Có thể gọi đây là một trong những nghề truyền thống của vùng vì trước đây người dân trong vùng đã có thói quen nuôi khoảng 5 - 10 tổ ong trong nhà để lấy mật. Khoảng 5 - 6 năm trở lại đây, nghề nuôi ong lấy mật phát triển nhộn nhịp nhờ đường xá nối giữa miền xuôi với miền ngược thuận tiện hơn.
23 thg 4, 2019
Nghề nuôi ong trên cao nguyên đá
Nuôi ong lấy mật từ phấn hoa bạc hà là một nghề có từ lâu đời của đồng bào các dân tộc thiểu số tại 4 huyện vùng cao nguyên đá của Hà Giang (gồm huyện Mèo Vạc, Đồng Văn, Yên Minh và Quản Bạ).
Có thể gọi đây là một trong những nghề truyền thống của vùng vì trước đây người dân trong vùng đã có thói quen nuôi khoảng 5 - 10 tổ ong trong nhà để lấy mật. Khoảng 5 - 6 năm trở lại đây, nghề nuôi ong lấy mật phát triển nhộn nhịp nhờ đường xá nối giữa miền xuôi với miền ngược thuận tiện hơn.
Có thể gọi đây là một trong những nghề truyền thống của vùng vì trước đây người dân trong vùng đã có thói quen nuôi khoảng 5 - 10 tổ ong trong nhà để lấy mật. Khoảng 5 - 6 năm trở lại đây, nghề nuôi ong lấy mật phát triển nhộn nhịp nhờ đường xá nối giữa miền xuôi với miền ngược thuận tiện hơn.
Làng làm két bạc Đại Tự
Làng Đại Tự (xã Kim Chung, huyện Hoài Đức, Hà Nội) có khoảng 450 hộ dân, trong đó 50 hộ làm chủ các xưởng sản xuất, chủ yếu làm két bạc với 40 Giám đốc xuất thân từ nông dân nên nhiều người gọi Đại Tự là làng Giám đốc vùng quê.
Như có sự sắp xếp từ đường lộ biên huyện tới đường trục vào đầu làng có hàng chục nhà xưởng san sát liền kề nhau chuyên sản xuất két bạc mà tên doanh nghiệp đều mở đầu bằng chữ Việt: Việt Á, Việt Quang, Việt Hàn, Việt Đức.
Như có sự sắp xếp từ đường lộ biên huyện tới đường trục vào đầu làng có hàng chục nhà xưởng san sát liền kề nhau chuyên sản xuất két bạc mà tên doanh nghiệp đều mở đầu bằng chữ Việt: Việt Á, Việt Quang, Việt Hàn, Việt Đức.
Làm được một chiếc két bạc phải trải qua rất nhiều công đoạn.
Tới thăm đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải
Di tích đặc biệt đôi bờ Hiền Lương - sông Bến Hải là một trong những điểm du lịch Quảng Trị thu hút đông đảo du khách dừng chân ghé thăm, mỗi khi có dịp đến vùng đất này.
Di tích Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải thuộc địa bàn huyện Vĩnh Linh và huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị. Đây là cụm di tích nổi tiếng của Quảng Trị, nằm ở điểm giao nhau giữa đường Quốc lộ 1A và sông Bến Hải kéo dài gần 15 km. Phía Bắc của cụm di tích nằm ở thôn Hiền Lương, xã Vĩnh Thành, huyện Vĩnh Linh; còn phía Nam nằm ở thôn Xuân Hòa, xã Trung Hải, huyện Do Linh; cách thị trấn Hồ Xá 7 km về phía Nam và cách Thành phố Đông Hà 22 km về phía Bắc.
Di tích Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải thuộc địa bàn huyện Vĩnh Linh và huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị. Đây là cụm di tích nổi tiếng của Quảng Trị, nằm ở điểm giao nhau giữa đường Quốc lộ 1A và sông Bến Hải kéo dài gần 15 km. Phía Bắc của cụm di tích nằm ở thôn Hiền Lương, xã Vĩnh Thành, huyện Vĩnh Linh; còn phía Nam nằm ở thôn Xuân Hòa, xã Trung Hải, huyện Do Linh; cách thị trấn Hồ Xá 7 km về phía Nam và cách Thành phố Đông Hà 22 km về phía Bắc.
Sông Bến Hải bắt nguồn từ núi Động Chân thuộc dãy Trường Sơn, chảy trên địa hình dài gần 100 km, dọc theo vĩ tuyến 17 từ Tây sang Đông rồi đổ ra cửa biển Cửa Tùng.
Con đường Phật giáo
Quần thể di tích danh lam thắng cảnh chùa Hương (huyện Mỹ Đức, Hà Nội), chùa Tam Chúc (huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam) và chùa Bái Đính (Ninh Bình) tọa lạc trên dãy núi đá vôi chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, có cảnh quan hùng vĩ và nhiều chứng tích ghi dấu ấn sự phát triển của Phật giáo Việt Nam đã gắn kết hình thành trục du lịch tâm linh thu hút khách thập phương gần xa đến vãn cảnh, bái Phật.
