24 thg 2, 2016

Đại Thế Giới - nơi hội tụ dân ăn chơi bậc nhất Sài Gòn xưa

Ngoài các sòng bạc, trong khuôn viên Ðại Thế Giới còn có các quán rượu, nhà hàng, vũ trường sang trọng - nơi hội tụ các tay ăn chơi ở Sài Gòn xưa.

Trước khi Đại Thế Giới xuất hiện, người Hoa thao túng bài bạc tại khu vực Chợ Lớn. Người Việt có máu đỏ đen nên ngành kinh doanh này rất béo bở. Để giành lại mối lợi này, năm 1937 Đại Thế Giới (Casino Grande Monde) được người Pháp cho thành lập công khai nhằm lấy thuế. Lý do chính quyền đưa ra là thà cho cờ bạc công khai, có lấy thuế, còn hơn để tệ nạn lén lút nhưng tràn lan vừa thất thu thuế, vừa xúc phạm đến quyền lực của chính phủ bảo hộ Pháp.

Cùng lúc thành lập Đại Thế Giới còn có sòng bạc Kim Chung ở khu vực Cầu Muối (nay là Khu Dân Sinh, phường Cầu Ông Lãnh, quận 1). Tuy nhiên, sòng bạc này có quy mô kém hơn, người chơi thuộc loại bình dân, nên mỗi khi nhắc tới casino tiêu biểu của Sài Gòn, người ta hay nói đến Đại Thế Giới. 

Sòng bạc Đại Thế Giới - chốn đỏ đen khét tiếng một thời của Sài Gòn xưa. Ảnh: Panoramio 

Hai dòng sông lạ ở xứ Quảng

Quảng Nam có 2 dòng sông lạ là sông Tiên nước chảy ngược dòng và sông Trường Giang chảy song song với biển, không hề có thượng nguồn hạ lưu.

Sông Trường Giang ở Quảng Nam chảy êm đềm, đẹp như tranh vẽ. 

Hẳn ai lên xứ bồng lai Tiên Phước đều đã nghe qua câu thơ “Sông Tiên nước chảy ngược dòng/ Ai về Tiên Phước cho lòng vấn vương". Câu thơ đã khắc họa được nét đẹp say đắm và sự kì diệu của dòng sông Tiên - con sông duy nhất ở Quảng Nam không xuôi dòng về biển.

Đỏ lửa giữ nghề thổi thủy tinh truyền thống

Từ các công cụ thô sơ, người dân ở xã Thống Nhất (Thường Tín, Hà Nội) đã sản xuất ra các vật dụng bằng thủy tinh từ đơn giản như bóng đèn, chai, lọ, nắp phích đến các vật phẩm cầu kỳ theo yêu cầu của khách hàng.

Từ những năm 1960, thổi thủy tinh được coi là một nghề chính của hầu hết người dân trong xã Thống Nhất. Trong khoảng thời gian này, làng Giáp Long là nơi phát triển nhất, tập trung những người thợ có tay nghề cao, có thể làm ra các sản phẩm cầu kỳ, cần độ tinh xảo.

Theo anh Lê Xuân Tiến, người đã có hơn 20 năm kinh nghiệm làm nghề chế tác đồ thủy tinh ở xã Thống Nhất thì: “Cách đây độ chục năm, hầu như cả xã làm nghề nấu, thổi thủy tinh. Các vật dụng trong gia đình từ cái nắp phích, chai lọ gia đình đều tự làm được”.


Làm đồ gia dụng bằng thủy tinh là nghề có từ lâu đời ở xã Thống Nhất (huyện Thường Tín, Hà Nội).

23 thg 2, 2016

Ngôi nhà của vợ anh hùng Trương Định

Bà Trần thị Sanh là vợ thứ của anh hùng dân tộc Trương Định. Sinh trưởng trong một gia đình danh giá và giàu có bậc nhất ở Gò Công, thật kính phục bà đã chấp nhận gian nan nguy hiểm kết duyên cùng một con người quyết tâm hy sinh cho Tổ quốc trong thời buổi loạn lạc. Cũng chính bà đã hỗ trợ rất nhiều về vật chất cho nghĩa quân của Bình Tây đại nguyên soái để chiến đấu chống giặc Pháp.

