29 thg 12, 2016

Don sông Trà ấm lòng đêm đông

Muỗng don khiến thực khách xuýt xoa vì ớt cay hòa cùng vị ngọt dịu được chắt lọc từ loài thủy sinh vùng hạ lưu dòng Trà Giang. Món don làm ấm lòng lữ khách giữa đêm se lạnh trên vùng đất Cẩm Thành xưa. 

Múc nước luộc don cho vào tô - Ảnh: Minh Kỳ 

Sông Trà (sông Trà Khúc, Trà Giang) với lượng nước dồi dào chảy qua địa bàn TP Quảng Ngãi (xưa gọi là Cẩm Thành). Dòng sông này có những sản vật nức tiếng: cá thài bai, cá hanh, cá đối… đặc biệt là don và cá bống cát.

Món quê tép trấu thành món hảo hạng nhà hàng

Vốn xuất hiện trong các mâm cơm đạm bạc, nhưng gần đây tép trấu lại lên đời, bước vô các nhà hàng, từ món rim, canh tập tàng cho đến bánh xèo, mắm tép… món nào cũng hảo hạng, ăn mà ghiền. 

Tép trấu rang với nước cốt dừa - Ảnh: Hoài Vũ 

Mấy hôm trước, tôi được bạn rủ đi ăn món tép trấu lăn bột chiên giòn. Chị chủ quán, người vừa đoạt giải nhì cuộc thi Chiếc thìa vàng 2016, niềm nở giới thiệu đây là món ăn dân dã, toàn hương đồng cỏ nội nhưng ngon không thua kém bất cứ loại tép nào.

28 thg 12, 2016

Mái Dầm mùa nước dâng

Đi Cần Thơ, đang chưa biết đi đâu chơi tiếp thì bạn rủ: "Về Mái Dầm không. Mà xa nghen, có điện nhưng không có Intetnet đâu". Đi thì đi. Tôi gật và leo lên yên xe máy của bạn. 

Buổi sáng sớm và đời sống của người dân ven sông Mái Dầm vào mùa nước dâng - Ảnh: Minh Duy 

Bạn nói xưa nhà ông bà nội ở ven sông Mái Dầm. Đất bờ lở riết nên "thụt dần vô trỏng". Đi đò từ bến Ninh Kiều xuống mấy tiếng. Rồi xuống bến chợ Mái Dầm chờ người trong nhà bơi ghe ra đón. "Xa mút chỉ".

Lên đỉnh Lão Thẩn, thấy lòng mình như trôi trong mây

Khi những cơn gió mùa bắt đầu thổi mạnh hơn, trời rét hơn cũng là lúc những kẻ mê “săn mây” lại có dịp lên đường. Và Lảo Thẩn là nơi chúng tôi tìm đến đầu tiên. 

Ai cũng muốn lưu lại khoảnh khắc đẹp đến nghẹt thở này - Ảnh: Lê Hồng Thái 

Nằm trên địa phận xã biên giới Y Tý, huyện Bát Xát, Lào Cai, đỉnh Lảo Thẩn cao 2.826m so với mực nước biển. Nơi đây được dân du lịch bụi rỉ tai nhau là nơi ngắm mây vờn núi ngoạn mục bậc nhất Việt Nam.

Về với hoang sơ tát mương bắt cá đồng

Rời xa cuộc sống tấp nập, tập làm nông dân chính hiệu với tay nơm bắt cá, cua, ốc rồi thưởng thức ngay tại trận để cảm nhận vẻ đẹp đơn giản, mộc mạc của người dân Mỏ Ó, Sóc Trăng. 

Mỏ Ó còn đậm chất hoang sơ với những con người thật thà, chất phác - Ảnh: Nam Phạm 

Nằm cách TP.HCM 260km, Mỏ Ó là điểm du lịch “lạ lẫm” dành cho du khách ưa thích vẻ hoang sơ với không gian thoáng đãng, dễ chịu.

Xuất phát từ TP.HCM từ 19g thứ sáu, xe lăn bánh theo quốc lộ 60 đến TP Bến Tre rồi dừng lại nghỉ ngơi, ăn những món vỉa hè ngay ven đường để làm ấm dạ dày.

27 thg 12, 2016

Những kiến trúc cổ xinh đẹp ở Cần Đước

Cách thị xã Tân An (Long An) chừng 30 cây số, huyện Cần Đước từ lâu được biết đến nhờ đặc sản gạo Nàng Thơm thơm ngon. Với dân du lịch thích khám phá, Cần Đước là điểm “phải đến” vì huyện còn nhiều tòa nhà cổ mang phong cách đặc trưng cho kiến trúc Nam bộ thời cuối thế kỷ XIX như đình Vạn Phước, chùa Phước Lâm, nhà Trăm Cột của ông Hội đồng Trần Văn Hoa…

Là nơi có phong cảnh pha trộn giữa vẻ đẹp của Đồng bằng sông Cửu Long với nét duyên miền Đông Nam bộ, Cần Đước phù hợp cho những chuyến ngoạn cảnh đổi gió đi về trong ngày. Từ Tân An, chúng tôi theo quốc lộ 1 và tỉnh lộ 826 đến thị trấn Cần Đước rồi đi thêm 1,5km về phía nam là tới chùa Phước Lâm, ấp Xóm Chùa, xã Tân Lân.

