28 thg 5, 2021

Hiểu thêm về một câu ca dao

“Cái Răng, Ba Láng, Vàm Xáng, Phong Ðiền,
Anh thương em thì cho bạc cho tiền,
Ðừng cho lúa gạo xóm giềng cười chê”

Đây là câu ca dao vô cùng quen thuộc với người dân Cần Thơ nói riêng, người dân ÐBSCL nói chung. Thế nhưng xung quanh câu ca dao này lại tồn tại nhiều cách hiểu khác nhau. Bài viết này xin góp nhặt ý kiến của nhiều nhà nghiên cứu, nhằm giúp độc giả hiểu thêm về câu ca dao tuy không đề cập đến địa danh Cần Thơ, nhưng ca ngợi Cần Thơ trù phú, trữ tình.

Chợ Cái Răng “trên bến dưới thuyền”, sầm uất từ trăm năm trước. Ảnh: DUY KHÔI

4 món đặc sản Long An

Long An mộc mạc, giản dị chỉ có vài món dân dã nhưng đã để lại bao ấn tương khó phai về con người và vùng đất này. Đến Long An, nhất định phải thử 4 đặc sản gây thương nhớ bậc nhất miền Tây này khi ghé thăm miệt sông nước.

Long An nằm ở giáp ranh giữa hai vùng miền Tây và Đông Nam Bộ. Vị trí địa lý đặc biệt này mang lại cho nơi đây nguồn sản vật vô cùng phong phú. Hãy cùng phóng viên DANVIET.VN du ngoạn một lần nữa để xem Long An có những đặc sản nào gây thương nhớ bậc nhất miền Tây nhé:

Cá lóc nướng trui

Cá lóc nướng trui là một đặc sản ẩm thực của miền sông nước

Bí ẩn nhà cổ ở Há Súng

Khi nói về các kiệt tác kiến trúc nổi tiếng tại Cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang) du khách thường nghĩ tới Dinh thự vua Mèo hay dãy Phố cổ Đồng Văn và Phố Cáo. Nhưng căn nhà cổ của dòng họ Vừ ở thôn Há Súng, xã Lũng Táo là cái tên được dân đam mê du lịch, yêu khám phá nhắc tới nhiều nhất bởi còn ẩn chứa nhiều điều bí ẩn.

Thôn Há Sùng nằm khuất nẻo sau một dãy núi cách đường biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc không xa. Từ Dinh thự vua Mèo, đi theo đường lên Cột cờ Quốc gia Lũng Cú khoảng 4km thì rẻ phải, đi tiếp khoảng 1,5km trên con đường nhỏ trải bê tông vòng vèo, dốc đứng là đến được Há Súng.

Căn nhà cổ bề thế của dòng họ Vừ được dựng trên một gò đất hình mai rùa giữa bốn bề núi đá. Cửa hướng nhìn thẳng ra một võng núi hình mắt ngựa. Theo quan niệm truyền thống của người Mông, khu đất ấy rất đắc địa để dựng nhà.Trước nhà là một dãy bậc đá dài dẫn thẳng lên cửa chính. Đứng trước căn nhà cổ, ai cũng sẽ trầm trồ trước công trình kiến trúc đồ sộ, khác biệt với tất cả các căn nhà khác trong vùng. Bức tường mặt trước, phần dưới xây bằng những tảng đá lớn được gọt đẽo kỹ càng. Phần trên đá là tường trình đất dày. Chính giữa có cửa chính trang trí cầu kỳ, trên cao hai bên là hai cửa sổ nhỏ. Bức tường này là phần nhô cao nhất, như một lá chắn vững chắc bảo vệ cho toàn bộ căn nhà.

Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ ở Bắc Giang

Di sản Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ đã chính thức được UNESCO ghi danh tại Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ ở Bắc Giang đã và đang được bảo tồn phát huy.

Tam tòa Thánh Mẫu- ba vị Thánh tối linh trong tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ.

Thờ Mẫu là một tín ngưỡng có từ lâu đời trong đời sống tinh thần của người dân ở Bắc Giang. Qua tín ngưỡng thờ Mẫu, hình ảnh người phụ nữ, người mẹ được tôn kính đề cao, thấy được vai trò của người phụ nữ trong xã hội từ xưa tới nay. Ở Bắc Giang có nhiều nơi thờ Mẫu, chủ yếu trong các ngôi đền, chùa và điện...

Không gian tín ngưỡng thờ mẫu ở Bắc Giang

Tục thờ Mẫu là tín ngưỡng dân gian bản địa thuần Việt, có lịch sử lâu đời và được phát triển theo chiều dài lịch sử dân tộc. Có nhiều hình thức biểu hiện tín ngưỡng thờ Mẫu để thích ứng với lịch sử xã hội. Ban đầu là tục thờ các nữ thần đại diện cho thiên nhiên như: Mẹ đất, mẹ nước, mẹ lúa...

