16 thg 7, 2013

Ôi, Ngoạn Mục!

Không phải vô cớ mà con đèo Sông Pha nối giữa Phan Rang và Đà Lạt lại còn có tên gọi là đèo Ngoạn Mục. Con đèo dài 18,5 km nối giữa cao nguyên Lang Biang (Đà Lạt) và thung lũng Ninh Sơn (Ninh Thuận), có độ cao từ 200 đến 980 met là một trong những con đèo đẹp và ngoạn mục nhất miền Nam.

Đà Lạt cách Phan Rang 70 km đường chim bay, 110 km đường bộ. Đà Lạt nổi tiếng là miền đất lạnh. Phan Rang là nơi gió như phang, nắng như rang. Vượt 70 km đường chim bay, qua con đèo là ta đã đi từ nơi nóng nhất đến nơi lạnh nhất phương Nam, đó cũng là điều ngoạn mục.

Trước đây tôi đã từng qua con đèo này nhiều lần, mỗi khi từ Nha Trang hay từ Phan Rang qua Đà Lạt (đi theo quốc lộ 27), và lần nào cũng thấy thú vị khi từ trên cao nhìn xuống con đường ngoằn ngoèo uốn lượn giữa rừng thông.


Đèo Ngoạn Mục. Ảnh: Wikipedia

Phá lấu

“Phá lấu” là tiếng Tiều (Triều Châu, Quảng Đông, Trung Quốc) để chỉ một món ăn đặc trưng của họ. Từ lâu, món phá lấu trở nên quen thuộc với người Việt và được ưa chuộng đặc biệt với những người thích nhắm với rượu, bia hay ăn kèm bánh mì như một kiểu ăn nhanh, tiện lợi và ngon miệng không thua 'hamburger' của người Mỹ.

Thịt heo phá lấu. Ảnh: Phương Kiều 

Chuyện truyền khẩu kể rằng: Ngày xa xưa, người Tiều bị người Phúc Kiến (Trung Quốc) xua đuổi phải chạy xuống vùng đất Triều Châu định cư. Đó là vùng đất đai khô cằn, sỏi đá và có nhiều thú dữ.


Săn cua trên núi Cấm

Không chỉ hành hương, tham quan ngắm cảnh, lên núi Cấm (An Giang) mùa này với những ai thích khám phá không gì hấp dẫn bằng một "tour" theo chân người săn cua núi và tổ chức tiệc vui ngay giữa núi rừng.

Cua núi vừa săn bắt - Ảnh: H.Vũ

Là một trong những khu du lịch hút khách ở An Giang với khí hậu mát mẻ vùng thủy tú sơn kỳ, lần đầu tiên đặt chân lên núi Cấm chắc chắn bạn sẽ ngỡ ngàng trước vẻ đẹp kỳ diệu của núi rừng.


Rực rỡ chợ phiên Cốc Ly

Loay hoay ở Mường Nhé, quên mất ngày tháng. Đến Lào Cai hôm thứ hai mới biết mình vừa hụt chợ phiên chủ nhật Bắc Hà. Chưa kịp nuối tiếc, tiếp tân khách sạn Đoan Trang nhanh nhảu mách: “Mai anh đi Cốc Ly đi. Chợ phiên thứ ba ở đó vui lắm...”. 

Thế là đi.

Phiên chợ trâu đặc biệt ở Cốc Ly - Ảnh: Thái Ngọc

Xã Cốc Ly thuộc huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai. Không xa Lào Cai lắm nhưng nằm heo hút nơi rừng rậm biên cương, lại bị “cái bóng” của Sa Pa kiều diễm, Bắc Hà nhiệt náo che khuất…


Thăm “con sông quê hương” của Tế Hanh

Ai đã đọc qua bài thơ Nhớ con sông quê hương của Tế Hanh có lẽ cũng đều muốn được một lần đến với dòng sông này. 

Đó là sông Trà Bồng nằm phía cực bắc của tỉnh Quảng Ngãi, phát nguyên từ những dãy núi cao giữa Trường Sơn của huyện Trà Bồng, qua nhiều thác ghềnh rồi xuôi ra cửa Sa Cần, hòa nước vào biển Đông.


Vẫn “nước gương trong soi tóc những hàng tre” bên đoạn sông gần nhà cũ của nhà thơ Tế Hanh - Ảnh: Huỳnh Văn Mỹ


Phong Điền - ấn tượng một mùa dâu

Những ngày này, trên những con đường từ Cái Răng - Phụng Hiệp xuống Sóc Trăng, Cần Thơ - Mỹ Khánh vô thị trấn Phong Điền, Vĩnh Long qua Chợ Lách - Bến Tre, nhất là hai bên đường 91B, chỗ nào cũng bày bán đầy trái cây, nhiều nhất là dâu và chôm chôm vì đang thời điểm chính vụ. 