Hành hương về miền đất Phật
Chúng tôi hành hương về đất Phật chùa Hương cầu mong sự an lành, may mắn. Qua đền Trình, thuyền đưa chúng tôi đến bến Trò để lên vãn cảnh chùa Thiên Trù. Đây là ngôi chùa chính trong quần thể di tích chùa Hương, tọa lạc trên khu đất thuộc thung Mang, được khởi dựng từ thời vua Lê Thánh Tông (1460-1497).
Theo Phật thoại, chùa Hương là nơi lưu dấu Đức Quán Thế Âm Bồ Tát tu hành đắc đạo. Từ lâu, Chùa Hương được biết đến là địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng ở miền Bắc với cả quần thể rộng lớn gồm nhiều chùa, đền đình khác nhau.
Hành hương về miền đất Phật
Chúng tôi hành hương về đất Phật chùa Hương cầu mong sự an lành, may mắn. Qua đền Trình, thuyền đưa chúng tôi đến bến Trò để lên vãn cảnh chùa Thiên Trù. Đây là ngôi chùa chính trong quần thể di tích chùa Hương, tọa lạc trên khu đất thuộc thung Mang, được khởi dựng từ thời vua Lê Thánh Tông (1460-1497).
Theo Phật thoại, chùa Hương là nơi lưu dấu Đức Quán Thế Âm Bồ Tát tu hành đắc đạo. Từ lâu, Chùa Hương được biết đến là địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng ở miền Bắc với cả quần thể rộng lớn gồm nhiều chùa, đền đình khác nhau.
Du khách ngồi đò xuôi theo dòng suối Yến vào sáng sớm vãn cảnh đi lễ chùa Hương. Ảnh: Tất Sơn
Hai ngày leo núi Tả Liên ngắm hoa đỗ quyên
Tả Liên là ngọn núi cao thứ 6 Việt Nam nằm giữa Lai Châu và Lào Cai, có hoa đỗ quyên nở tháng 4, cây phong chuyển màu tháng 10.
Đỉnh núi Tả Liên cao 2.996 m. Hiện nay, cung đường trekking được nhiều người lựa chọn xuất phát từ xã Tả Lèng, Tam Đường, Lai Châu. Du khách có thể bắt xe lên Sa Pa thuê xe máy, rồi di chuyển vào chân núi, hoặc đi tuyến Hà Nội – Lai Châu, dừng ở xã Tả Lèng, thuê xe ôm chở vào điểm trekking. Hành trình chinh phục đỉnh Tả Liên thường mất hai ngày một đêm.
5 không gian cà phê ở Đà Lạt phải check-in dịp lễ 30/4
Từng góc nhỏ tại Still Cafe hay tiệm Cô Bông đều được chăm chút tỉ mỉ và bày trí bắt mắt.
Tiệm cà phê Cô Bông
Địa chỉ này bắt đầu hoạt động từ đầu năm 2017, níu chân du khách bởi không gian cà phê trong một căn nhà đá xây từ những năm 1990. Những tấm biển hiệu vẽ tay đậm chất retro, gian bếp nhỏ với nhiều vật dụng xưa hay tấm lịch treo tường, tivi đời cũ... sẽ đưa bạn quay trở lại quá khứ.
Qua một thời gian hoạt động và một lần sửa chữa, quán vẫn là địa chỉ check-in được đông du khách lui tới khi có dịp đến Đà Lạt. Ảnh: Trân Võ.
Quán cà phê cho khách ngồi dưới hồ cá ở Cần Thơ
Bàn được đặt dưới hồ nước để khách vừa uống nước vừa ngắm hoặc cho đàn cá koi, cá trê màu hồng ăn.
Quán cà phê ngắm cá nằm trong khu dân cư 586, phường Phú Thứ, quận Cái Răng, TP Cần Thơ. Quán có diện tích gần 400 m2, phần lớn là không gian mặt nước.
22 thg 4, 2019
Lễ rước nước Hội làng Thổ Khối
Hội làng Thổ Khố ở xã Cự Khối, huyện Gia Lâm, Hà Nội được được tổ chức vào đầu tháng 2 âm lịch hằng năm. Hội làng Thổ Khối diễn ra với nhiều hoạt động mang nét văn hóa đặc trưng truyền thống đồng bằng Bắc bộ nhưng để lại nhiều ấn tượng nhất là nghi thức rước nước từ sông Hồng.
Là lễ thức mở đầu hội, lễ rước nước cũng là phần quan trọng nhất. Đoàn rước nước đi lấy nước sạch trong, tinh khiết ở sông Hồng về để tắm tượng Thành Hoàng. Đây vừa thể hiện lòng thành kính, biết ơn với những vị thần được dân làng thờ phụng đồng thời cũng là mong ước của những cư dân ven sông cầu một năm thời tiết thuận hòa, mùa màng bội thu.
