24 thg 3, 2013

Những món ngon từ bắp chuối rừng

Bắp chuối rừng nấu canh, xào hay trộn gỏi tôm thịt... là những món ăn ngon độc đáo nơi vùng cao xứ Quảng.

Bắp chuối rừng vốn là nguồn thực phẩm quý mà thiên nhiên đã ban tặng cho bà con miền núi. Với đôi bàn tay khéo léo, người phụ nữ vùng cao đã chế biến bắp chuối rừng thành nhiều món dân dã. Không những ngon miệng, theo kinh nghiệm dân gian, bắp chuối rừng còn rất tốt cho cơ thể, làm máu lưu thông, giải nhiệt trong mùa nắng nóng... 


Canh bắp chuối rừng nấu giò lợn rừng. Ảnh: T.L. 

Để thưởng thức hết hương vị thơm ngon của bắp chuối rừng, người dân ở đây thường chọn những bắp chuối vừa mới ra hết buồng. Tước bỏ phần bẹ ngoài, thái lát mỏng vừa ăn, ngâm vào nước đã pha chanh hoặc giấm cho trắng. Sau đó vớt ra để ráo, trộn với các loại rau khác để ăn sống. Dễ chế biến nhất là bắp chuối xào, chỉ cần bắc chảo lên phi thơm dầu cùng hành tỏi, cho bắp chuối thái mỏng vào xào, rắc lên một ít tiêu, nêm gia vị vừa ăn là được. Đơn giản là thế nhưng ai đã ăn một lần thì không thể quên được hương vị thơm nồng cay cay của món ăn.


23 thg 3, 2013

Thác Bản Giốc

Bản Giốc là thác nước tự nhiên lớn nhất khu vực Đông Nam Á., lớn thứ tư thế giới trong số các thác nước đẹp nhất nằm trên biên giới giữa các quốc gia.

Việt Nam có nhiều thác nước hùng vĩ, đẹp, như Đambri (Bảo Lộc), Datanla, Pren (Đà Lạt), Trinh nữ, Đraynu, Đraysap (Đắc Lắc)...Tuy vậy, thác nước được coi là lớn nhất, đẹp nhất Việt Nam là thác Bản Giốc. Thác Bản Giốc nằm tại xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng, cách thị xã Cao Bằng gần 90 km. 

Bản Giốc - thác nước lớn thứ tư thế giới, thác đẹp nhất nằm trên biên giới giữa các quốc gia 

Từ Hà Nội, chúng tôi đi ô tô lên Cao Bằng. Cảnh sắc tuyệt vời và khí hậu mát mẻ của miền Đông Bắc với đồi núi chập chùng, những cánh rừng xanh ngắt, những nương lúa rập rờn…khiến con đường gần 300 km như ngắn lại rất nhiều.


Viếng "đất Phật" núi Sam, Bảy Núi

Đến An Giang, một số khách tham quan, du khảo... còn hầu hết khách vì mục đích tín ngưỡng bởi từ xưa, người dân đã coi núi Sam và vùng Bảy Núi là vùng địa linh, đất Phật. 

Du khách tham quan hồ Thủy Liêm và chùa Phật Lớn - núi Cấm - Ảnh: H.Vũ

Tại núi Sam, lễ hội vía Bà hằng năm thường diễn ra từ ngày 22 đến 25-4 âm lịch nhưng những năm gần đây, từ sau Tết Nguyên đán kéo dài đến hết tháng 4 âm lịch, du khách đã bắt đầu đổ về núi Sam và núi Cấm khiến không khí phố núi ngày càng tưng bừng náo nhiệt.


Vị bánh nếp hương xưa

Mấy chục năm sống xa quê, được đi đó đi đây, thưởng thức nhiều món ngon nơi đất khách nhưng lòng tôi chẳng lúc nào nguôi ngoai, nhớ về món quà quê của một thời nghèo khó, món bánh nếp.

