Đầu thế kỷ 20, người Pháp lập những đồn điền cao su ở Long Khánh. Các ông chủ đồn điền này cần có nơi nghỉ dưỡng và an vui cùng gia đình sau ngày làm việc. Thế là khu nghỉ dưỡng Suối Tre ra đời, nơi này cao, khí hậu dịu mát, lại có suối có đồi, gợi nên khung cảnh miền quê nước Pháp của họ. Họ xây nên những căn biệt thự nho nhỏ rải rác trong khu vực này, cạnh con suối, giữa bãi cỏ, bên hàng cây cổ thụ...
Nhiều năm trôi qua, người Pháp ra đi đã lâu, hiện giờ khu vực này do công ty Cao su Đồng Nai quản lý với tên gọi Trung tâm Văn hóa Suối Tre, có diện tích khoảng 70 ha (xin phân biệt với xã Suối Tre, là một xã thuộc Long Khánh, có diện tích đến 24,27 km², TT Văn hóa Suối Tre nằm trên địa bàn xã này).
Có khoảng 10 ngôi biệt thự do người Pháp để lại ở Suối Tre, trong đó khoảng phân nửa được sử dụng lại cho những mục đích khác nhau. Ngôi Nhà Truyền thống Công nhân Cao su Đồng Nai này là một thí dụ.
21 thg 3, 2017
Làng mộc Minh Thành
Hình thành và phát triển đến nay đã 40 năm, làng nghề mộc với khoảng 14 hộ gia đình ở xóm 2, thôn Minh Thành, xã Tịnh Minh (Sơn Tịnh) đã đào tạo thợ và tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn lượt người, mang lại nguồn thu nhập khá cho nhiều hộ dân.
Tịnh Minh vốn nổi tiếng với nghề rèn truyền thống, nhưng ít ai biết rằng nơi đây còn có làng nghề mộc với những người thợ có tay nghề cao. Đây là một trong những “lò đào đạo” nghề mộc lớn nhất huyện Sơn Tịnh.
Lò đào tạo nghề
Ông Nguyễn Chí Khải, người có hơn 30 năm làm nghề mộc ở thôn Minh Thành, tự hào bảo rằng, chỉ tính riêng xưởng mộc của gia đình ông đã cho “ra lò” hàng trăm thợ mộc. Những người đến thôn Minh Thành học nghề mộc đến từ khắp nơi trong tỉnh. Sau khi học nghề đã về mở xưởng riêng để làm ăn.
Ở xưởng mộc của ông Khải có em Vương, quê ở xã Tịnh Hiệp (Sơn Tịnh) vừa đến học nghề khoảng 4 ngày. Vương bảo: "Làm nông vất vả mà thu nhập lại bấp bênh. Nghe người quen bảo, nghề mộc ở Tịnh Minh nổi tiếng nên em đến đây “tầm sư học đạo”. Có cái nghề “làm vốn”, em hy vọng cuộc sống sau này sẽ đỡ vất vả hơn".
Tịnh Minh vốn nổi tiếng với nghề rèn truyền thống, nhưng ít ai biết rằng nơi đây còn có làng nghề mộc với những người thợ có tay nghề cao. Đây là một trong những “lò đào đạo” nghề mộc lớn nhất huyện Sơn Tịnh.
Lò đào tạo nghề
Ông Nguyễn Chí Khải, người có hơn 30 năm làm nghề mộc ở thôn Minh Thành, tự hào bảo rằng, chỉ tính riêng xưởng mộc của gia đình ông đã cho “ra lò” hàng trăm thợ mộc. Những người đến thôn Minh Thành học nghề mộc đến từ khắp nơi trong tỉnh. Sau khi học nghề đã về mở xưởng riêng để làm ăn.
Ở xưởng mộc của ông Khải có em Vương, quê ở xã Tịnh Hiệp (Sơn Tịnh) vừa đến học nghề khoảng 4 ngày. Vương bảo: "Làm nông vất vả mà thu nhập lại bấp bênh. Nghe người quen bảo, nghề mộc ở Tịnh Minh nổi tiếng nên em đến đây “tầm sư học đạo”. Có cái nghề “làm vốn”, em hy vọng cuộc sống sau này sẽ đỡ vất vả hơn".
