14 thg 12, 2015

Sú kẹp nách và xắp xắp - món lạ mà quen ở Đà Lạt

Dưới đây là những món ăn có cái tên khá lạ tai ở Đà Lạt.

Sú kẹp nách

Một trong những món ăn mà bạn nhất định phải thử khi đến Đà Lạt là sú kẹp nách, cái tên nghe vừa lạ lẫm nhưng cũng rất đặc trưng của người dân nơi đây. 

Sú kẹp nách có hình dạng giống như bắp cải nhưng nhỏ xíu, giá 200.000 - 250.000 đồng/ kg. Ảnh: Duli 

Sú kẹp nách được trồng ở xứ lạnh này từ thời Pháp thuộc, là loại rau dùng để làm salad hay luộc, chiên đều rất thú vị. Loại rau này có vị thanh mát và giàu chất dinh dưỡng. Nhìn qua bạn sẽ thấy sú kẹp nách rất giống bắp cải bởi những lá rau cuộn tròn xoe nhưng nhỏ xíu chỉ to hơn ngón tay cái.

Đời người qua nhịp trống chầu

Kiểm tra từng chiếc đinh đóng trên thành trống, ông Hồ Văn Ổi (76 tuổi, ngụ KP.5, phường Bửu Hòa, TP.Biên Hòa) là Hương cổ (người đánh trống trong dịp lễ tế) của đình Tân Bản (KP.5, phường Bửu Hòa) nói với chúng tôi “Từ xưa, có việc gì cần họp dân đều phải đánh trống để mọi người kéo tới đình làng. Bây giờ, trống chiêng không còn sử dụng để họp dân nữa, nhưng với chúng tôi đó là một phần lịch sử không bao giờ bị lãng quên của vùng đất này…”.

Cổng đình Tân Bản. Ảnh: Phạm Hoài Nhân

* Truyền đời đánh trống chầu

Trong tiết trời đầu xuân mát dịu, ông Ổi chậm rãi thắp nhang trầm ở các lư hương bên trong đình, rồi khệ nệ khiêng cái trống chầu ra ngoài sân để lau bụi. “Trống là linh hồn của các buổi lễ tế, là thứ được gióng lên ngoài trận tiền, trong các dịp lễ hội, vì vậy trống phải thường xuyên được kiểm tra để tránh gặp sự cố trong khi sử dụng. Như cái trống này, theo như những người giữ đình đời trước kể lại thì nó đã có từ lúc đình được nhận sắc phong của vua Tự Đức vào năm 1852, tôi cũng không rõ lắm mà chỉ biết nó đã được sử dụng từ rất lâu rồi…”, ông Ổi đưa tôi xem những chiếc trống đang được cất giữ trong đình.

13 thg 12, 2015

Đà Lạt mùa hoa mimosa

Đà Lạt đã vào đông, hoa mimosa đang kỳ nở rộ, làm đẹp thêm thành phố mù sương, trên những nẻo đường, vườn cây. Đã có rất nhiều du khách đến chụp hình cùng hoa. 

Sắc vàng mimosa in trên nền trời xanh - Ảnh: Cao Cat 

Những bông hoa mimosa đầu tiên tôi biết không phải qua lời một bài hát "Mimosa từ đâu em tới" mà là vào những năm cuối 1989 đầu 1990. 

Bản Thái đen biệt lập trong rừng trúc ở Thanh Hóa

Ngoài Điện Biên, Sơn La, Yên Bái, Hòa Bình... vùng cao phía Tây tỉnh Thanh Hóa cũng là nơi tập trung rất nhiều đồng bào dân tộc Thái với truyền thống văn hóa đặc sắc.

Người Thái có tục làm nhà sàn quần cư bên sông suối từ bao đời nay. Và dọc theo sông Mã anh hùng phía Tây tỉnh Thanh Hóa, người Thái tập trung nhiều nhất ở các huyện Quan Hóa, Thường Xuân, Bá Thước, Quan Sơn, Mường Lát... 

Thưởng thức bánh bột lọc gói Huế

Nếu bánh bột lọc trần hấp dẫn bởi vị thơm của mỡ hành, ớt tươi thì bánh lọc gói là sự tinh túy của bánh hấp với vị ngon ẩn bên trong. 

Nếu ví bánh bột lọc trần như cô gái thành thị mang vẻ đẹp khỏe khoắn, năng động, hiện đại, luôn cởi mở và dễ gần thì bánh bột lọc gói như cô gái Huế e ấp, dịu dàng trong tà áo dài và nón lá duyên dáng. 

Tuyệt nhất là thưởng thức khi bánh vừa được vớt từ nồi ra, bốc khói nghi ngút. 