Ngôi nhà nơi bà sinh sống được xây dựng năm 1860, là ngôi nhà sang trọng nhất Gò Công thuở ấy. Năm 1864, Trương Định tuẫn tiết, bà vào chùa quy y, nhường ngôi nhà lại cho con gái riêng là Dương thị Hương và rể là tri huyện Trường Bình. Sau này, vợ chồng tri huyện Trường Bình qua đời, để lại cơ ngơi cho con gái là Huỳnh thị Diệu và chồng là đốc phủ Nguyễn văn Hải. Từ ấy ngôi nhà được gọi là nhà đốc phủ Hải.


Một lần ăn bún bề bề ở Quảng Ninh

Bề bề là cách người Quảng Ninh gọi con tôm tít hay tôm tích. Bún bề bề là món lạ, không phải nơi nào cũng có, càng không phải nơi đâu cũng biết nấu ngon.

Tô bún bề bề mê hoặc những ai mới ăn lần đầu - Ảnh: Thúy Hằng

Bạn phương xa đến chơi, bảo kiếm món gì ăn sáng cho mát ruột và thật lạ miệng. Ngó tấm biển quảng cáo, thấy ghi "bún bề bề", bạn trợn tròn mắt. Thế nhưng chỉ sau muỗng nước dùng đầu tiên, bạn không nhìn tôi nữa mà chỉ nhìn tô bún. Thế mới hiểu sức lôi cuốn của một món ăn đã lạ mà lại còn ngon miệng.

Qua miền di sản

Một chốn lên non, một nơi xuống biển nhưng hai di sản Mỹ Sơn và Hội An vẫn đồng điệu với nhau ở sự trường tồn của nền văn hóa Á Đông

Nằm cách nhau hơn 40 km, hai di sản văn hóa thế giới Hội An (TP Hội An) và Mỹ Sơn (huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) cùng nằm bên dòng Thu Bồn thơ mộng. Nếu như ngày trước, từ Duy Xuyên sang Hội An phải lụy một chuyến đò thì giờ đây, những hình ảnh con đò đưa khách sang sông đã trở thành ký ức để nhường chỗ cho những con thuyền du lịch. Đứng trên cây cầu Cửa Đại vừa mới hoàn thành, hướng tầm mắt về phía Tây Bắc là những ngôi nhà cổ mái ngói rêu phong. Kể từ đây, mọi ưu phiền của cuộc sống xin gửi lại nơi rừng dừa 7 mẫu Cẩm Thanh để bắt đầu thả hồn vào miền di sản.

Trải qua nhiều thế kỷ với bao biến thiên, thăng trầm của lịch sử, phố cổ Hội An vẫn bảo tồn gần như nguyên trạng một quần thể di tích kiến trúc cổ gồm nhiều công trình nhà ở, hội quán, đình chùa, miếu mạo, giếng, cầu, nhà thờ tộc, bến cảng, chợ..., khiến cho nhiều du khách đến phố Hội lưu luyến không muốn rời. Đô thị cổ này đẹp si mê đến từng góc phố, từng con hẻm nhỏ với mái ngói rêu phong. Đi đâu cũng thấy rêu xanh, từ những thành giếng, bậc thềm đến những bức tường loang chạy dài theo hẻm. Rêu như là một thứ trang sức rất bình dị tô điểm cho phố Hội.

Dấu ấn tín ngưỡng phồn thực trên chiếc thạp đồng bảo vật

Trong 16 bảo vật Bảo tàng Lịch sử quốc gia lưu giữ có thạp đồng Đào Thịnh, được coi là một trong những "siêu phẩm" của thời kỳ văn hóa Đông Sơn, niên đại 2.000-2.500 năm. Đến nay, thạp cao 98 cm, đường kính miệng 61 cm, đường kính đáy 60 cm vẫn là chiếc lớn nhất được phát hiện ở Việt Nam. Thạp đồng Đào Thịnh cũng là một trong những bảo vật quốc gia được Thủ tướng ký quyết định công nhận đợt đầu tiên vào ngày 1/10/2012.

