5 thg 7, 2021

Cái Răng, Ba Láng, Vàm Xáng, Phong Điền

 


Cái Răng, Ba Láng, Vàm Xáng, Phong Điền
Anh có thương em thì cho bạc, cho tiền
Đừng cho lúa gạo kẻo xóm giềng cười chê...

Dân Cần Thơ chắc ai cũng biết câu ca dao đó, nhưng mà nhứt trí với nhau về ý nghĩa câu ca dao thì chắc là không. Điểm gây tranh cãi chính là ý nghĩa của 2 câu sau, nó có vẻ mâu thuẫn với những quan điểm truyền thống của người dân Nam bộ:

Anh có thương em thì cho bạc, cho tiền
Đừng cho lúa gạo kẻo xóm giềng cười chê...

Bức tranh vùng quê Hậu Giang

Qua ống kính của thầy giáo đam mê nhiếp ảnh Lê Tuấn Anh người xem được biết tới một bức tranh quê Hậu Giang thật yên bình, mộc mạc.


Lê Tuấn Anh (1996), quê tại Hậu Giang, hiện là giáo viên tại Cần Thơ. Bộ ảnh dưới đây là một kỷ niệm đáng nhớ của Tuấn Anh trong những chuyến lang thang sáng tác ảnh về cảnh sắc và nhịp sống con người nơi thôn quê Hậu Giang.

Trong lần về xã Hỏa Lựu, TP Vị Thanh, Tuấn Anh ghi lại không khí quây quần ấm áp của một gia đình khi ăn bánh nướng trước hiên nhà dịp Tết nguyên đán. Bức ảnh “Hơi ấm mùa xuân”, đạt giải khuyến khích tại cuộc thi ảnh tỉnh Hậu Giang 2019 và được chọn triển lãm tại cuộc thi ảnh Di sản Việt Nam 2019.

Món ngon từ vịt nổi tiếng khắp ba miền

Miền Bắc có vịt nướng Vân Đình tẩm ướp vừa miệng, nướng vàng thơm lừng. Miền Nam nổi tiếng với vịt nấu chao đậm đà nhúng lẩu cùng rau sống.

Vịt nướng Vân Đình là món ăn nổi tiếng gắn với địa danh Vân Đình thuộc huyện Ứng Hòa, Hà Nội. Vịt cỏ phải chọn con béo vừa, chắc thịt, khi nướng chín thịt tuy mỏng mà không khô, xương mềm, ngọt, ăn không bị ngấy. Món vịt nướng được tẩm ướp vừa miệng, có màu vàng cánh gián, dậy mùi thơm của gừng, sả chấm cùng nước chấm pha vừa miệng đủ vị chua, cay, mặn rất hấp dẫn thực khách. Ảnh: Ngoisao

Canh rau sam nấu tôm

Sau những đợt nắng nóng của ngày hè, trời đổ mưa, rau sam mọc khá nhiều trên đất vườn nhà. Người dân quê thường hay nhặt rau nấu với tôm sông. Vị chua của rau hòa quyện với vị ngọt của tôm tạo thành món ăn dân dã đã đi vào tiềm thức của bao người. Đây cũng là món ăn giải nhiệt, thanh mát trong những ngày hè oi bức.

Không cần phân bón, thuốc trừ sâu, rau sam ở quê có sức sống mạnh mẽ, vào mùa hè, cứ sau những đợt mưa dông là rau vươn lên nhanh xanh tốt. Ngày đó, nhà ai có mảnh vườn rộng là không cần đến chợ mua rau. Sáng chiều, những người mẹ, người chị hái ram sam chế biến thành nhiều món để gia đình giải nhiệt trong bữa cơm ngày hè. Nào là rau sam luộc chấm mắm nêm, canh rau sam nấu với rau tập tàng, xào tỏi, nấu với thịt heo băm... nhưng bọn trẻ chúng tôi thích nhất vẫn là món canh rau sam nấu với tôm sông.

Canh rau sam giải nhiệt ngày hè. Ảnh: A.N

Ký ức đường thiên lý

Thiên lý có nghĩa là nghìn dặm. Đường Thiên lý chạy dọc theo chiều dài đất nước từ Bắc chí Nam, tương tự như Quốc lộ 1 sau này. Quanh câu chuyện đường Thiên lý có lắm điều hay và sự hiểu biết về nó không phải là vô ích.

Gian nan thiên lý

Tên gọi đường Thiên lý xuất hiện khoảng năm 1402 đời nhà Hồ khi thượng hoàng Hồ Quý Ly và vua Hồ Hán Thương cho xây đắp con đường từ kinh đô kéo dài vào Bắc Trung Bộ, đến Châu Hóa rồi kéo dần về Nam. Thiên lý là nghìn dặm, một danh tự chung dùng làm danh tự riêng, có lẽ vì sự khu biệt nó vốn đã khá rõ, so với các con đường ngang, ngắn hơn nhiều.

Bản đồ Quảng Thuận đạo sử tập phần thể hiện địa bàn Quảng Ngãi, thế kỷ XVIII, con đường vắt ngang chính là đường Thiên lý. ẢNH: CAO CHƯ

4 thg 7, 2021

Rau diếp cuốn bỗng rượu, tôm thịt

Rau diếp cuốn bỗng rượu, tôm thịt là món ăn cầu kỳ, tinh tế của người Hà Nội, thường được làm vào mùa hè để giải ngấy và tăng độ tươi mát cho bữa ăn.