Để thấy rằng thưởng thức bánh bột lọc gói cũng cần đúng trình tự. Tuyệt nhất là khi bánh vừa được vớt từ nồi ra, bốc khói nghi ngút. Cầm chiếc bánh nóng hổi trên tay, hít một hơi để thưởng thức mùi thơm của lá chuối, của bột lọc tươi và nhân đã được kho kỹ đậm đà. 

Dẻo thơm bánh su sê Cù Lao Chàm

Ẩn sau lớp lá chuối thơm dịu bên ngoài là chiếc bánh su sê có màu vàng óng, trong suốt đến mức nhìn thấy cả lớp nhân đậu xanh bên trong.
Cắn một miếng đã cảm nhận được vị dai, giòn của bột, ngọt thanh của nhân đậu xanh. Thức quà quê dân dã ấy đã mê hoặc biết bao du khách. 

Bánh được bán ngoài cầu cảng hay giao cho các nhà hàng trên Cù Lao 

Cùng với bánh ít, bánh su sê là đặc sản nổi tiếng ở Cù Lao Chàm. Trước đây, những loại bánh này thường được làm trong dịp lễ, Tết; làm quà biếu trong những dịp hiếu hỉ. Tuy nhiên, ngày nay với sự phát triển của ngành du lịch, bánh được người dân địa phương làm quanh năm để bán cho khách đến thăm Cù Lao Chàm. 

Một thoáng làng đúc đồng Chú Tượng

Làng đúc đồng Chú Tượng (xã Đức Hiệp, H.Mộ Đức, Quảng Ngãi) nổi tiếng mấy trăm năm nay và được lưu danh trong nhiều giai thoại.

Ông Đỗ Thị và sản phẩm đồng vừa ra lò - Ảnh: Phạm Anh 

Đúc đại hồng chung chùa Thiên Ân

Giai thoại về cái “chuông thần” trên chùa Thiên Ấn (Quảng Ngãi) bây giờ là nổi tiếng nhất. Chuông đánh lên nghe tiếng ngân vang không đâu bằng. Đó là sản phẩm từ tay thợ làng Chú Tượng mà ra.

Bình dị như bánh cáy làng Nguyễn, Thái Bình

“Chú cứ chở cháu tới nhà làm bánh cáy ngon nhất ở đây”, chúng tôi đề nghị một người lái xe ôm tóc hoa râm ở thị trấn Đông Hưng, Thái Bình.
Người đàn ông gật đầu lia lịa, tay đưa mũ bảo hiểm, miệng nói liến thoắng: “Vậy tới một nhà này, chồng tên Đức, vợ tên Thu, con bé còn trẻ, học nghề làm bánh cáy của ông bà nhưng ngon nhất ở đây”. Đó, những bước chân đầu tiên của chúng tôi ở làng Nguyễn, nức tiếng bánh cáy Thái Bình là thế. 

Bánh cáy được cắt thành từng lát mỏng, pha một ấm trà nóng, nhâm nhi miếng bánh cáy để cảm nhận được một thức quà quê ngon bình dị. 

11 thg 12, 2015

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia nằm ở số 1 phố Tràng Tiền, Hà Nội (ngay góc Tràng Tiền - Phạm Ngũ Lão). Tuy nhiên người Hà Nội ít gọi địa điểm này bằng tên chính thức của nó, mà thường gọi ngắn gọn là Bác cổ.

Sở dĩ gọi như vậy là vì nơi đây xưa kia là bảo tàng của trường Viễn Đông Bác Cổ, do người Pháp xây dựng nên, tên gọi là bảo tàng Louis FinotBảo tàng Louis Finot thuộc Trường Viễn Đông Bác cổ Pháp (École Française d’Extrème - Orient), do các kiến trúc sư C.Batteur và E.Hébrard thiết kế năm 1925. Công trình được khởi công năm 1926 và hoàn thành năm 1932. Ngày ấy, đây là nơi trưng bày những đồ cổ thu thập từ các nước ở Đông Nam Á. Nǎm 1958, người Pháp bàn giao lại ngôi nhà này cho chính quyền cách mạng mới.


Mỹ Khê, mở mắt là thấy biển cả

Ngồi trên bãi biển chính hướng Đông ngắm bình minh dát vàng mặt nước, thảnh thơi tản bộ để cho cát trắng lùa vào ngón chân và gió lùa vào mái tóc. Bồ câu bay từng đàn trên những con thuyền nằm ườn sau chuyến lưới đêm và phiên chợ sáng. Lần nào tới Đà Nẵng, tôi cũng chọn nghỉ đêm ở bãi biển Mỹ Khê cho bằng được. Chỉ để mỗi sáng thức dậy là thấy biển ngay trước mắt.

Bãi biển Mỹ Khê nằm dưới chân núi, hướng ra biển Đông rộng lớn