5 thg 5, 2014

Cảnh sắc Mộc Châu

Vượt gần 200 km từ Hà Nội, chúng tôi đến Mộc Châu vào những ngày đầu đông. Trời se lạnh, gió hiu hiu và những lớp sương mù bảng lảng, khiến cảnh sắc nơi đây khi mờ khi tỏ, lúc ẩn lúc hiện, đẹp kỳ lạ.

Với những cảnh quan kỳ vĩ làm say lòng du khách bốn phương, cao nguyên Mộc Châu được đánh giá là rộng và đẹp nhất vùng núi phía Bắc Việt Nam. Dù mùa đông, nhưng Mộc Châu vẫn mênh mang màu xanh: xanh thẳm của bầu trời, xanh biếc của cây lá, xanh lục của núi đồi, xanh ngắt của những cánh đồng hoa cỏ...

Những vườn đào, vườn mận tuy không rạng rỡ kiêu sa như mùa xuân nhưng vẫn giữ được màu xanh dịu dàng của những ngọn lá. Những bãi cỏ ken dày trên mặt đất, tạo thành những tấm thảm xanh bạt ngàn. Những trảng hoa dại li ti dủ sắc màu: vàng, trắng, đỏ, tím, hồng…trải dài tít tắp, thấp thoáng trong sương. Và, xanh nhất là những đồi chè miên man đến như vô tận. Thi thoảng, trên những sườn đồi, những đàn bò, đàn trâu đang nhẩn nha gặm cỏ…

Song, nếu cảnh sắc nơi này chỉ có thế thì lượng du khách đã không kéo đến Mộc Châu ngày càng tăng như thế. 

Khu du lịch Hồ - Rừng thông 

Chiêm ngưỡng ngôi làng cổ nhất Việt Nam

Làng Đường Lâm thuộc thị xã Sơn Tây, cách Hà Nội hơn 50 km. Đường Lâm là làng cổ nhất Việt Nam, được công nhận “Di tích quốc gia”, từng là nơi cư trú của người Việt cổ cách đây khoảng 4.000 năm.

Tọa lạc trên những ngọn đồi bán sơn địa với những vỉa đá ong cổ nên các ngôi nhà, những bức tường, giếng nước… trong làng đều được xây bằng đá ong. Vì vậy, Đường Lâm còn có tên gọi “Làng cổ đá ong”.

Chúng tôi đến Đường Lâm vào một ngày nắng đẹp, hết sức thú vị khi tận mắt chiêm ngưỡng ngôi làng cổ nổi tiếng này. Trải qua bao thăng trầm, nơi đây vẫn lưu giữ hình ảnh của một ngôi làng cổ Việt Nam với cổng làng, cây đa, giếng nước, ao sen và rất nhiều di tích văn hóa, kiến trúc đại diện cho nền văn minh châu thổ sông Hồng.

Tịnh Xá Linh Quang

Vùng biển Phước Hải (huyện Long Đất, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) nổi tiếng với cảnh đẹp của trời biển và núi non hữu tình, đồng thời còn ghi dấu ấn trong lòng du khách bởi nhiều ngôi chùa, đình cổ độc đáo. Tịnh xá Linh Quang là một điểm đến hấp dẫn cho du khách khi muốn thăm viếng Tịnh xá Linh Quang hay vãn cảnh chùa ở đây.

Bước qua cổng tịnh xá, không gian thanh tịnh như tràn ngập vào tâm trí du khách thập phương, tạo cảm giác thư thái xen lẫn với tiếng gió biển phía xa. Trước mặt du khách bây giờ là tượng Phật Bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay đặt uy nghi trên phật đài. Bên cạnh đó là chính điện Tịnh xá Linh Quang hiện lên với mái ngói uốn cong được thiết kế trang nghiêm mà đẹp mắt. 

Lầu đặt tượng Phật Bà Quan Âm nghìn mắt, nghìn tay. 

29 thg 4, 2014

Cây to nhất TPHCM

Cây to nhất TPHCM (không phải nhất nước) được xác nhận là cây sọ khỉ có danh số 1552 trong Thảo cầm viên TPHCM. Cây sọ khỉ còn gọi là cây xà cừ trồng rất nhiều nơi trong nước làm cây xanh che bóng mát, gỗ xà cừ cũng dùng nhiều để đóng vật dụng, nhưng cây lớn nhất là cây này.

Đường kính cây sọ khỉ này hơn 3 met, ở vi trí chiều cao 1,3 met

Lại bêtông hóa thêm một danh thắng

Sau hàng loạt dự án can thiệp thô bạo vào các thắng cảnh du lịch như lắp thang máy để “leo” Ngũ Hành Sơn, xây dựng cáp treo trên đỉnh Phanxipăng... lại thêm một danh thắng tiếp tục bị con người can thiệp, đó là dự án “nâng cấp điểm dừng chân Mã Pì Lèng” trên cao nguyên đá Đồng Văn mà huyện Mèo Vạc (Hà Giang) đang thực hiện.