Món ăn Rau diếp cuốn bỗng rượu, tôm thịt là món của người Hà Nội xưa, nó thể hiện sự tinh hoa, khéo léo, của người làm bếp, trong cách lựa chọn nguyên liệu và các gia giảm, trong quá trình chế biến, để làm món ăn này cần phải chọn được rau diếp với lá dày, tàu to và hơi đắng, (nếu không có thì có thể dùng rau xà lách để thay thế).

Nguyên liệu phải chọn được hành củ tươi, giống hành Láng ngắn cây, nhỏ củ nhưng rất thơm. tiếp đến là bún được chọn là loại bún răng bừa, loại bún được làm thành các vắt dài (hoặc có thể sử dụng bún rối). Khó nhất của cuốn diếp là giấm bỗng chưng. Phải chọn được bỗng nếp vừa vớt từ nồi nấu rượu ra. Hạt nếp lúc ấy vẫn còn mọng và ngậm rượu, sau đó đem cái bỗng để nguyên cả hạt vắt khô rồi chưng lên với mật mật mía.Thịt lợn là thịt thịt ba chỉ (có lẫn cả nạc và mỡ) sau đó đem đi luộc chín và thái miếng vừa ăn, tôm phải là tôm tươi, thịt săn chắc được đem rang với một chút muối cho vừa miệng.

Tôm để làm món cuốn nhất hạng phải là tôm tươi bắt ở HồTây.

Triết lý âm dương trong ẩm thực xứ Quảng

Khi nói về sức ảnh hưởng triết lý âm dương đến đời sống của người Quảng Ngãi, phải kể đến lĩnh vực ẩm thực. Ẩm thực xứ Quảng là sự hài hòa của âm dương, gắn liền với nó là giá trị đối với sức khỏe.

Từ ngàn xưa, triết lý âm dương luôn gắn bó mật thiết và sâu sắc trong đời sống văn hóa của dân tộc Việt Nam nói chung và người Quảng Ngãi nói riêng. Nội dung cơ bản của triết lý âm dương là mọi sự vật, hiện tượng đều có sự kết hợp, chuyển hóa lẫn nhau của hai mặt đối lập theo quy luật “Trong âm có dương, trong dương có âm” và “âm cực sinh dương, dương cực sinh âm”.

Dương là sự biểu lộ của trời, là những thuộc tính mạnh như: Nam, cha, vua chúa, bề trên, sang trọng, ban ngày, ánh sáng, năng lượng, sức mạnh mang tính dương, sức nóng, náo nhiệt... Âm là những thuộc tính mềm yếu như biểu lộ của đất, là: Nữ, mẹ, lạnh, tính trầm...

Cá trê (âm) sau khi nướng lên thường được ăn cùng với nước mắm gừng – loại gia vị có tính nhiệt (dương). Ảnh: Ý THU

“Thân em như trái bần trôi...”

Có lần vô siêu thị thấy có bán “bột bần”, bà xã tôi bèn mua về thử nấu món lẩu chua. Cả nhà ai cũng khen ngon vì lạ miệng mà mùi vị cũng hấp dẫn. Riêng tôi chợt bùi ngùi nhớ đến quê nhà với những mùa bần ổi ra trái lủng lẳng “đặc” trên những nhánh mướt xanh ven sông rạch miền Tây. Đang chạy vỏ lãi ra chợ về, ba tôi tấp vô một bờ kênh hái mớ trái bần tròn tròn, dẹp dẹp vừa chín tới còn xanh mướt vỏ toát mùi thơm chua thanh dễ chịu đến không cầm lòng được...

Ai ăn mắm sặc, bần chua?

Tự lâu đời, mắm là món ăn quen thuộc của cư dân miệt sông nước Cửu Long. Có nhiều loại mắm và cũng có nhiều cách chế biến món ăn. Nhưng có lẽ để được ăn nhanh nhất và dân dã nhất thì món ăn sống là tiện hơn cả. Trong các loại mắm sống, nhất là mắm cá nước ngọt, mắm sặc được coi là “món độc” với dân nhậu. Gọi là “món độc” bởi vì mắm sặc đơn giản chỉ cần lấy trong khạp hay hũ ra là có thể ăn ngay được. Hơn nữa, con mắm sặc không quá to như mắm rô, mắm lóc nên rất vừa miếng ăn.

Mùa dâu da chín rộ

Hiện nay, các xã: An Phước (H.Long Thành), Phú Hội, Long Tân (H.Nhơn Trạch) đang vào mùa dâu da chín rộ. Dọc nhiều tuyến đường trong xã, những vườn dâu da vàng rực, trĩu quả, bao phủ kín mít khắp thân và cành, trông rất đẹp mắt. Các khu nhà vườn nơi đây như khoác lên một chiếc áo mới rực rỡ, tươi vui.

Cứ tới mùa dâu da chín, bà Ba Thu (ngụ ấp 2, xã An Phước, H.Long Thành) hái dâu trong vườn ra đường Lê Duẩn bán cho khách vãng lai được giá cao hơn bán cho mối trên 5 ngàn đồng/kg