22 thg 10, 2015

Nhớ Ba Tơ và những đặc sản núi rừng

Nhiều người bảo rằng đến huyện miền núi Ba Tơ (Quảng Ngãi) mà chưa ăn những món chế biến từ rau dớn và cá niên thì xem như chưa đến vùng đất này. 

Ngon lành dĩa rau dớn xào tỏi - Ảnh: Minh Kỳ 

Và tôi nghiệm ra điều ấy có phần đúng sau khi thưởng thức những món ăn đậm đà hương vị núi rừng được chế biến từ hai loại đặc sản dân dã trên.

Trong một lần đến Ba Tơ, tôi được các đồng nghiệp công tác tại Đài truyền thanh huyện đón tiếp khá nồng hậu. Các anh đưa tôi đi thăm những di tích gắn với cuộc khởi nghĩa Ba Tơ hơn 70 năm trước.

Bí mật ngự y triều Nguyễn: Xin được lấy... vợ vua

Trong khi rất nhiều quan ngự y do không chữa lành bệnh cho vua nên đã vướng vòng lao lý, thì cũng có những vị quan ngự y được thưởng vì đã biết trước nhà vua sẽ chết, có người còn được ban ân huệ lấy cả phi tần của vua làm vợ. 

Bà Nguyễn Thị Đệ, con gái thứ 7 của bà Lưu Ngân và quan ngự y Nguyễn Bá Chước - Ảnh: chụp lại từ ảnh tư liệu của gia đình 

Xem nơi ở của Thái hoàng Thái hậu triều Nguyễn

Cung Trường Sanh, một cung điện dành cho các vị Thái hoàng Thái hậu cùng các cung nữ tùy tùng của triều Nguyễn nằm trong Đại nội Huế, sau khi trùng tu đã được mở cửa để phục vụ du khách.

Du khách tham quan Không gian văn hóa cung Trường Sanh

Sáng 20.10, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế đã khai trương Không gian văn hóa cung Trường Sanh (Đại nội Huế, Thừa Thiên-Huế) để trưng bày triển lãm về đời sống cung đình Huế và giới thiệu một số hoạt động dịch vụ văn hóa liên quan phục vụ du khách. 

Ba Cẳng - cầu đi bộ đầu tiên ở Sài Gòn

Cầu do người Pháp xây dựng, có ba hướng, hình vòm và gắn liền với một phần lịch sử khu Chợ Lớn xưa.

Cầu Ba Cẳng tọa lạc ở góc đường Bãi Sậy (xưa là nhánh kênh Hàng Bàng, quận 6) và đường Vạn Tượng, ngay khúc rẽ phải ra kênh Tàu Hủ. Hai chân nằm ở bến Bãi Sậy và bến Nguyễn Văn Thành, còn chân kia ở bến Vạn Tượng. Cầu có từ thời Pháp thuộc nhưng đã bị "xoá sổ" hồi năm 1990 do bị sập. 

Cầu Ba Cẳng bắt qua 3 hướng khác nhau. Ảnh: Flickr 

21 thg 10, 2015

Dẻo thơm gạo tám Hải Hậu

Hải Hậu - miền đất nằm ở hạ lưu sông Hồng với nhiều đặc sản nổi tiếng như bánh nhãn, bánh chưng bà Thìn, kẹo lạc... Thế nhưng, thứ gắn bó với thương hiệu Hải Hậu, đi đâu cũng được mọi người nhớ tới chắc hẳn phải là gạo tám xoan. 

Hạt gạo Hải Hậu nhỏ dài nhưng mẩy và đều hạt - Ảnh: Trần Trang 

Có lẽ, do đặc điểm thổ nhưỡng của vùng miền, những cánh đồng lúa mênh mông được hai bờ sông Ninh Cơ bồi đắp quanh năm đã sản sinh ra loại gạo tám xoan đặc biệt với mùi vị không lẫn được vào đâu và không nơi nào có thể trồng được giống gạo này.

Văn hóa ẩm thực của người Tánh Linh: Đi đâu cũng… bánh tráng nướng!

Không biết từ bao giờ, bánh tráng nướng trở nên phổ biến, có hầu hết trong thức ăn của người dân ở vùng Tánh Linh này.

Phơi bánh tráng. 

