Hiển thị các bài đăng có nhãn quán cà phê. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn quán cà phê. Hiển thị tất cả bài đăng

20 thg 9, 2015

Quán cà phê vợt lâu đời nhất Sài Gòn

Quán cà phê 76 tuổi trong hẻm 109, đường Nguyễn Thiện Thuật từng một thời là nơi tụ họp của học sinh trường Petrus Ký, Chu Văn An.

Len lỏi qua những con hẻm bàn cờ của đường Nguyễn Thiện Thuật, Quận 3, cà phê vợt Cheo Leo không khó để bắt gặp dù nằm lọt thỏm giữa những ngôi nhà ống cao vút. Quán thoạt nhìn có vẻ khiêm nhường với những bộ bàn ghế đơn giản. Tuy nhiên, chính không gian có chút xưa cũ cùng âm thanh trữ tình của những bản nhạc phát ra khiến quán trở nên nổi bật trong con hẻm dài. 

Không gian mang đậm dấu ấn xưa của Sài Gòn tại cà phê vợt Cheo Leo. 

2 thg 2, 2015

3 quán cà phê Việt được vinh danh thế giới

Bằng cách sử dụng gỗ tre và gỗ phế thải, các kiến trúc sư Việt Nam đã tạo nên những quán cà phê phong cách, giành nhiều giải thưởng uy tín thế giới trong lĩnh vực kiến trúc. 

Đến với Khánh Hòa, Kon Tum, Bình Dương, bạn có thể vừa thưởng thức ly cà phê đá đắng dịu thơm lừng, vừa được ngắm nhìn các công trình kiến trúc nổi tiếng mà tên tuổi đã vượt khỏi biên giới Việt Nam.

Cà phê Salvaged Ring – Nha Trang, Khánh Hòa

Salvaged Ring là tên gọi của quán cà phê được nhiều người biết đến là King, nằm trên quốc lộ 1A, ngoại ô thành phố biển Nha Trang. Điểm nhấn của công trình là mái lá vòm cong kéo dài từ mặt đường cao tốc đến phía bờ sông Cái theo hình trôn ốc.

Chủ sỡ hữu Salvaged Ring vốn là một người thợ mộc, với mong muốn sử dụng gỗ phế thải một cách ý nghĩa thay vì bỏ phí, ông đã tìm đến A21 Studio của kiến trúc sư Nguyễn Hòa Hiệp để xây dựng một quán cà phê thật lạ mắt. Hoàn thành chưa được bao lâu, Salvaged Ring được vinh danh vào top 20 công trình kiến trúc đẹp nhất thế giới 2014 tại Liên hoan Kiến trúc thế giới (World Architecture Festival) diễn ra vào tháng 10/2014 ở Singapore. Bằng những vật liệu tự nhiên có sẵn như lá dừa nước và các sản phẩm gỗ phế thải, các nhà thiết kế Việt đã tận dụng và sáng tạo nên một kiệt tác kiến trúc vinh danh thế giới. 

Mái lá cong lượn, gỗ phế thải là điểm nhấn chủ đạo của công trình này. Ảnh: ArchDaily. 

15 thg 12, 2014

Góc châu Âu trong lòng phố

Những dãy phố đẹp, thơ mộng, những tòa nhà sang trọng, cổ kính được thiết kế theo kiến trúc phương Tây tạo nên các điểm nhấn ấn tượng ở City House Café (21 Huỳnh Khương An, Quận Gò Vấp, Tp. Hồ Chí Minh) . 

Trong khuôn viên rộng chừng 
2000 m2, quán cà phê City House như một thế giới tách biệt với bên ngoài bởi những bức tường cao vững chắc cùng kiến trúc nhà tầng xoay vòng khép kín. Chín khu phố nhỏ được thiết kế xây dựng trong khuôn viên quán theo phong cách Châu Âu và được đặt theo tên của những loài hoa đẹp trong và ngoài nước mang tính ngẫu hứng và thi vị. Mỗi phố đều mang một vẻ đẹp, một phong cách riêng để khách đến đây tùy nghi lựa chọn theo ý thích của mình. Phố Tigon sang trọng với những kiến trúc góc cạnh cùng màu sắc tươi tắn nổi bật. Phố Rose lãng mạn với những ô cửa rêu phong cùng những ống khói cao, bức tường gạch cũ và tòa tháp nhọn trông thật cổ kính. Phố Tulip yên tĩnh với kiến trúc nội thất sang trọng, nằm khiêm tốn cạnh phố Lavender ồn ào náo nhiệt với ánh đèn như dát vào ban đêm, lấp lánh sau những cột đá kiên cố. Vào những ngày cuối tuần, phố Violet, phố Baby được treo thêm bong bóng và hoa trên những chiếc xe cổ cùng những ngọn nến trông thật lung linh…

City House là quán cà phê mang đậm lối kiến trúc Châu Âu.