Bánh nếp được bọc lá chuối đem hấp - Ảnh: T.Ly

Thỉnh thoảng lúc rảnh rỗi má mới làm bánh nếp cho cả nhà ăn. Hầu hết phụ nữ quê tôi đều biết làm bánh nếp. Rất giản dị, bánh được làm từ bột nếp và nhân đậu xanh, nhưng quan trọng lại là sự khéo léo của người chế biến từ khâu chọn nguyên liệu cho đến pha chế nước mắm. 

22 thg 3, 2013

Nhất Hà Giang

Cô bí thư tỉnh đoàn Hà Giang tự hào khoe “Hà Giang có ba cái nhất”… rồi dừng lại đó, mặc cho người nghe háo hức chờ đợi. Tôi có cảm giác như mình bị treo lơ lửng trên đôi môi chúm chím chết người của cô. Cho đến lúc biết chắc người đối diện không còn chịu đựng nổi nữa, cô mới chịu hé lộ: “Một là, nhiều đá nhất. Hai là ít nước nhất. Và ba là hiếu khách nhất”.

Đèo Mã Pí Lèng

Gì chứ khoản hiếu khách thì tôi đồng ý. Lúc xe mới vào địa phận thành phố, Hồng Minh - người bạn dẫn tôi lên Hà Giang - gọi điện báo tin có bạn lên thăm, thế là mấy phút sau vợ chồng cô bí thư tỉnh đoàn đã xuất hiện, hướng dẫn chúng tôi đến một nhà hàng đặc sản, tự tay sắp xếp ghế ngồi, đặt món ăn, chuyện trò hồ hởi phấn khởi.

Xem chim ở Đất Mũi

Anh bạn người ngoại quốc đến tìm tôi, mang theo niềm băn khoăn không biết tìm nơi nào để trả hai con cò nhỏ mà anh vô tình có được về “nhà” của chúng. Thấy anh xót xa ngó hai con cò yếu ớt bị nhốt trong rọ, tôi tự nhủ không được ngại khó, phải đưa chúng, và cả người bạn yêu thiên nhiên này nữa, về đúng nơi được gọi là xứ sở của các loài chim...


Thả chim, bắt cá ở U Minh Hạ

6 giờ sáng, chiếc máy bay đưa chúng tôi từ phi trường Tân Sơn Nhất xuống sân bay Cà Mau. 6 giờ 50, hai du khách mang theo hai con cò hối hả đón xe ôm phóng thẳng ra bến tàu cao tốc để đi U Minh Hạ.

Ca nô lướt sóng giữa dòng sông rộng mênh mông, giữa tiếng rì rào của rặng tràm xanh mướt hai bên bờ. 45 phút sau, chúng tôi phải chuyển qua chiếc ghe chèo nhỏ bé thì mới có thể len lỏi giữa ngút ngàn đước xòe rễ ngoằn nghèo, gốc mắm xù xì và lềnh khênh tràm.

Bánh gừng

Bánh gừng có hình san hô. Ảnh: Cúc Tần 

Bánh gừng là món ăn chơi của người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long. Nếu có dịp ghé các địa phương có người dân tộc này cư trú vào những ngày lễ tết của họ, như Chol Chnam Thmay (mừng năm mới), Prôn-chung-bân (thường gọi là Pithi Sen Dolta, ngày lễ cúng ông bà tổ tiên), Ok Om Bok (lễ cúng trăng)... du khách sẽ được thưởng thức hương vị bánh gừng, mà người Khmer gọi là Num-khơ-nhây.

Loại bánh truyền thống, đặc sắc này còn có mặt ngay cả trong những lễ lạc nhỏ, trong sinh hoạt giao tiếp quan trọng thường ngày, như đám làm phước, lễ dâng y, lễ dâng bông, đám hỏi, đám cưới… Khách đến nhà vừa nhai miếng bánh béo, giòn, thơm ngon, tan dần trên mặt lưỡi, nhấp ngụm trà nóng vừa bàn chuyện chùa chiền, vụ mùa, mua bán, hạnh phúc lứa đôi, ma chay… thật là thích thú. 