Buổi sáng…

Dạo qua một vòng các quán ăn ở thị trấn Lạc Tánh, dễ có đến gần chục quán bán cháo lòng và mì Quảng. Đây là hai trong số các món ăn quen thuộc của vùng quê có hơn một nửa số dân gốc Quảng này. Treo lủng lẳng ở ngay trước cửa quán là bao bánh tráng nướng thật to xếp thành chồng cao ngất, vừa mới nướng nóng giòn, dùng để ăn kèm với mì Quảng, cháo lòng.

Cá thác lác Gia An

Nói đến Gia An (Tánh Linh) là nói đến Biển Lạc. Biển Lạc là một từ địa phương, được người dân miền Trung, Nam bộ trong quá trình lưu lạc đến vùng đất mới đặt tên cho một cái hồ rộng như biển. Đến thời danh sĩ Việt Nam Nguyễn Thông (1827–1884) khi được triều đình nhà Nguyễn chấp thuận kế hoạch thám sát vùng La Ngư, Ba Dần (Hàm Tân mới, Tánh Linh và Đức Linh ngày nay) đã gọi Biển Lạc là Lạc Hải. 

20 thg 10, 2015

Vẻ đẹp lãng mạn của Thung lũng Tình yêu

Được ví như “nàng thơ” ngủ giữa cao nguyên Đà Lạt, Thung lũng Tình yêu có diện tích gần 140ha quanh năm mát mẻ, trong lành với cảnh sắc thiên nhiên tuyệt mỹ, hữu tình thu hút du khách gần xa. 

Cách trung tâm thành phố Đà Lạt chừng 6km về hướng Đông Bắc, Thung lũng Tình yêu với những sườn đồi với rừng thông quanh năm xanh biếc, mang đến vẻ đẹp diệu kỳ cho du khách. Từ những năm 30 của thế kỷ trước, Toàn quyền Đông Dương Varenne và các cặp tình nhân người Pháp thường đến đây ngắm cảnh, tâm tình vào những ngày cuối tuần. Người Pháp đã đặt cho thắng cảnh này là Vallée d’Amour. Đến năm 1953, ông Nguyễn Vỹ là Chủ tịch Hội đồng Thị xã Đà Lạt đã đề xuất thay tên tiếng Pháp các hồ nước và con đường ở Đà Lạt bằng tiếng Việt thì cái tên “Thung lũng Tình yêu” chính thức được xuất hiện.

Thung lũng Tình yêu càng trở nên hấp dẫn hơn khi vào năm 1972, một đập ngăn nước được xây dựng vắt ngang tạo thành hồ Đa Thiện, làm biến đổi hình thái và tăng thêm sức quyến rũ cho cảnh quan nơi đây.

Thung lũng Tình yêu, thắng cảnh nổi tiếng của thành phố du lịch Đà Lạt.

Mắm cá mương sông Côn

Hồi trước, tôi hay lên Vĩnh Thạnh để thăm người yêu. Vĩnh Thạnh là một huyện miền núi của tỉnh Bình Định, cách thành phố Quy Nhơn khoảng bảy mươi cây số. 


Bây giờ mọi thứ xe cộ, đường sá đều thuận lợi nên đi lại dễ dàng chứ thời đó cực lắm. Nhà tập thể của cô ấy lại cách bến xe chừng hơn mười cây số. Bởi vậy, tôi luôn kèm theo chiếc xe đạp để khỏi phải cuốc bộ. Chiếc xe nằm chung trên mui với cá khô, mắm muối... ròng rã cả ngày rất nặng mùi nên tôi thường phải rẽ vô một bến sông ven đường để tắm cho xe và tắm cả... cho người.

Về Đà Nẵng ăn gỏi cá Nam Ô

Nam Ô là một làng chài nằm ngay dưới chân đèo Hải Vân, thuộc phường Hòa Hiệp, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng, nơi từng nổi tiếng với nghề làm nước mắm đã có truyền thống lâu đời và còn được biết đến với món gỏi cá đã thành thương hiệu ẩm thực dân gian.


Gỏi cá Nam Ô đã trở thành một trải nghiệm ẩm thực không thể bỏ qua đối với du khách phương xa khi đến với thành phố biển Đà Nẵng. Do được chế biến từ cá sống mới đánh bắt, còn tươi rói nên phải ăn đặc sản này ngay tại Nam Ô mới đúng điệu.