28 thg 9, 2017

Xem người Thái Nghệ An đan ép xôi

Trong quá trình lao động, người Thái đã tạo ra các vật dụng, dụng cụ thủ công bằng tre nứa mang dấu ấn bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc mình trong đó phải kể đến ép xôi.

Ông Vang Trần Nhị, trú tại bản Can, xã Tam Thái (Tương Dương) được người dân trong và bản biết đến là một người khéo tay, đan ép xôi đẹp. Ông cho biết:“ Vật liệu thường được dùng để đan ép xôi là loại cây cùng họ với cây luồng nhưng nó lại có ống dài hơn và chỉ to bằng cổ tay là hết cỡ, tiếng Thái gọi là mày quắn. Ngoài ra có thể đan bằng giang, tre và cũng có thể là nứa” Ảnh: Đình Tuân 

Nơi cả làng làm rượu cần

Phải mất thời gian ít nhất 3 tháng mới cho ra một chum rượu cần, từ khâu làm men rượu từ nhân trần, mía khỉ, lá mít…, tiếp đến là hông trấu nếp và ủ, vì vậy rượu cần Mậu Đức có vị thơm nồng rất riêng.

Bà Ngân Thị Thơm, người có gần 30 năm trong nghề làm rượu cần ở bản Chòm Muộng cho biết: Ở đây nhà nào cũng biết làm rượu cần, cũng nấu rượu cần để mỗi khi trong gia đình có việc, lễ thì có chum rượu mời khách. Nay được nhiều người biết và tìm đến mua, chị em đã thành lập tổ để làm rượu cần kiếm thêm thu nhập.

Theo bà Thơm, để làm được một chum rượu cần rất kỳ công, trước hết đó là khâu làm men. Để có được men rượu ngon phụ thuộc bí quyết tìm lá của mỗi người, theo đó không thể thiếu nhân trần, mía khỉ, là mít, mía ngọt, quế...


Phụ nữ bản Chòm Muộng làm rượu cần. Ảnh: Tường Vi 

Thổ Tang - nét đẹp văn hóa thời Hậu Lê

Từ thành phố Vĩnh Yên (thủ phủ tỉnh Vĩnh Phúc), xe chúng tôi đi theo quốc lộ 2A một đoạn rồi rẽ trái vào tỉnh lộ 305 để đến với thị trấn Thổ Tang, huyện Vĩnh Tường. Quãng đường hơn 20 cây số phô bày phần nào sự sầm uất của vùng đất chỉ cách Hà Nội gần hai giờ xe. 

Du khách đến thăm đình Thổ Tang

Dăm năm gần đây, Thổ Tang giàu có hẳn lên nhờ nghề gia công hàng hóa và trở thành đầu mối lấy hàng trong khu vực. Những ngôi nhà cổ kính bị thay dần bằng dãy nhà phố bề thế. Tuy nhiên nhiều du khách vẫn thích về đây hành hương vì thị trấn còn nhiều kiến trúc tôn giáo nổi tiếng. Thu hút đông khách thập phương nhất có lẽ là chùa Tùng Lâm được xây từ thời Hậu Lê.

Pác Ngòi - bản làng xinh đẹp bên hồ Ba Bể

Dù tham gia làm du lịch từ mười mấy năm trước, Pác Ngòi là một trong số ít những thôn bản còn lưu giữ được hầu hết phong tục tập quán mang đậm bản sắc dân tộc Tày.


Theo quốc lộ 3, qua Phủ Thông, vượt đèo Giàng, xe chúng tôi rẽ vào huyện Ba Bể từ ngã ba Nà Phặc. Tại đây có tấm biển gỗ xinh xinh ghi chữ "Pác Ngòi 3km". Nhìn quanh thấy từng tốp khách nước ngoài lái xe máy sau khi quan sát tấm biển gỗ liền chạy mất hút vào con đường xanh rợp xuyên qua rừng rậm. Nhóm chúng tôi cũng tiến vào con đường nằm dưới tán lá dày ken không chút ánh sáng mặt trời nào có thể xuyên qua được, cứ thế đi khoảng mươi phút đã thấy bản Pác Ngòi hiện ra.

