9 thg 4, 2018

Cù lao Phố có chùa Bà Trầu

Ở Cù lao Phố (Biên Hòa) có một ngôi chùa mà người dân nơi đây gọi là chùa Bà Trầu. Đây là một ngôi chùa khá lớn, tọa lạc trên một khu đất rộng 5.000 met vuông nhiều cây cao, bóng mát. Chùa nằm nơi vắng vẻ, ít dân cư, lại sát bờ sông nên phong cảnh gần gũi với thiên nhiên, mang nét thôn dã hiền hòa.


Sài Gòn có thêm mùa hoa kèn hồng

Những ngày gần đây, dọc nhiều con đường của Sài Gòn người đi đường dễ dàng bắt gặp những sắc hồng rực rỡ của hoa kèn hồng, tưởng như lạc giữa Đà Lạt mộng mơ. 

Dọc tuyến đường Điện Biên Phủ, Q. Bình Thạnh tràn ngập sắc hoa kèn hồng - Ảnh: THUẬN KHÁNH

Hoa kèn hồng có xuất xứ từ châu Mỹ. TP.HCM trồng thử nghiệm tại một số con đường trung tâm như Điện Biên Phủ (quận Bình Thạnh), Võ Thị Sáu (quận 3)… từ năm 2009. 

Những đóa hoa khiến mọi người ngẩn ngơ này nở từ tháng 4 đến tháng 6 hàng năm nhưng chỉ rộ được 3-4 ngày rồi tàn mất.

Tu viện với phong cách Nhật Bản tại Sài Gòn

Tu viện Khánh An (quận 12, TPHCM) mang kiến trúc của những ngôi chùa Nhật Bản. Hiện tại tu viện thu hút nhiều du khách và giới trẻ đến tham quan, chiêm ngưỡng cũng như tham gia những khoá tu, thiền. 

Chánh điện mang tên Phật đường tỉnh thức với kết cấu chính từ gỗ, là nơi tụng kinh, toạ thiền của chư tăng, phật tử.

Màu sắc của tu viện có 3 gam màu chủ đạo là nâu gỗ, màu trắng của vôi và màu vàng của những hoa văn trang trí. Tu viện có nhiều nét kiến trúc như những ngôi chùa Nhật Bản.

Quanh khuôn viên là những chiếc đèn làm bằng gỗ, dán giấy hình lục giác thường thấy trong các lễ hội hoặc ở lối đi cổng đền chùa của Nhật Bản.

Thuở ban đầu, tu viện chỉ là một ngôi chùa nhỏ do Tổ sư Trí Hiền xây dựng năm 1905. Sau đó, một gia đình giàu có trong vùng hiến tặng chùa 6 ha đất cho nhà chùa - Ảnh: MINH HẢI

Vấn vương bánh nậm xứ Huế

Một trong những nơi được nhiều du khách biết đến là các lò làm bánh nậm tại TT.Phú Lộc (H.Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên-Huế).

Múc từng phần bột cho vào giữa lá, dùng tay dàn mỏng bột đặt nhưn vào giữa 

Ai đã từng một lần đến Huế và được thưởng thức các món đặc sản từ ẩm thực cung đình đến các món trong dân gian chắc hẳn sẽ không thể nào quên món bánh nậm giản dị cùng nụ cười hiền hậu của các o, các mạ trước những người khách đến từ phương xa.

Hít hà cá bò nấu canh chua

Những ngày đầu giêng hai, chợ vùng miệt biển xứ Quảng rộn rã người mua kẻ bán.

Nguyên liệu nấu canh chua cá bò. Ảnh: Thanh Ly 

Không kì kèo “bớt một thêm hai”, những con cá ngừ, cá hố, cá cơm... và cả cá bò còn tươi nguyên được các bà, các chị nhanh chóng chọn lựa.

Thoạt nhìn bề ngoài, cá bò không được “đẹp mã” lắm, thân cá cứng, vây lại rất nhọn nhưng bù lại thịt cá trắng, mùi vị thơm, ngọt, dai, nhiều dưỡng chất và có thể chế biến thành nhiều món ngon, hấp dẫn như kho, nướng. Đặc biệt, sau những ngày ê hề thịt chả cùng bia rượu, có được tô canh chua cá bò thì còn gì bằng.