Còn nhớ năm 2011, cộng đồng phượt đã bàng hoàng khi chợ phiên Đồng Văn dời sang địa điểm mới để lại những dãy nhà cổ đẫm màu thời gian và hoài niệm trở nên hoang lạnh thì mấy ngày gần đây, một bức ảnh chụp toàn cảnh “đệ nhất hùng quan” trên đèo Mã Pì Lèng được chia sẻ trên mạng xã hội lại khiến nhiều người “thương nhớ Đồng Văn” thêm một lần đau xót.

Xốn xang mùa hoa loa kèn

Dường như sắc trắng của những loài hoa tháng ba vẫn còn luyến tiếc với đất trời nên đã gửi gắm hương sắc, nỗi niềm ấy cho loài hoa trắng của tháng tư mang cái tên "vang dội": hoa loa kèn.

Người trồng hoa loa kèn ngắt hoa một cách cẩn thận, khéo léo - Ảnh: Hà Trang

Hoa loa kèn (còn gọi là huệ tây hay bách hợp) được xem như dấu gạch nối giữa mùa xuân ấm áp, đâm chồi nảy lộc sang mùa hè xanh tươi, đầy nhựa mới. Đó là loài hoa sang trọng, đài cát và quyền quý nhưng vẫn giữ được nét trong sáng, nhẹ nhàng đặc trưng của Hà Nội khi tháng tư về.

Về thăm xứ thanh trà

Vào những ngày này, khách du lịch có dịp đi trên quốc lộ 54, đoạn từ thị xã Bình Minh hướng về Trà Ôn (Vĩnh Long), ghé qua ấp Đông Hưng 1 và Đông Hưng 2, thuộc xã Đông Thành chắc sẽ choáng ngợp trước những vườn thanh trà oằn trái, căng tròn và mọng nước. 

Thanh trà bày bán dọc hai bên lề đường - Ảnh: Hưng Phú

Đến đây, du khách không những tham quan các vườn cây trái sum suê mà còn tận mắt chiêm ngưỡng những chùm thanh trà mơn mởn, khoe sắc, khoe hương dọc hai bên lề đường. Ấn tượng nhất là đoạn đường dưới dốc cầu Cần Thơ, phía Vĩnh Long.

28 thg 4, 2014

Cây bao báp

Bao báp là một loài cây khổng lồ, sống ở châu Phi. Cây trưởng thành cao 20 - 30 met, và có đường kính từ 7 đến 11 met. Nó to đến nỗi người ta có thể khoét lòng thân cây thành nhà ở (nhà ở bề ngang 4 - 5 mét là ok rồi, đúng không?).

Bạn có thể xem ảnh này để hình dung nó to cỡ nào. (Ảnh: Wikipedia)


Tìm dấu chân địa đàng nơi Bãi Xép

Bãi cát vàng óng trải dài ra mép sóng lô xô tung bọt trắng xóa bờ gây ấn tượng đẹp lạ lùng, khiến du khách phải lòng ngay cái nhìn đầu tiên với Bãi Xép (xã An Chấn, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên).

Không chỉ có bãi cát vàng óng như mật, Bãi Xép còn có hai mũi đá lớn nhô ra biển bọc hai đầu bãi khiến những con sóng xô vào tung bọt trắng trời. Và rồi du khách sẽ ngỡ ngàng khẽ đặt từng bước chân trần lên cát, ngỡ như mình đi tìm lại dấu chân người trong chốn địa đàng hoang sơ.

Bãi cát vàng óng đẹp hoang sơ nơi Bãi Xép khiến du khách tưởng như lạc vào chốn địa đàng

Làng cối xưa Nha Trang

Ngày trước, các loại cối giã, cối xay bằng các chất liệu đá, gỗ… là một dụng cụ đặc trưng không thể thiếu trong đời sống của mỗi gia đình Việt Nam. Mỗi lọai cối có một công dụng khác nhau. 

Cối xay thì để xay bột, cà đậu, nghiền khoai, xay lúa…Cối giã thì để giã gạo, giã cua, giã giò…Ngoài ra, cối còn để đập lúa, làm đồ kê cửa, chặn cổng…Ngày nay, các công việc trên đều có các thiết bị hiện đại thay thế. Vì vậy, những cái cối xay "truyền thống" thường bị bỏ bê, lăn lóc. nơi xó bếp, góc nhà, trong vườn… 

Huỳnh Hữu Lộc - chủ nhân Làng cối Nha Trang