6 công đoạn làm cốm của người La Chí ở Hà Giang

Để có món cốm đãi khách, người La Chí phải làm đủ công đoạn từ hái lúa, tách hạt, sàng lọc đến rang, giã sàng sẩy. 

Từ nhiều đời nay, người La Chí (bản Phùng, Hoàng Su Phì, Hà Giang) có nghề làm cốm độc đáo. 

Người La Chí có hơn 10.765 người, phân bố chủ yếu ở Đông Bắc. Họ thường cư trú ở núi cao gần 2.000 m, sống bằng nghề chăn nuôi, canh tác lúa nước trên ruộng bậc thang. Với nhiều nét văn hóa đặc trưng, trong đó phải kể đến ẩm thực, nhiều món ăn hình thành từ tập quán canh tác. Đặc sản cốm tạo ra từ bàn tay họ là điểm hấp dẫn du khách khi đặt chân đến mảnh đất này. 

Làng đồ chơi trung thu hối hả vào mùa

Những người thợ làng Hảo (Hưng Yên) vẫn giữ nghề làm trống, đầu sư tử, mặt nạ giấy bồi... trong bối cảnh đồ chơi Trung Quốc đang dần lấn át thị trường.

Làng Ông Hảo (làng Hảo) thuộc xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, Hưng Yên là nơi có nghề làm đồ chơi trung thu truyền thống cả trăm năm. Những ngày này, người dân làng Hảo tất bật với các công đoạn sản xuất để kịp đưa hàng ra thị trường. 

Kỳ thú bãi đá Móng Rồng

Là sự kết hợp độc đáo của nước và đá, bãi đá Móng Rồng nằm ở khu 4, thị trấn Cô Tô, huyện đảo Cô Tô của tỉnh Quảng Ninh đã trở thành một trong những điểm du lịch khám phá đầy thú vị.

Từ bến cảng ngồi xe điện mất khoảng 15.000/người, chúng tôi đến bãi đá Móng Rồng theo hướng dẫn của người dân ở đảo. Và khi đặt chân đến, chúng tôi thực sự choáng ngợp bởi vẻ đẹp kỳ thú với những ngọn núi hùng vĩ hòa quyện vào nước biển xanh ngắt.

Bãi đá Móng Rồng có diện tích hơn 40 ha, chiều dài khoảng 2 km trải dài theo hướng Đông Bắc- Tây Nam. Theo anh Nguyễn Văn Bắc, người dân sinh sống trên đảo kể lại, trước kia, người dân ở Cô Tô thường gọi đây là bãi đá Cầu Mị, tuy nhiên nhìn từ xa bãi đá có hình đuôi chuột lớn với những mũi đá vươn ra biển hiên ngang khiến người ta liên tưởng đến những chiếc móng của loài Rồng. Vì thế sau này người dân và khách du lịch đến tham quan gọi đây là bãi đá Móng Rồng.

Bãi đá Móng Rồng mang một cảnh đẹp kỳ thú không chỉ có giá trị về cảnh quan mà còn ẩn giấu bao điều độc đáo về kiến tạo địa chất.

Trải nghiệm không gian nhà nông xứ Huế

Tái hiện những câu chuyện sinh hoạt ở làng quê miền Trung thông qua trưng bày các loại nông, ngư cụ truyền thống và sự tham gia của người dân địa phương hướng tới phát triển du lịch bền vững, hiện Nhà trưng bày nông cụ Thanh Toàn đã trở thành một trong những điểm du lịch cộng đồng hấp dẫn tại Huế. 

