Di chuyển trên các tuyến đường trung tâm của TP Huế như Lê Lợi, 23 tháng 8, hay Đoàn Thị Điểm, Lê Duẩn…, chúng ta có thể bắt gặp những hàng cây xanh hai bên đường tỏa rợp bóng mát. Đây vừa là một trong những điều làm nên thương hiệu “Thành phố Xanh” cho mảnh đất Cố đô nhưng cũng vừa tạo ấn tượng với những ai có dịp đến đây.
28 thg 8, 2019
Huế và những con đường rợp bóng cây xanh
Nhắc đến Huế, người ta sẽ nghĩ ngay đến những di tích lịch sử, những chùa chiền, lăng tẩm cổ kính với kiến trúc lâu đời, hay cũng có thể là những món ăn ngon… Nhưng nếu để ý, ta sẽ phát hiện ra Huế còn đẹp hơn bởi những con đường rợp bóng cây cổ thụ xanh mát.
Cầu Vàng và những khoảnh khắc đẹp xuất thần
Hơn 1 năm xuất hiện, cho đến thời điểm hiện tại, Cầu Vàng tại khu du lịch Sun World Ba Na Hills (Đà Nẵng) vẫn luôn là điểm phải check in của tất cả du khách trong và ngoài nước. Cùng ngắm nhìn những khoảnh khắc đẹp không tưởng của cây đầu từng được tạp chí TIME của Mỹ đưa vào danh sách “Top 100 điểm đến tuyệt vời nhất thế giới năm 2018”.
Bức ảnh này được phóng viên của Reuters chụp lại sau một cơn mưa nhỏ bất ngờ đổ bộ lên cầu Vàng. Ở thời điểm đó, Cầu Vàng đang rất “hot”, bởi vậy lượng du khách đến tham quan cây cầu lúc nào cũng quá tải. Việc chụp ảnh Cầu Vàng khi đó còn là thách thức ngay cả những tay máy cừ khôi nhất.
27 thg 8, 2019
Ngọt ngào mạch nha đất Quảng
Chỉ cần nghe: mạch nha, đường phèn, đường phổi..., người sành ẩm thực miền Trung nhận ra ngay đây là “bộ ba” đặc sản của vùng đất mía đường Quảng Ngãi.
Có lẽ do đặc điểm này mà phần lớn các bài hát về Quảng Ngãi đều có hình ảnh bạt ngàn đồng mía và “vị ngọt” lắng trong mỗi ca từ. Có câu hát “độ chế” rất vui như vầy: “Ôi quê ta mênh mông đồng mía. Mía ngọt ngào xin một khúc không cho!”.
Nấu mạch nha. Ngọc Đường
Có lẽ do đặc điểm này mà phần lớn các bài hát về Quảng Ngãi đều có hình ảnh bạt ngàn đồng mía và “vị ngọt” lắng trong mỗi ca từ. Có câu hát “độ chế” rất vui như vầy: “Ôi quê ta mênh mông đồng mía. Mía ngọt ngào xin một khúc không cho!”.
Bánh chuối - ăn hoài rồi trừ cơm bữa
Chuối là loại trái cây có quanh năm, được chế biến thành nhiều món ngon như chuối ép, chuối chiên, chuối hầm… Trong đó phải kể đến món bánh chuối hấp với nước cốt dừa, một món ăn vặt, tráng miệng rất được ưa thích.
Cách chế biến bánh chuối cũng rất nhanh, tiện. Nguyên liệu đầy đủ gồm: chuối chín, bột sắn, nước cốt dừa và dừa nạo. Những nguyên liệu này dễ tìm, chỉ cần ra chợ là có ngay!
Chuối dùng để làm bánh phải chọn loại chuối mốc chín mềm, nếu chuối vừa chín tới sẽ chát và khi ăn miếng bánh chuối sẽ bị cứng hơn. Trước khi chế biến, lột vỏ, để ra thau nhỏ, cho các nguyên liệu gồm: bột sắn mì, nước cốt dừa, dừa nạo, chút đường trắng, ít nước vào cùng một lúc và dùng tay nhào bóp sao cho thật nhuyễn thì miếng bánh chuối khi chín ăn mới thơm ngon.
Chuối dùng để làm bánh phải chọn loại chuối mốc chín mềm, nếu chuối vừa chín tới sẽ chát và khi ăn miếng bánh chuối sẽ bị cứng hơn. Trước khi chế biến, lột vỏ, để ra thau nhỏ, cho các nguyên liệu gồm: bột sắn mì, nước cốt dừa, dừa nạo, chút đường trắng, ít nước vào cùng một lúc và dùng tay nhào bóp sao cho thật nhuyễn thì miếng bánh chuối khi chín ăn mới thơm ngon.