Các hộ dân làm nghề mộc ở thôn Minh Thành, xã Tịnh Minh (Sơn Tịnh) ngày càng chú trọng đầu tư máy móc, cải tiến sản phẩm làm ra.
Ăn rồi mới biết...cá ngừ đại dương
Vùng Tam Quan (H.Hoài Nhơn, Bình Định) không chỉ nổi tiếng với rừng dừa bạt ngàn cây trái mà hiện nay còn “vang danh” với nghề câu cá ngừ đại dương (một số nơi gọi là cá bò gù).
Xuân này, nhiều ngư dân xứ dừa “bỏ tết” theo… cá. “Mà phải là cá ngừ đại dương. Cá thường không đáng phải bỏ tết” - anh bạn ngư dân nói vậy. Và cũng chính anh cùng vợ bày tiệc cá ngừ đại dương khi chúng tôi đến thăm nhà dịp đầu năm.
Khám phá hang Múa - điểm đến thú vị của giới trẻ
Hang Múa là một điểm đến thú vị cho những người thích chinh phục độ cao. Ngoài ra, đây cũng là một địa điểm chụp ảnh cưới tuyệt đẹp ở Ninh Bình.
Chỉ cách Hà Nội 90km, Hang Múa thuộc quần thể du lịch sinh thái thuộc địa phận thôn Khê Đầu Hạ, xã Ninh Xuân, Hoa Lư, Ninh Bình.
Ngắm hoa gạo đẹp rực rỡ trên núi rừng Tây Bắc hùng vĩ
Dù đã ở thời điểm cuối mùa, song hoa gạo vẫn nở rực đỏ trên nền trời Tây Bắc.
Những “ngọn lửa trên trời” như xóa tan màn sương giăng bao phủ quen thuộc của miền núi biên cương Tổ quốc.
Nghề đan bem của người Cống ở Táng Ngá
Trong thời kỳ hội nhập, nhiều phong tục tập quán của đồng bào các dân tộc có dấu hiệu mai một nhưng với người Cống ở bản Táng Ngá (xã Nậm Chà, huyện Nậm Nhùn), nghề đan bem truyền thống (một loại hòm đựng đồ dùng trong gia đình) vẫn được bảo tồn, phát triển.
Anh Lò Văn Hiền kiểm tra bem trước khi giao cho khách hàng.
Làng nghề bánh mè xát Tân An
Làng nghề bánh mè xát Tân An ở huyện Quảng Trạch (tỉnh Quảng Bình) ra đời vào khoảng những năm 1900. Đây là làng nghề chuyên sản xuất loại bánh mè- một loại bánh biến thể khéo léo từ chiếc bánh tráng, thường gọi là bánh đa. Bánh có mặt từ thuở khai canh, lập làng, bởi một ông tổ nghề người Hà Tĩnh mang theo cả vợ con, người thân vào làng Tân An để sinh sống, lập nghiệp.
Người Tân An ban đầu chế biến bánh mè xát với mục đích khoe khéo tay nghề, xa hơn nữa là nhằm trao đổi cho xóm giềng các loại lương thực, thực phẩm mà bản thân họ tự tay làm ra được. Dần dà, đặc tính thơm giòn cộng với vẻ ngoài chân chất của bánh mè xát Tân An đã được nhân dân khắp vùng Bắc, Nam Quảng Trạch biết đến qua lời giới thiệu của người thân, hay qua những chồng bánh làm quà biếu thân tình. Nắm bắt được thị trường, người làm bánh mè xát bằng vốn liếng sẵn có là sự khéo tay cũng như kinh nghiệm và kỹ thuật làm bánh thành thạo được người thân truyền nghề, đã từng bước chuyên môn hóa, cơ giới hóa nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và tính thẩm mỹ của sản phẩm để giới thiệu ra thị trường.
