24 thg 9, 2013

Ốc gạo cù lao Tân Phong

Tân Phong là một cù lao nằm giữa sông Tiền, thuộc huyện Cái Bè (tỉnh Tiền Giang) từ lâu đã được mọi người biết đến với những đặc sản như sầu riêng, nhãn mòng, cam sành… gắn liền với chợ nổi Cái Bè nằm sát bên mạn hữu của cù lao này. Tuy nhiên, Tân Phong không chỉ có những ghe thuyền trái cây tấp nập đến và đi mà ở đây còn có một loại ốc, ốc gạo Tân Phong vô cùng thơm ngon, được người dân các nơi ưa thích.

Ốc gạo luộc với gừng, sả nêm mắm thơm, chanh tươi và ớt, tỏi... chỉ nhìn đã muốn ăn. Ảnh: Bảo Thư 

Chúng tôi đã may mắn được ăn ốc gạo Tân Phong ở nhà chú Tuấn - từng làm bên hội Nông dân xã. Nhà chú Tuấn, cũng như nhiều gia đình khác ở đây, trồng đủ các loại cây như vú sữa, đu đủ, mãng cầu, sa-phô-chê, sầu riêng… ở ngoài vườn, men theo bên bờ sông Tiền.


Địa đạo trên vùng đất lửa Vĩnh Linh

Biển Cửa Tùng, nơi có cửa địa đạo nối liền liên lạc với đảo Cồn Cỏ, một tiền đồn nổi tiếng thời chiến tranh ác liệt. 

“Ai về đất mẹ Vĩnh Linh, quê tôi có dòng Bến Hải ân tình nặng sâu...”. Câu hò ngày nào vẫn còn vang vọng như tiếp thêm sự hứng thú cho chúng tôi khi tìm về vùng đất Vĩnh Linh (Quảng Trị), nơi có một hệ thống địa đạo lớn nhất nước trong thời chiến tranh. Câu chuyện về địa đạo Vịnh Mốc như huyền thoại, thể hiện bản lĩnh can trường và ý chí sắt đá của người dân Vĩnh Linh được chứng minh bằng những địa đạo, hầm hào như thiên la địa võng trong lòng đất.

Từ thành phố Đông Hà - trung tâm hành chính, thương mại tỉnh Quảng Trị, mất khoảng hơn 1 giờ chạy xe máy theo quốc lộ 1A ra phía bắc rồi rẽ vào nhánh đường nhỏ xuống biển, chúng tôi đến được địa đạo Vịnh Mốc (thôn Vịnh Mốc, xã Vĩnh Thạch, huyện Vĩnh Linh).


"Cổng trời", vừa đến đã “say”!

Nằm ở độ cao hơn 1.200m so với mực nước biển, xã vùng cao An Toàn huyện An Lão được ví như “cổng trời” phía Tây bắc tỉnh Bình Định. Trước đây, từng có nhiều giai thoại để đời về hành trình gian nan vượt dốc của những đoàn công tác từ dưới xuôi lên. 

Giờ tất cả đều trở thành ký ức. Đường lên "cổng trời" hôm nay có lẽ là cung đường đẹp nhất trong tỉnh, thôi thúc những bước chân khám phá của giới trẻ mê nhiếp ảnh và “phượt”.


Trò chơi của những đứa trẻ trên "cổng trời" 


23 thg 9, 2013

Cá nướng sông Đà thơm lừng đất Hòa Bình

Cách thành phố Hòa Bình 2 km, một dãy hàng cá nướng với vô vàn loài cá thơm ngon níu chân những vị khách phương xa đi qua. Chỉ đơn giản với những que tre cặp cá nướng trên lửa, hương vị cá ngon thật khó khiến bạn từ chối.

Sông Đà từ lâu rất nổi tiếng với nhiều loài cá ngon như cá thiểu, cá trắm đen, cá măng… Tại lưu vực lòng hồ sông Đà (Hòa Bình), cá nướng là món đặc sản. Cá được bán quanh năm nhưng vào mùa nước về tháng 9-10, cá măng, cá trắm, cá thiểu mới được mùa, các cửa hàng mới có nhiều cá tươi bán cho khách. 