Đền Nguyệt Hồ (Yên Thế) - nơi thờ Nguyệt Nga công chúa, gắn với tín ngưỡng thờ Mẫu. Ảnh: NGUYỄN HƯỞNG

Thờ Mẫu ở Bắc Giang xuất hiện khá sớm và đa dạng hình thức tôn thờ như: Thờ Quốc Mẫu Âu Cơ ở Tân Sỏi (Yên Thế), thờ Mẹ Đá ở Tiên Sơn (Việt Yên), thờ Thánh Mẫu Thượng Ngàn ở đền Suối Mỡ, xã Nghĩa Phương (Lục Nam), thờ Mẫu Thoải phủ ở đền Đà Hy, xã Lãng Sơn (Yên Dũng), thờ chúa Nguyệt Hồ ở xã Hương Vĩ (Yên Thế), thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ ở nhiều làng quê, thờ mẫu Tam Giang ở Lục Ngạn và dọc bờ Bắc sông Cầu, thờ Mẫu Phùng Từ Nhan, Trương Đạm Nương, Ngọ Tiên Nương ở đôi bờ sông Thương.

Miếu Tây Đà Phố - di tích có bề dày lịch sử

Căn cứ vào các tài liệu và thư tịch cổ thần tích, bia ký, sắc phong, miếu Tây là nơi thờ hai vị tướng Trương Uy và Trương Diệu, có công đánh giặc Lương vào thế kỷ VI, thời tiền Lý.

Miếu Tây Đà Phố hôm nay

Địa danh Đà Phố (nay thuộc xã Hồng Phúc, huyện Ninh Giang) là nơi diễn ra nhiều sự kiện cách mạng quan trọng. Nơi đây còn là mảnh đất giàu truyền thống văn hóa với những di tích lịch sử như miếu Tây, miếu Đông, đình Đà Phố, chùa Khánh Linh… Tiêu biểu trong số đó là miếu Tây - một di tích lịch sử văn hóa gắn liền với nhiều sự kiện lịch sử cách mạng.

Gìn giữ lễ hội chùa Trông

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, lễ hội chùa Trông ở xã Hưng Long (Ninh Giang) đã hai mùa không thể tổ chức.

Lễ hội truyền thống chùa Trông thu hút hàng nghìn người dân và du khách thập phương về dự

Nức tiếng một vùng

Ông Bùi Trác Nghiên, Phó Chủ tịch UBND xã Hưng Long cho biết để chuẩn bị cho lễ hội truyền thống, đầu tháng 4, Ban Tổ chức lễ hội đã họp bàn phân công nhiệm vụ cho các ban, ngành, đoàn thể trong xã để tổ chức lễ hội tốt nhất.

Nơi lưu giữ văn hóa dân tộc Mường Thanh Hóa

Để giúp người xem có cái nhìn đầy đủ và sâu sắc hơn về một dân tộc có dân số khá đông trên địa bàn Thanh Hóa, nhiều năm qua Bảo tàng tỉnh đã xây dựng và đưa vào hoạt động phòng trưng bày chuyên đề văn hóa dân tộc Mường ở Thanh Hóa.

Du khách tham quan và được trải nghiệm tại Bảo tàng tỉnh

Dân tộc Mường ở Thanh Hóa có khoảng 37 vạn người và còn bảo lưu được những giá trị văn hóa tiêu biểu, đặc trưng, góp phần tạo nên bản sắc cộng đồng dân tộc Mường ở Việt Nam.

Đồng bào Mường sống ở chân núi, bên sườn đồi gần sông suối, làm ruộng nước trong các thung lũng và làm rẫy ở các chân sườn đồi, ngoài ra còn chăn nuôi, săn bắt, đánh cá, hái lượm, làm một số nghề thủ công như dệt, đan lát, mộc…

24 thg 5, 2021

Về Tầm Vu nhớ thưởng thức đặc sản trứ danh

Khi nhắc đến huyện Châu Thành, tỉnh Long An mọi người không chỉ nghĩ đến thanh long mà còn nhắc nhiều về món lạp xưởng heo và nem nướng heo nổi danh xứ Tầm Vu.

Làm lạp xưởng là nghề gia truyền của gia đình bà Huệ

Cách TP.Tân An hơn 10km, Cơ sở lạp xưởng Kim Huệ, tọa lạc tại khu phố 1, thị trấn Tầm Vu, huyện Châu Thành, do bà Lê Thị Huệ (SN 1954) làm chủ, được nhiều khách hàng biết đến. Trước đây, mẹ của bà Huệ kinh doanh lạp xưởng và nem chua, sau này truyền nghề làm lạp xưởng cho bà, còn công thức nem nướng do bà Huệ tự tìm tòi, nghiên cứu rồi làm.

Quảng Trị: Từ DMZ đến Hành lang kinh tế Đông - Tây

Từng là một trong những khu vực có vùng giới tuyến quân sự khốc liệt nhất trên thế giới, được ví là “túi bom”, là “vùng đất lửa”, là “tọa độ chết”... do sức tàn phá khủng khiếp của bom đạn Mỹ, Quảng Trị hôm nay đang bền bỉ và mạnh mẽ vươn lên trở thành một điểm sáng ở khu vực Trung Trung Bộ và đặc biệt là trên tuyến Hành lang kinh tế Đông – Tây (EWEC) về tiềm năng phát triển du lịch, năng lượng tái tạo, kết nối thương mại quốc tế và hướng tới trở thành trung tâm dịch vụ logistic, trung chuyển hàng hóa của các nước trong khu vực.

Dấu ấn tour DMZ và tiềm năng du lịch biển

Trước 1975, trong suốt thời kỳ chiến tranh chống Mỹ cứu nước, vĩ tuyến 17 ở Quảng Trị được cả thế giới biết đến là khu khu phi quân sự hay còn gọi là giới tuyến quân sự tạm thời (DMZ - Demilitarised Zone) chia cắt hai miền Nam – Bắc đáng sợ nhất trên thế giới.