Người làng Thổ Khối làm lễ rước nước ngay trong sáng ngày khai hội. Đi đầu đoàn rước là đội cờ, trống, chiêng, bát bửu, phường bát âm, kiệu Thành Hoàng làng, kiệu chóe đựng nước, đội tế và cuối cùng là dân làng. Đoàn rước khởi thành từ đình Thổ Khối theo đường đê hướng ra sông Hồng.
Là lễ thức mở đầu hội, lễ rước nước cũng là phần quan trọng nhất. Đoàn rước nước đi lấy nước sạch trong, tinh khiết ở sông Hồng về để tắm tượng Thành Hoàng. Đây vừa thể hiện lòng thành kính, biết ơn với những vị thần được dân làng thờ phụng đồng thời cũng là mong ước của những cư dân ven sông cầu một năm thời tiết thuận hòa, mùa màng bội thu.
Người làng Thổ Khối làm lễ rước nước ngay trong sáng ngày khai hội. Đi đầu đoàn rước là đội cờ, trống, chiêng, bát bửu, phường bát âm, kiệu Thành Hoàng làng, kiệu chóe đựng nước, đội tế và cuối cùng là dân làng. Đoàn rước khởi thành từ đình Thổ Khối theo đường đê hướng ra sông Hồng.
Đoàn rước nước Hội làng Thổ Khối bắt đầu từ đình làng hướng ra sông Hồng.
Du lịch trang trại phát triển ở xứ sở ngàn hoa
Mô hình trình diễn trồng rau thủy canh và dịch vụ du lịch tham quan vườn rau sạch tại địa chỉ số 40 Vạn Thành, phường 5 (Tp. Đà Lạt – Lâm Đồng) của Công ty TNHH Đà Lạt Rau thủy canh đã và đang thu hút đông đảo du khách tới tham quan, khám phá.
Đến đây, du khách sẽ thấy một vùng nhà lồng rộng mênh mông trải dài hết thung lũng. Bên cạnh dải đất trồng các loại hoa truyền thống của làng hoa Vạn Thành như đồng tiền, hồng… xen lẫn các loài hoa leo là lối nhỏ vừa đủ một người đi dành cho khách tham quan. Những nhà lồng rau thủy canh xanh ngát nổi bật trên nền trắng của hệ thống ống dẫn dài hun hút, tiếng nhạc dặt dìu đưa bước chân du khách.
Từng là cán bộ ngân hàng, anh Nguyễn Văn Dương – Giám đốc công ty sau khi ra nước ngoài tìm hiểu đã quyết định đổi nghề sang làm nông nghiệp. Với lựa chọn đầu tư vào hệ thống trồng rau thủy canh để tạo ra sản phẩm nông nghiệp sạch và an toàn, anh Nguyễn Văn Dương còn biết kết hợp với làm du lịch tại xứ sở ngàn hoa luôn thu hút đông dảo khách du lịch này.
Đến đây, du khách sẽ thấy một vùng nhà lồng rộng mênh mông trải dài hết thung lũng. Bên cạnh dải đất trồng các loại hoa truyền thống của làng hoa Vạn Thành như đồng tiền, hồng… xen lẫn các loài hoa leo là lối nhỏ vừa đủ một người đi dành cho khách tham quan. Những nhà lồng rau thủy canh xanh ngát nổi bật trên nền trắng của hệ thống ống dẫn dài hun hút, tiếng nhạc dặt dìu đưa bước chân du khách.
Từng là cán bộ ngân hàng, anh Nguyễn Văn Dương – Giám đốc công ty sau khi ra nước ngoài tìm hiểu đã quyết định đổi nghề sang làm nông nghiệp. Với lựa chọn đầu tư vào hệ thống trồng rau thủy canh để tạo ra sản phẩm nông nghiệp sạch và an toàn, anh Nguyễn Văn Dương còn biết kết hợp với làm du lịch tại xứ sở ngàn hoa luôn thu hút đông dảo khách du lịch này.
Hồ nước gắn liền với những câu chuyện tình buồn ở Đà Lạt
Cạnh hồ Than Thở là nấm mồ của đôi trai gái yêu nhưng không đến được với nhau, viết nên một chuyện tình buồn đi vào thơ nhạc.
Hồ Than Thở nằm giữa khu rừng thông hoang sơ, cách trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 6 km, theo trục đường Quang Trung - Hồ Xuân Hương.
Trước kia, vùng này có một cái ao gọi là Tơ Nô Pang Đòng. Vào năm 1917, người Pháp đắp đập, xây dựng hồ chứa nước rộng 8,5 ha, cung cấp nước sinh hoạt cho thành phố Đà Lạt, tạo thành hồ như hiện nay.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)