Cuốn "Những vết tích đầu tiên của thời đại đồ đồng thau ở Việt Nam" có đề cập đến nguồn gốc chiếc thạp. Vào ngày 14/9/1961, ông Phạm Văn Phúc ở xã Đào Thịnh (Trấn Yên, Yên Bái) đi câu thì phát hiện thạp nằm sâu trong lòng đất, ven bờ sông Hồng bị lở. Mở thạp ra, ông Phúc phát hiện bên trong còn một thạp nhỏ hơn, chứa nhiều gỉ đồng được cho là vòng đồng và nhiều công cụ, đồ trang sức khác cùng cả vết tích xương người. Bên trên thạp nhỏ có đậy mảnh gỗ mục. 

Tượng nam nữ giao hoan trên nắp thạp đồng Đào Thịnh. Ảnh: Giang Huy. 

Chuyện ít biết về pho tượng thần Trấn Vũ

Huyền Thiên Trấn Vũ là vị thần có nguồn gốc từ tín ngưỡng và đạo giáo Trung Hoa. Thần được hợp bởi khí thiêng của trời đất nên có khả năng trừ tà ma. Nhưng khi du nhập vào Việt Nam, kết hợp với văn hóa bản địa, thần ngoài trừ yêu ma quỷ quái, còn trị thủy, bảo hộ cuộc sống an bình cho cư dân nông nghiệp.

Nhiều người thường nhắc đến tượng Trấn Vũ ở đền Quán Thánh (Ba Đình, Hà Nội), ít ai biết được ở thôn Ngọc Trì, xã Thạch Bàn (Long Biên) còn có pho tượng đồng nặng 4 tấn được thờ trong đền Trấn Vũ. Tượng được công nhận là bảo vật quốc gia vào tháng 12/2015. 

Pho tượng thần Trấn Vũ ở Thạch Bàn (Long Biên) nguyên khối bằng đồng, nặng 4 tấn có nhiều nét tương đồng tượng Trấn Vũ ở đền Quán Thánh (Ba Đình). Ảnh: Hoàng Phương. 

Thanh kiếm tượng người đẹp nhất Việt Nam

Điểm đặc biệt của bảo vật quốc gia thanh kiếm núi Nưa nằm ở phần chuôi với biểu tượng phụ nữ có hình thể đẹp, đầy quyền uy, hai tay chống nạnh…

Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa hiện lưu giữ bộ sưu tập binh khí thuộc thời kỳ văn hóa Đông Sơn, trong đó nổi bật nhất là thanh kiếm ngắn núi Nưa. Hiện vật được sưu tầm dưới chân núi Nưa (xã Tân Ninh, Triệu Sơn, Thanh Hóa) vào năm 1961. Tháng 12/2013, kiếm ngắn núi Nưa được công nhận là bảo vật quốc gia do đáp ứng các tiêu chí độc bản, hình thức độc đáo và có giá trị lịch sử đặc biệt. 

Bảo vật Kiếm ngắn núi Nưa hiện được lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa. Ảnh: Lê Hoàng. 

22 thg 2, 2016

Mùa xuân - mùa cá chuồn tung cánh bay

Không ngoạn mục như trên biển Hoàng Sa nhưng ven bờ vẫn có những đàn cá chuồn bay là là trên mặt sóng khoe lớp vảy trắng bạc lấp lóa dưới nắng xuân. Thế là mùa cá chuồn đã về!

Cá chuồn vừa đánh bắt từ biển - Ảnh: Minh Kỳ 

Cập bến sau chuyến đánh bắt xuyên tết trên vùng biển Hoàng Sa, nhiều ngư dân Quảng Ngãi cũng hào hứng kể "cá chuồn đi thành đàn, dày đặc. Có con nhảy lên khỏi mặt nước, bay như chim, rớt “chạch” ngay trên sàn tàu".