bị đánh đuổi khỏi bờ cõi, hoàng hậu Bạch Ngọc vào chùa Am tu hành. Ngày ngày bà tụng kinh niệm Phật cầu cho quốc thái dân an, vong linh các tử sĩ được siêu thoát...
2 thg 11, 2021
Đường lên núi Cấm - không cấm - cấm
Nhiều người muốn lên núi Cấm, nó gợi lên sự kích thích lẫn cảm giác huyền bí. Kích thích vì giữa miền đồng bằng sông nước bỗng hiện lên dãy Thất Sơn, rừng núi hoang vu hiểm trở, và núi Cấm chính là ngọn cao nhất. Chốn non cao rừng thẳm là nơi thích hợp cho các bậc chân tu tìm nơi ẩn dật, là nơi các đạo sĩ luyện phép thuật - và cũng là nơi ẩn náu của cường sơn thảo khấu. Chính những yếu tố đó tạo nên những truyền thuyết, những câu chuyện huyền bí về núi Cấm. Kích thích còn bởi vì chính cái tên Cấm của nó, bởi vì cái gì cấm thì càng gợi lên sự tò mò. Mà quả thật, đã có thời gian dài có lệnh cấm lên núi.
Nhà thờ họ ở Nghệ An lưu giữ 11 bản sắc phong cổ quý hiếm
Là dòng họ lớn ở vùng quê có bề dày về lịch sử, văn hóa, nhà thờ họ Nguyễn Thịnh đại tôn xã Ngọc Sơn (Thanh Chương) đang lưu giữ 11 sắc phong cổ quý hiếm.
Hấp dẫn ngô, khoai nướng vỉa hè Thành Sen những đêm đầu đông
Thưởng thức món ngô nướng, khoai nướng ở các quán nước vỉa hè đang là thú vui ẩm thực trong đêm đầu đông se lạnh của người dân thành phố Hà Tĩnh.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)