Cá nướng trên giàn lửa với đủ loại. 


Thuyền độc mộc trôi trên hồ Ba Bể

Không chỉ mãn nhãn với khung cảnh nên thơ hữu tình của mây trời sông núi, cảm giác như lướt trên mặt nước bằng con thuyền độc mộc mỏng manh là trải nghiệm mà bất kỳ du khách nào cũng muốn thử một lần khi đến với hồ Ba Bể.

Hồ Ba Bể (Bắc Kạn) cách Hà Nội hơn 220 km về phía Bắc được ví như “viên ngọc xanh” giữa núi rừng, là điểm du lịch sinh thái lý tưởng với du khách. Nằm trong top 20 hồ nước ngọt lớn nhất thế giới, hồ Ba Bể mang vẻ đẹp hoang sơ và thơ mộng với không khí mát lạnh, dễ chịu.

Điều đáng ngạc nhiên là ở độ cao trên 145 m so với mực nước biển và nằm trên lưng chừng núi đá vôi, hồ Ba Bể quanh năm vẫn đầy ắp một màu xanh của nước, của trời và cỏ cây hoa lá. Vào sáng sớm, khi sương chưa tan, hồ mang vẻ đẹp huyền bí của một địa danh rộng lớn bao la. Phong cảnh hữu tình cộng với sự bình lặng của tự nhiên khiến khách ghé thăm như quên đi mọi ưu phiền của cuộc sống. 

Những cô gái Tày chèo thuyền độc mộc trên hồ Ba Bể đã trở thành biểu tượng của Bắc Kạn. Ảnh:dulichbackan.com. 

22 thg 9, 2013

Một di tích còn ít người biết ở Huế

Tình cờ, trước thềm Xuân Nhâm Thìn, trong lúc dạo dọc hành lang trên trụ sở UBND tỉnh Thừa Thiên Huế trước cuộc họp bàn về Lễ Khai mạc Năm Du lịch quốc gia và Đêm Thơ Nguyên Tiêu, tôi chợt để ý đến căn nhà nhỏ giữa hai cây vông đồng cổ thụ cuối sân phía sau đang có người lo chuyện cúng tế. Có thể đây là di tích duy nhất còn lại của Dinh Phủ Doãn ngày xưa mà anh tôi đã có lần cho biết: “Trong Dinh Phủ Doãn có tấm bia đá ghi tên những nhà khoa bảng từng giữ chức Phủ Doãn các triều vua Nguyễn.” 

Quả nhiên, trước căn nhà nhỏ ở nơi khuất vắng ít người để ý ấy, ông Nguyên Thông đang giúp mấy cán bộ văn phòng lo lễ cúng nhân năm mới sắp đến. Thật may là mặc dù hơn một thế kỷ qua, việc xây dựng các công trình trong khuôn viên này đã xáo trộn nhiều thứ, nhưng tấm bia cổ vẫn còn. Đối diện với tấm bia cổ là tấm bia mới dựng ngày 30 tháng 6 năm 1956, ghi rõ:

“Tại khuôn viên tỉnh lỵ Thừa Thiên, nguyên trước có lập hai miếu (một cái thờ văn ban, một cái thờ võ ban). Nhơn sự kiến thiết lại Tòa tỉnh trưởng nên phải làm chung lại một miếu để hiệp tự cho được trang hoành tráng lệ phụng thờ vĩnh viễn muôn năm. Huế ngày 30 tháng 6 năm 1956. Tỉnh trưởng tỉnh Thừa Thiên - Thị trưởng Đô thị Huế Hà Thúc Luyện.” (Nội dung trên có chữ Hán kèm theo.)




Lẩu trâu nấu mẻ

Thịt ăn dễ bị ngán nhưng thịt trâu lại là món khoái khẩu. Từ xưa, ông bà kể thịt trâu bị lạc đạn chết ngoài đồng - phần úp xuống nước - đem lên dùng ngon gấp mấy lần thịt bò.