Nhà trưng bày nông cụ tọa lạc tại làng Thanh Toàn thuộc xã Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy, Thừa Thiên Huế, nơi đây chuyên về nghề nông, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 6 km. Ngôi làng có lịch sử gần 600 năm, hiện còn lưu giữ được nhiều công trình kiến trúc tuy không lớn nhưng cổ kính, trang nghiêm. Đặc biệt là cây cầu ngói Thanh Toàn bắc ngang dòng sông Như Ý, một công trình mang giá trị văn hóa và kiến trúc nghệ thuật đã được công nhận di tích quốc gia, có tuổi đời xấp xỉ chùa Cầu tại Hội An.

Tại đây, khoảng 200 hiện vật và gần 100 bức ảnh đã được chọn ra để trưng bày theo bốn chủ đề: lịch sử và văn hóa làng Thanh Toàn, nghề nông, đánh bắt cá và đời sống thường ngày. Đây là nơi để lưu truyền lại cho người đời sau biết giá trị và đời sống của những người nông dân thời xưa.

Cầu ngói Thanh Toàn, công trình kiến trúc cổ nổi tiếng được xây dựng theo lối kiến trúc "thượng gia hạ kiều".

26 thg 9, 2017

Long An - cửa ngõ miền Tây Nam Bộ

Là cửa ngõ, nơi kết nối giữa Tp. Hồ Chí Minh, trung tâm kinh tế lớn nhất Việt Nam và các tỉnh miền Tây Nam Bộ, tỉnh Long An hiện có tiềm năng lớn để phát triển kinh tế một cách toàn diện nhờ vào phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và du lịch mang đặc trưng của vùng sông nước.

Đất lành nở hoa

Long An nằm ở vị trí cửa ngõ của Tp. Hồ Chí Minh, trung tâm kinh tế lớn nhất Việt Nam, phía Đông có cảng biển ra cửa sông Soài Rạp, cách Biển Đông 15 km, phía Tây có các cửa khẩu sang Campuchia, một vị trí rất thuận lợi cho việc tiếp cận đầu tư vào các thị trường trong khu vực.
Long An là vùng “địa linh nhân kiệt”, con người Long An đôn hậu và đáng mến. Vì thế, đến với Long An là đến với những câu chuyện đầy kỳ thú và hấp dẫn có từ thời người dân đi khai hoang mở đất cách đây 200 năm cũng như công cuộc chống giặc ngoại xâm từ hồi thế kỷ 19.

Đến với vùng hạ Long An, du khách không thể nào quên được tính cách hiền hòa thân thiện và mến khách của người dân Cần Đước, Cần Giuộc cùng với những món ẩm thực dân dã, đậm đà khó quên như lạp xưởng Cần Đước, cốm ngò Cần Giuộc…

Đặc biệt, với hệ thống kênh rạch chằng chịt và điều kiện thiên nhiên ưu đãi, Long An có rất nhiều lợi thế để phát triển du lịch vùng sông nước. Từ trung tâm Tp. Tân An, thủ phủ của tỉnh Long An, chúng tôi theo Quốc lộ 62 về vùng Đồng Tháp Mười nổi tiếng với những nét đặc trưng văn hóa miền Tây sông nước.

Trung tâm Tp. Tân An, thủ phủ của tỉnh Long An. Ảnh: Nguyễn Luân

Đến Huế nhớ ăn mắm cá rò

Đến với Huế, nếu du khách bỏ qua việc dùng thử mắm cá rò thì thật là thiếu sót trong hành trình mở mang những nét văn hóa dân tộc Việt Nam. 

Huế - vùng đất được thiên nhiên ưu đãi với nhiều danh thắng đẹp mê hồn. Đường bờ biển dài cũng là lợi thế để Huế phát triển du lịch cũng như khai thác hải sản. Từ các loài tôm, cá, người dân địa phương đã chế biến ra nhiều món ăn phong phú lạ miệng khiến du khách ngây ngất.