Hẹ nước - rau ngon Vùng Đồng Tháp Mười

Hẹ nước – Nếu không phải là dân miền Tây chính hiệu và quen thuộc cuộc sống hoang dã, nắng bụi mưa sình thì ít ai biết một thứ rau đồng ăn vô mê mệt là hẹ nước.

Hẹ nước là món rau đồng hoang dã mà quen thuộc

Cứ sau vài trận mưa đầu mùa, các thửa ruộng vùng đất ngập phèn Đồng Tháp Mười lại lênh láng nước. Đó là lúc những cây hẹ nước bắt đầu đâm tược. Chẳng mấy chốc, cọng hẹ đã mọc dài chừng năm, sáu tấc, mặt lá rộng cỡ bề ngang một ngón tay.

7 thg 4, 2018

Về Sa Huỳnh ăn cá thả mắm lù

Cá ngừ được đánh bắt quanh năm, nhưng rộ nhất với ngư dân Sa Huỳnh (Quảng Ngãi) từ sau Tết Nguyên đán. Mỗi chuyến ra khơi có thể thu về hàng tấn cá.

Món cá thả mắm lù. Ảnh: Trang Thy 

Loại hải sản này được cư dân nơi đây chế biến nhiều món ngon: gỏi, kho với thơm hay nước dừa, nướng cùng lá chanh… Và, nhiều người sành ăn luôn mời khách quý món cá thả mắm lù.

Điểm đến ở Bắc Giang

Đến Bắc Giang du khách sẽ cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên, các làng nghề truyền thống và được vãn cảnh ở những ngôi đình, chùa, đền cổ.

Đền Suối Mỡ


Đền Suối Mỡ nằm ở vùng chân núi sườn Tây Yên Tử, huyện Lục Nam (Bắc Giang).

Hàng năm vào ngày 30-3 và 1-4 âm lịch, Lễ hội đền Suối Mỡ lại diễn ra để tưởng nhớ vị nữ thần Mỵ Nương Quế Hoa được suy tôn là Thánh Mẫu Thượng Ngàn đã có công khai phá đất đai, khơi dòng suối mát, dạy dân cày cấy để có cuộc sống ấm no.

Một nét văn hoá độc đáo không thể thiếu trong lễ hội Suối Mỡ, gắn với nhân vật thờ chính ở ngôi đền là nghi lễ hầu Thánh trong ngày lễ hội.

Ảnh: Báo Bắc Giang 

Mùa rêu xanh mướt tại rạn Nam Ô

Bãi đá ở rạn Nam Ô (phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu) mùa này đang khoác lên mình tấm áo xanh mềm mại như nhung của thảm rêu non.

Ngoài bờ cát dài, nước biển xanh trong, bên cạnh những hàng dương rì rào trong gió, điểm thú vị nhất của rạn Nam Ô là đoạn biển đá chồng lên đá, có hòn cao cách mặt nước non sải tay, tạo thành rạn đá dài vươn ra biển.

Mùa này, những tảng đá được bao phủ bởi một lớp rêu xanh rờn. Khi thủy triều dần rút, bãi rêu xanh mềm mại phủ kín các tảng đá dần hiện ra tạo nên quang cảnh đẹp ngỡ ngàng.


Đến với rạn Nam Ô đúng mùa rêu, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những “hòn đá rêu” xanh mướt, nước biển trong vắt. 

Nấm tràm – đặc sản Phú Quốc

Nếu miền Tây được mọi người biết đến với đặc sản nấm mối thì Phú Quốc nổi tiếng với nấm tràm, ở hòn đảo Phú Quốc có nấm tràm, đây là loại nấm ngon không thua kém gì với nấm rơm, nấm kim chi hay nấm bào ngư.

Nấm tràm có từ đầu mùa mưa, kéo dài khoảng 1 tháng thì hết mùa