Khi bò tơ 'kết' lá lốt: Thăng hoa hương vị xứ Quảng
Với nhiều người xứ Quảng, cái hương thơm dìu dịu của lá lốt và vị ngọt ngào lẫn âm thanh sừn sựt giòn tan khi vừa cắn đến ngập răng lát thịt bò tơ đủ làm cho bữa cơm chiều thêm thi vị.
Thường cứ mỗi buổi xế chiều, sau khi công việc đồng áng, vườn tược đã xong, các anh, các bác nông dân xứ Quảng quây quần bên mâm cơm, nhâm nhi vài ly rượu gạo. Trong những cuộc trà dư tửu hậu ấy thường xuất hiện các món tự chế từ ốc, nghêu, sò, cá đồng... thi thoảng đổi vị bằng món thịt bò tơ xào lá lốt.
Nguyên liệu cho món bò tơ xào lá lốt. Văn Hoàng
Thường cứ mỗi buổi xế chiều, sau khi công việc đồng áng, vườn tược đã xong, các anh, các bác nông dân xứ Quảng quây quần bên mâm cơm, nhâm nhi vài ly rượu gạo. Trong những cuộc trà dư tửu hậu ấy thường xuất hiện các món tự chế từ ốc, nghêu, sò, cá đồng... thi thoảng đổi vị bằng món thịt bò tơ xào lá lốt.
26 thg 8, 2019
Mì Quảng Bà Láng gần nửa thế kỷ vừa tráng vừa ăn
Có lẽ ít ai biết ngay tại Tam Kỳ (Quảng Nam) có một quán mì Quảng gần 50 năm nay chỉ bán món mì Quảng tôm thịt và một điều khá thú vị là sợi mì được tráng, xắt tại chỗ.
Quán mì Quảng Bà Láng có tên khác là quán Cây Mít. Nơi đây có bàn nhỏ đủ phục vụ chừng 20 người ăn và là địa chỉ quen thuộc của những người sành ăn khi đặt chân đến thành phố Tam Kỳ.
Sợi mì được tráng và xắt ngay tại chỗ. BÌNH NGUYÊN
Quán mì Quảng Bà Láng có tên khác là quán Cây Mít. Nơi đây có bàn nhỏ đủ phục vụ chừng 20 người ăn và là địa chỉ quen thuộc của những người sành ăn khi đặt chân đến thành phố Tam Kỳ.
Càng cua, món quê mà nhớ mà thương
Hồi nhỏ, chị tôi từng đố “Càng cua không phải càng cua mà càng cua là thứ gì?”. Tất nhiên là tôi ngẩn tò te. Khi nghe giải đố “rau càng cua”, tôi đập đùi cái chách, nói xíu nữa em giải ra rồi.
Rau càng cua trộn với tôm. Trần Cao Duyên
Càng cua là loài rau hoang dại nên dễ tính nhất… quả đất! Từ xó rào đến bờ giậu, từ góc hè đến chân móng nhà, chỗ nào hơi ẩm là chỗ đó mọc lên rau càng cua. Nhất là trong những chậu cảnh, rau càng cua yên tâm mà xanh cành tốt lá, tốt đến mức tràn cả ra ngoài chậu, gần chạm đất mới giật mình vươn ngọn lên.
Hương vị đậu phộng Đức Hòa
Nhắc đến huyện Đức Hòa, tỉnh Long An nhiều người vẫn thường nhớ đến đậu phộng. Giống đậu phộng truyền thống nơi đây hạt nhỏ, có vị béo, thơm nên đã “gây thương nhớ” cho không ít du khách.
Về Đức Hòa hôm nay, dẫu không còn thấy những vùng đất bạt ngàn trồng đậu nhưng vẫn không thiếu những món ăn được chế biến từ đậu phộng. Từ hạt đậu phộng, người dân làm ra nhiều món ăn như đậu phộng luộc, đậu rang cát, đậu chấy tỏi ớt, đậu rang nước mắm, đậu sấy, đậu áo bột, kẹo đậu phộng,… Những món ăn này hiện được rất nhiều người ưa chuộng, đặc biệt là du khách và trở thành món quà biếu của người dân địa phương dành tặng khách quý phương xa.
Các sản phẩm từ đậu phộng Đức Hòa được bày bán ở nhiều nơi
Về Đức Hòa hôm nay, dẫu không còn thấy những vùng đất bạt ngàn trồng đậu nhưng vẫn không thiếu những món ăn được chế biến từ đậu phộng. Từ hạt đậu phộng, người dân làm ra nhiều món ăn như đậu phộng luộc, đậu rang cát, đậu chấy tỏi ớt, đậu rang nước mắm, đậu sấy, đậu áo bột, kẹo đậu phộng,… Những món ăn này hiện được rất nhiều người ưa chuộng, đặc biệt là du khách và trở thành món quà biếu của người dân địa phương dành tặng khách quý phương xa.