Cổng vào chùa Phước Lâm rực rỡ với giàn hoa giấy đỏ

Nét đẹp nón lá làng Chuông

Cùng về thăm làng nghề nón lá truyền thống tại làng Chuông (ở xã Phương Trung, huyện Thanh Oai, Hà Nội) để khám phá những công đoạn tạo ra chiếc nón lá duyên dáng.

Người phụ nữ đội chiếc nón vừa làm ra 

Nghề làm nón làng Chuông đã có cách đây hơn 300 năm. Trải qua bao thăng trầm tới nay nghề làm nón lá vẫn được lưu giữ với rất nhiều những bạn trẻ nối nghiệp cha ông.

Làng Chuông có tất cả 6 xóm thì cả 6 xóm đều có nghề làm nón lá truyền thống. Hiện nay số hộ làm nón lá trong làng chiếm gần 40%. Vật dụng để làm nên chiếc nón lá là lá cọ (từ Quảng Bình), chỉ và khung nón. Tất cả được chế tác hoàn toàn thủ công bởi những người thợ lành nghề.

Ngọt ngào và bình dị con hến sông quê Quảng Ngãi

Hình ảnh con sông quê dẫn dắt tôi nhớ tới những con hến nhỏ bé và món ăn bình dị của mẹ.


Hến sông quê tôi chỉ nhỏ bằng đầu ngón tay út. “Nhà” của chúng là đáy sông. Những lớp bùn, rong rêu, vi sinh vật dưới lòng sông là môi trường sống lý tưởng của chúng. 

Cuối xuân đầu hạ, khi nắng ban mai tràn ngập mé sông, trên những bãi bùn non lấp loáng ánh bình minh lố nhố bóng người đi cào hến. Hai cái bóng ngắn cũn cỡn là chị em chúng tôi, bên cạnh bóng mẹ lênh khênh cùng chiếc nón lá. Không như những người bắt hến có nghề, họ bơi thuyền ra giữa sông, cắm sào ở chỗ sâu nhất rồi lặn xuống mà cào hến, mẹ con chúng tôi chỉ cào những con hến “lộ thiên”, trồi lên từ lớp bùn nhão quánh. 

Bánh dừa Giồng Luông ngon nức tiếng

Chiếc bánh của người nghèo

Các cụ cao niên tại Thạnh Phú cũng không nhớ rõ bánh dừa Giồng Luông được làm từ khi nào nhưng họ khẳng định nguồn gốc bánh xuất phát ở ấp Vĩnh Bắc (xã Đại Điền). Theo đó, khoảng năm 1900, một số gia đình nghèo tập trung về ấp Vĩnh Bắc sinh sống. 

Do đây là vùng đất ven sông Hàm Luông, lại không có đê bao ngăn mặn nên chỉ có một số loại cây hoang dại, dừa nước và vông đồng sống được. Khi đến đây, đàn ông trong các gia đình nghèo đi làm thuê cho những gia đình giàu có, còn phụ nữ thì mò cua bắt ốc. 

Vào một tết nọ, những người chồng được chủ tặng bánh tét nên các chị mang ra gốc vông đồng thưởng thức. Bỗng một chị lóe lên ý tưởng làm những cái bánh tét thu nhỏ để chồng ăn vững bụng trong những buổi làm đồng thuê. Tuy nhiên, cả cánh đồng bạc màu không có chuối để lấy lá nên các chị thử dùng cờ bắp (phần đọt non của cây dừa nước) lấy lá quấn nòng (gói) bánh. Từ đó, bánh dừa xứ Vĩnh Bắc (hay bánh dừa Giồng Luông) ra đời. 

Bánh dừa Giồng Luông hiện cung không đủ cầu - Ảnh: Tự Đồng 

26 thg 12, 2016

Chợ sớm vùng cao A Lưới

Có dịp lên A Lưới, bà con sẽ thích thú với phiên chợ vùng cao. Đi chợ không chỉ là để mua hàng hóa, mà còn để khám phá nét văn hóa bản địa.

Phiên chợ lúc tinh mơ tại thị trấn A Lưới là hình ảnh độc đáo của vùng biên giới này. Từ sáng sớm khi chưa nhìn tỏ mặt người, trên khắp các ngả đường, lờ mờ trong sương là những đoàn người dân tộc Pa Cô, Tà Ôi, Vân Kiều đến từ những bản làng xa xôi gùi hàng về chợ bán.

Chợ A Lưới đã trở thành điểm tham quan thú vị bởi khi đến đây, không chỉ là chuyện mua hàng hóa, mà nhiều người còn khám phá nét văn hóa phong phú, tập quán sinh hoạt của đồng bào các dân dân tộc nơi đây