Người Tân An ban đầu chế biến bánh mè xát với mục đích khoe khéo tay nghề, xa hơn nữa là nhằm trao đổi cho xóm giềng các loại lương thực, thực phẩm mà bản thân họ tự tay làm ra được. Dần dà, đặc tính thơm giòn cộng với vẻ ngoài chân chất của bánh mè xát Tân An đã được nhân dân khắp vùng Bắc, Nam Quảng Trạch biết đến qua lời giới thiệu của người thân, hay qua những chồng bánh làm quà biếu thân tình. Nắm bắt được thị trường, người làm bánh mè xát bằng vốn liếng sẵn có là sự khéo tay cũng như kinh nghiệm và kỹ thuật làm bánh thành thạo được người thân truyền nghề, đã từng bước chuyên môn hóa, cơ giới hóa nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và tính thẩm mỹ của sản phẩm để giới thiệu ra thị trường.
Công đoạn tráng bánh.
20 thg 3, 2017
Đi tìm địa danh Bình Tuy
Có đến hai mươi năm địa danh tỉnh Bình Tuy là một phần đất rộng lớn phía Tây Nam của tỉnh Bình Thuận ngày nay (1956 - 1976). Dưới chế độ Việt Nam cộng hòa, từ một sắc lệnh ký ngày 25/10/1956 tỉnh Bình Tuy được thành lập gồm một phần đất của hai huyện Hàm Thuận, Tánh Linh và một phần đất của hai tỉnh Long Khánh, Lâm Đồng lúc bấy giờ. Nhiều câu hỏi địa danh tỉnh mới này tại sao là Bình Tuy, mang ý nghĩa gì? Đối với Ngô Đình Diệm - Tổng thống đệ nhất Việt Nam cộng hòa vốn là người được hấp thụ nhiều Tây học nhưng cũng chịu ảnh hưởng nền giáo dục Nho giáo của gia đình, cho nên quyết định một tên tỉnh mới phải có lý do nào đó.
Mũi điện Kê Gà. Ảnh: Ngọc Lân
Những đặc sản lam từ tre, nứa
Xuất phát từ điều kiện tự nhiên và địa bàn từ xa xưa đồng bào các dân tộc thiểu số ở miền Tây xứ Nghệ đã tìm cách thích nghi với môi trường sống bằng nhiều cách. Qua đó họ tạo ra văn hóa ẩm thực riêng có của cộng đồng mình. Sử dụng ống tre, nứa để làm chín thức ăn là phương pháp cổ xưa và phổ biến nhất trong cộng đồng thiểu số ở vùng cao Nghệ An.
Lên với miền Tây xứ Nghệ, nơi các đồng bào dân tộc Thái, Mông, Khơ mú... sinh sống, mỗi mùa du khách lại được thưởng thức một loại món ăn độc đáo khác nhau.Trong đó nhiều món được chế biến bằng ống tre nứa. Ảnh Hồ Phương.
Mỹ nhân 115 tuổi ở Phủ Tương
Cụ Lô Thị Hòa ở bản Quang Phúc, xã Tam Đình (Tương Dương) đã bước sang tuổi 115. Ở độ tuổi này, cụ bà người Thái ấy vẫn còn nhớ không ít câu chuyện về cuộc đời, nhất là chuyện từng tham dự cuộc thi Người đẹp Phủ Tương.
Cái chân đã yếu, mắt không còn tỏ, cái tai cũng đã nặng nhưng cái đầu thì vẫn còn nhớ được nhiều. Có điều, cụ Lô Thị Hòa chỉ nói tiếng Thái, hôm ấy bà Lô Thị Lan - con dâu của cụ phiên dịch giúp chúng tôi. Cụ mở đầu câu chuyện: “Ta sinh năm 1902, quê Qùy Châu, năm còn nhỏ giặc đốt phá bản làng, bố mẹ dắt díu mấy chị em sang đây lánh nạn...”.
Cái chân đã yếu, mắt không còn tỏ, cái tai cũng đã nặng nhưng cái đầu thì vẫn còn nhớ được nhiều. Có điều, cụ Lô Thị Hòa chỉ nói tiếng Thái, hôm ấy bà Lô Thị Lan - con dâu của cụ phiên dịch giúp chúng tôi. Cụ mở đầu câu chuyện: “Ta sinh năm 1902, quê Qùy Châu, năm còn nhỏ giặc đốt phá bản làng, bố mẹ dắt díu mấy chị em sang đây lánh nạn...”.
Đã 115 tuổi nhưng cụ Lô Thị Hòa còn khá minh mẫn, vẫn nhớ được nhiều chuyện diễn ra trong cuộc đời. Ảnh: Công Kiên
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)