Làng tre Phú An

Bia đá khắc ghi vườn sưu tập tre Việt Nam. 

Cây tre đã gắn bó với người Việt hàng ngàn đời nay. Tre là nguyên liệu được người Việt khai thác tối đa sự hữu dụng tưởng như vô hạn; từ những vật dụng gần gũi, thiết thân trong đời sống thường nhật cho đến khí cụ chiến đấu, bảo vệ quê hương. Hình ảnh lũy tre thanh bình, thơ mộng trong thi ca, trong bao chuyện tình lãng mạn và cả trong huyền sử Thánh Gióng.

Cách trung tâm TPHCM khoảng 35km về phía bắc, nằm trong địa phận huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương, làng tre Phú An được biết đến như một cơ sở nghiên cứu và thực nghiệm bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và xử lý môi trường bằng thực vật.


Măng Đen mở hội

Khi tiếng cồng khai hội do ông Nguyễn Văn Hùng - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh gióng lên, rồi ngọn lửa thiêng của núi rừng bùng lên bởi các già làng là lúc Tuần lễ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Măng Đen lần thứ nhất diễn ra từ 16-18/3 đã chính thức được khai mạc tại đồi Đắk Ke, Khu du lịch sinh thái Măng Đen, xã Đắk Long, huyện Kon Plong, tỉnh Kon Tum vào tối 16/3 vừa qua.

Lễ khai mạc có sự tham dự của hơn 300 nghệ nhân - đại diện cho 6 dân tộc Ba Na, Xê Đăng, Gia Rai, Giẻ Triêng, Bờ Râu, Rơ Mâm đang sinh sống tại 9 huyện, thành phố thuộc tỉnh Kon Tum. Đây là lần đầu tiên hàng ngàn đồng bào thuộc các dân tộc thiểu số tại huyện Kon Plong được đón xem và tham gia một lễ hội lớn ngay tại huyện nhà. Sau khi diễn ra đầy đủ các nghi thức truyền thống của các dân tộc, trong trang phục thổ cẩm huyền hoặc bên ánh lửa bập bùng, hàng chục thiếu nữ đồng bào các dân tộc với điệu múa xoang truyền thống theo giai điệu cồng chiêng đã làm đắm say tâm hồn hàng ngàn khán giả có mặt tại đêm hội. 

Lễ khai mạc có sự tham dự của hơn 300 nghệ nhân - đại diện cho 6 dân tộc đang sinh sống tại 9 huyện, thành phố thuộc tỉnh Kon Tum.

Thánh địa Cát Tiên

Thánh địa Cát Tiên thuộc huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng, nằm trong một bồn địa rộng hàng trăm hecta và trải trên chiều dài khoảng 15km dọc theo hệ thống sông Đạ Đờn - Đồng Nai. Cho đến tận bây giờ, vẫn chưa thể xác định được ai là chủ nhân thật sự của nền văn hóa này.

Toàn bộ khu di tích này thuộc địa phận kéo dài từ xã Quảng Ngãi đến xã Đức Phổ, trong đó mật độ di chỉ khảo cổ tập trung dày đặc ở khu vực xã Quảng Ngãi với 7 cụm gò đồi. Thánh địa Cát Tiên được phát hiện tình cờ trong một chuyến đi điền dã điều tra về dân tộc học của các cán bộ Bảo tàng Lâm Đồng tại vùng quê này vào năm 1985. Sau khi phát hiện, các nhà khảo cổ học gọi vùng đất này là "Thánh địa Cát Tiên".

Thánh địa Cát Tiên ở thôn 1, xã Quảng Ngãi, huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng. (Ảnh: Lê Minh)