Ngoài đường chỗ nào cũng dâu, dâu xanh, dâu vàng ngồn ngộn. 

Mùa dâu - mùa du lịch về Phong Điền - Ảnh: Hoài Vũ

Đến Phong Điền, nhìn đâu cũng choáng mắt, dâu xuống phố, dâu lắt lẻo trên cây, dâu bồng bềnh theo chợ nổi, sắc màu tươi rói khiến du khách nào cũng cảm thấy háo hức khi vừa đặt chân đến vùng đất “Ba Láng, Vàm Xáng, Phong Điền. Anh có thương em thì cho bạc cho tiền. Đừng cho lúa gạo xóm giềng cười chê”...

15 thg 7, 2013

Món măng nhường của người Tày

Mùa mưa tháng 7 cũng là lúc những cánh rừng ở Kbang hào phóng ban tặng cho con người nhiều sản vật, trong đó có măng lồ ô. Và lúc này, trong góc bếp của người Tày, Nùng ở đây cũng thường xuyên xuất hiện món ăn truyền thống dân tộc: món măng nhường. 

“Măng của cây nứa tép hoặc măng vầu làm món măng nhường là nhất hạng. Ở đây rất hiếm khi có loại măng này nên chúng tôi thường làm bằng măng lồ ô. Mưa xuống, măng lồ ô bạt ngàn khắp các cánh rừng …”- người phụ nữ dân tộc Tày Hoàng Thị Nga (xã Lơ Ku) nói về nguyên liệu để chế biến món ăn truyền thống. Chị cũng cho biết thêm, măng le vùng này cũng nhiều vô kể nhưng loài măng này đặc ruột nên không dùng để chế biến được.




Pặc Sủi, hùng thác giữa đại ngàn

Nằm giữa núi rừng Tiên Yên, Pặc Sủi nổi tiếng là một ngọn thác hùng vĩ, mang vẻ đẹp lãng mạn của núi rừng, vừa ẩn chứa bao huyền tích đẹp. Đây là một điểm đến hấp dẫn, ấn tượng, khó bỏ qua đối với những du khách ưa khám phá, thích chụp ảnh… 

Với 16 tầng, thác nước bắt nguồn từ đỉnh núi cao giữa rừng già, đổ xuống qua nhiều bậc, tung bọt trắng xoá. Vì thế người dân địa phương gọi là Pặc Sủi, nghĩa là thác nước trắng. Sự tích kể rằng, xa xưa, cứ vào ngày mùng 9 tháng 9 âm lịch, có bảy nàng tiên nữ giáng trần, xuống tầng thác thứ 12 của Pặc Sủi đùa vui trên phiến đá rộng phẳng lì, bên cạnh một hồ nước trong vắt, mát lạnh. Từ đó ngày này được coi là ngày sinh ra nguồn nước… 


Thác Pặc Sủi. 

Thác Mơ, nên một lần đến

Hai năm trở lại đây, thác Mơ được biết đến như một điểm dừng chân lý tưởng của du khách trong những ngày hè nóng bức. 

Để đến thác Mơ (thị trấn Lăng Cô - Phú Lộc - TT Huế) có thể đi theo 2 hướng: từ TP. Huế đi về chừng 65km, hoặc từ Đà Nẵng ra khoảng 40 km, đến điểm đầu và điểm cuối đường Trịnh Tố Tâm, rẽ vào địa phận thôn An Cư Tây, thẳng vào đường Hói Mít chừng 7km sẽ bắt gặp thác Mơ hùng vĩ được bao phủ giữa núi rừng. 

Thác Mơ, điểm dừng chân lý tưởng cho du khách trong những ngày hè 


Lăng Vạn Cù Lao- Di tích lịch sử văn hoá

Nằm giữa lòng xóm chài, trong một khu đất hẹp, với diện tích 342 m2 , Lăng Vạn Cù Lao, Bình Chánh (Bình Sơn) ẩn mình dưới những tán lá đỏ sẫm, sum suê của cây bàng cổ. Cũng giống như những lăng Vạn khác ở ven biển miền Trung nói chung và xứ Quảng nói riêng, Lăng Vạn Cù Lao trông cổ kính với mái cong hình rồng, những hàng ngói âm dương bạc màu và bức tường vôi loang lổ. Người dân địa phương từ trẻ đến già, ai cũng biết Lăng được xây là để thờ thần Nam Hải, và được UBND tỉnh công nhận là di tích lịch sử văn hoá, nhưng không mấy ai biết Lăng được xây dựng từ bao giờ?

Theo lời các bậc cao tuổi trong làng, thì Lăng được xây dựng vào thời nhà Lê, gắn liền với quá trình mở đất, lập làng định cư xây dựng cuộc sống của làng chài.

Lễ cầu ngư tại làng chài Mỹ Tân (Bình Chánh).