Con trâu trong đời sống của người Hrê ở Pờ Ê
Từ bao đời nay, trong mọi cuộc tế lễ cúng Yàng (trời) của người Hrê ở làng Vi Ô Lăk (xã Pờ Ê, huyện Kon Plông), vật hiến sinh lớn nhất, quý nhất là con trâu. Bởi đối với người dân ở đây, con trâu là vật nuôi không chỉ có giá trị kinh tế cao mà còn mang giá trị tinh thần…
Người Hrê có mặt trên vùng đất Kon Tum từ rất lâu đời. Nhiều người lớn tuổi trong làng Vi Ô Lăk cho biết, họ được nghe các thế hệ cha ông kể lại, trước đây một nhóm người Hrê ở tỉnh Quãng Ngãi đã di cư lên Kon Tum tìm vùng đất mới để sinh cơ lập nghiệp. Trong những năm kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước, một số cán bộ cách mạng là người Hrê ở Quảng Ngãi lên vùng Kon Tum hoạt động đến ngày giải phóng cũng ở lại sinh sống và làm việc. Ngoài ra, nhiều thanh niên nam, nữ tới Kon Plông làm ăn, lập gia đình rồi định cư ở đây… Tất cả tạo nên cộng đồng người Hrê như bây giờ.
Người Hrê có mặt trên vùng đất Kon Tum từ rất lâu đời. Nhiều người lớn tuổi trong làng Vi Ô Lăk cho biết, họ được nghe các thế hệ cha ông kể lại, trước đây một nhóm người Hrê ở tỉnh Quãng Ngãi đã di cư lên Kon Tum tìm vùng đất mới để sinh cơ lập nghiệp. Trong những năm kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước, một số cán bộ cách mạng là người Hrê ở Quảng Ngãi lên vùng Kon Tum hoạt động đến ngày giải phóng cũng ở lại sinh sống và làm việc. Ngoài ra, nhiều thanh niên nam, nữ tới Kon Plông làm ăn, lập gia đình rồi định cư ở đây… Tất cả tạo nên cộng đồng người Hrê như bây giờ.
25 thg 8, 2019
Tục đi Sim của người Tà Ôi
Tập tục “Pộôc xu” hay còn gọi là “đi Sim” là tập tục có từ lâu đời, một nét văn hóa truyền thống, là khát vọng tự do yêu đương của nam nữ thanh niên dân tộc Tà Ôi sinh sống tập trung ở huyện Hương Hóa, tỉnh Quảng Trị, huyện A Lưới và Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Các chàng trai cô gái đến tuổi trăng tròn, ngày lên nương làm rẫy, tối đến nô nức rủ nhau đi Sim. Đi Sim để tìm bạn tình, để nói lời tỏ tình và để lựa chọn cho mình một người ưng ý, gắn bỏ cả đời. Trước kia, người Tà Ôi quy định nơi đi Sim phải cách làng khoảng chừng một dặm đường, ở đó phong cảnh hữu tình, thường là nơi có con suối trong róc rách chảy qua. Cha mẹ của các cô gái dựng lên những cái chòi nhỏ, gọi là Chòi A Tiêng. Chòi A Tiêng nhỏ chỉ đủ cho hai người, là nơi vừa để tránh thú dữ vừa để đôi trẻ Tà Ôi nói lời tỏ tình.
Khi đi Sim, các cô gái thường đi trước, mang theo chiếc giỏ đựng đầy cơm nếp, thịt gà, cá nướng, bánh nếp và đợi người mình hẹn hò. Các chàng trai đến muộn hơn, đến nơi chàng trai cất tiếng hát gọi và nếu được cô gái đáp lại, các chàng trai mới tiến đến gần. Lúc gặp mặt, chàng trai ngồi một bên, cô gái ngồi đối diện.
Các chàng trai cô gái đến tuổi trăng tròn, ngày lên nương làm rẫy, tối đến nô nức rủ nhau đi Sim. Đi Sim để tìm bạn tình, để nói lời tỏ tình và để lựa chọn cho mình một người ưng ý, gắn bỏ cả đời. Trước kia, người Tà Ôi quy định nơi đi Sim phải cách làng khoảng chừng một dặm đường, ở đó phong cảnh hữu tình, thường là nơi có con suối trong róc rách chảy qua. Cha mẹ của các cô gái dựng lên những cái chòi nhỏ, gọi là Chòi A Tiêng. Chòi A Tiêng nhỏ chỉ đủ cho hai người, là nơi vừa để tránh thú dữ vừa để đôi trẻ Tà Ôi nói lời tỏ tình.
Khi đi Sim, các cô gái thường đi trước, mang theo chiếc giỏ đựng đầy cơm nếp, thịt gà, cá nướng, bánh nếp và đợi người mình hẹn hò. Các chàng trai đến muộn hơn, đến nơi chàng trai cất tiếng hát gọi và nếu được cô gái đáp lại, các chàng trai mới tiến đến gần. Lúc gặp mặt, chàng trai ngồi một bên, cô gái ngồi đối diện.
Điệu múa của dân tộc thiểu số Tà Ôi.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)