Lẩu trâu - Ảnh: hoamulanvn trên Flickr

Bây giờ, nhiều người sợ thịt chứa hormone tăng trưởng tìm tới thịt trâu như thực phẩm an toàn. Nào sườn, dụm, trâu hầm sả cho đến trâu luộc nhưng món hấp dẫn hơn cả có lẽ là nấu với cơm mẻ. Nói là thịt nhưng dĩa "nguyên liệu" hội đủ những thịt, nạm, lòng… và có cả trâu vò viên. Càng bắt mắt với hàng loạt rau củ quả, cải thảo, củ cải xắt lát, cà rốt, rau cần, mồng tơi, chuối chát, ngò gai, lá quế, dĩa sả, ớt; chén cơm mẻ… Tất cả bài trí quanh cái cù lao khói cuộn mùi than đước.

21 thg 9, 2013

Kỳ thú Vân Long

Ngồi trên những chiếc thuyền nan do chính những người dân bản địa ở Vân Long (Gia Viễn, Ninh Bình) vừa chèo thuyền vừa hướng dẫn về lịch sử văn hóa của vùng đất là một trải nghiệm thú vị khi khám phá Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước này.

Trong khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 9 hằng năm, Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long luôn tấp nập du khách đến khám phá cảnh quan. Ấn tượng đầu tiên khi chúng tôi đặt chân lên vùng đất này là nghe ông Nguyễn Đình Tân, người quản lý tour khám phá Vân Long giới thiệu về thắng cảnh du lịch ở quê mình. Ông kể câu chuyện về một vị khách du lịch đến từ nước Pháp tên là Robest đi tìm địa danh ghi trong cuốn hồi ký của bố mình, từng là cựu chiến binh ở chiến trường Việt Nam. Trong cuốn hồi ký đó, có đoạn ghi rằng: “Ngày 24 tháng 9 năm 1943… Trên đường hành quân ở Bắc Bộ An Nam có một vùng đất ngập nước kỳ lạ. Ở đây mùa thu chim kéo về ngợp trời. Chiều chiều, từng đoàn khỉ, vượn từ trên núi xuống uống nước, kiếm ăn như một chốn chưa có dấu chân người khai phá….”


20 thg 9, 2013

Nơi quê hương ‘vợ chồng A Phủ’

Suốt dọc con đường dài từ Tà Xùa về Hồng Ngài, Bắc Yên, Sơn La nay đã làm đường ven xã, những thửa ruộng bậc thang cùng vô vàn ruộng ngô bạt ngàn xanh gợi về hình ảnh trong tác phẩm của nhà văn Tô Hoài.

Đường lên Hồng Ngài giờ có thể đi theo 3 hướng. Từ Trạm Tấu, Yên Bái trèo đèo qua với con đường đã liên thông giữa hai tỉnh Sơn La - Yên Bái. Từ thành phố Sơn La về huyện Bắc Yên chừng 80 km, vượt qua con đèo Chẹn dài 20 km, dọc sông Đà để về trung tâm huyện Bắc Yên. Và một con đường đi từ phía Mường Cơi, Phù Yên đi vào. Dù chạy từ phía nào để đến với Hồng Ngài cũng đều vượt qua những dãy núi trùng trùng điệp điệp với cảnh sắc hùng vĩ của núi rừng Tây Bắc. 

Đường Bắc Yên (Sơn La) nối cùng Trạm Tấu (Yên Bái). 

19 thg 9, 2013

Cá kho quẹt - món quê nhớ mãi

Trong món ăn quen thuộc của người Việt có những món ăn tuy đơn sơ, đạm bạc nhưng đôi khi còn ngon hơn sơn hào hải vị. Không chỉ ngon miệng mà còn thân thiết, gắn bó với bao kỷ niệm của mỗi người dân quê, đến nỗi khi xa quê nghe ai nhắc tới lại cảm thấy bồn chồn nhớ nhung.

Nước mắm kho quẹt