7 thg 12, 2014

Cà phê mèo giữa lòng Cần Thơ

Nằm trên đường Trần Hoàng Na, Cat Coffee được thiết kế theo dạng căn nhà rộng một lầu. Dưới bảng hiệu Cat Coffee là dòng chữ hội yêu mèo Cần Thơ vì đây là nơi tiếp nhận sự đóng góp của tất cả mọi người dành cho những chú mèo cơ nhỡ được hội cưu mang. 

Một góc nhỏ trong Cat Coffee. Ảnh: Lan Thoa 

Không gian trong quán ấm cúng với cách bày trí tuy đơn giản nhưng khá bắt mắt, bao gồm các bức tranh nhỏ trắng đen đóng khung giả, một số loại hoa nhựa treo tường. Bàn ghế bệt với những chiếc bàn học mini được chủ quán chế tác thành bàn ngồi uống nước bằng cách đóng 4 chai thủy tinh làm chân bàn cho bốn góc.

16 thg 11, 2014

4 quán cà phê ngắm Đà Nẵng từ trên cao

Chiêm ngưỡng Đà Nẵng trong không gian ngập tràn hoa lá của cafe Núi Đá hay hòa mình vào gu hiện đại ở cafe Green Plaza là gợi ý khi bạn muốn ngắm thành phố xinh đẹp này từ trên cao.

Vốn là thành phố được rất nhiều du khách yêu thích, Đà Nẵng quyến rũ và hấp dẫn không chỉ bởi ẩm thực, phong cảnh đẹp mà còn cả sự dễ chịu của con người. Đến thành phố này, bạn cũng đừng quên tìm tới một số quán cà phê trên cao, nơi có thể ngắm trọn vẹn Đà Nẵng. Dưới đây là một số gợi ý.

Cafe Green Plaza 

Góc Đà Nẵng nhìn từ Green Plaza. Ảnh: Green Plaza Hotel 

14 thg 11, 2014

Tản mạn cà phê Hà Nội

Tôi nhớ năm 1986 lần đầu tiên ra Hà Nội, thèm cà phê đi tìm hoài mà không thấy. Đến khi tìm được quán rồi thì lại ngơ ngẩn khi chủ quán hỏi: Đen hay nâu?, bởi từ cha sanh mẹ đẻ tới giờ ở trong Nam chỉ biết tới cà phê đen chớ làm gì có cà phê nâu? Còn đến khi uống cà phê thì than ôi, nó nhạt thếch chán phèo. Chưa hết, khi uống ly cà phê đen xong thì không có nước trà uống. Muốn uống trà thì phải kêu thêm và phải trả thêm tiền (và nhớ phải gọi là chè chứ không phải là trà nhé!). Về Nam, tôi khẳng định với mọi người: Hà Nội không biết uống cà phê, chỉ biết uống chè thôi!

Khoảng năm 1999, tôi nhớ rằng khi ra Hà Nội uống cà phê xong muốn uống trà vẫn phải gọi thêm một ly trà và tính thêm tiền.

Không biết thói quen ấy thay đổi từ bao giờ, nhưng từ năm 2000 trở về sau uống cà phê ở Hà Nội cũng giống như ở Sài Gòn. Chất lượng cà phê, phong cách phục vụ, không gian quán, mặt bằng giá đều tương tự. Tương tự thôi, chứ Hà Nội vẫn là... Hà Nội, không phải Sài Gòn. Thí dụ, có lần uống cà phê Wifi ở Hà Nội, tôi mở tablet ra và hỏi người phục vụ hotspot nào và password. Hắn chỉ một hotspot và bảo: Cái này khỏe hơn ạ! Ơ, tôi mất mấy giây để hiểu rằng câu này tương tự như câu: Cái này mạnh hơn! ở Sài Gòn.

Quán cà phê ở Trung tâm Hội nghị Quốc tế, Lê Hồng Phong, Hà Nội

13 thg 11, 2014

Nơi dừng chân của người yêu xê dịch ở Đà Lạt

'Vài cái bàn, vài góc nhà đơn giản tự làm, cưa, vẽ… là thành nơi những người mê du lịch, nhiếp ảnh dừng chân mỗi khi đến thành phố sương mù”- chủ quán chia sẻ.

Đà Lạt bốn mùa hấp dẫn dân xê dịch. Vô tình gặp nhau trên những cung đường, vẫy tay chào rồi lại hẹn gặp nhau ở Phượt Café, điểm dừng chân và cũng là điểm hội ngộ quen thuộc. 

Những quán cà phê hấp dẫn tại Nha Trang

Boulevard, Tepi hay Paramount là những quán cà phê đẹp và nhận được nhiều cảm tình từ du khách mỗi lần đến với Nha Trang.

Nha Trang là một thành phố biển xinh đẹp, đầy năng động và sức sống. Tới thăm nơi này, bạn không chỉ được hòa mình vào bầu không khí thoáng mát mà còn có thể nghỉ chân tới tại những quán cà phê hấp dẫn.

Paramount Cafe

Tọa lạc trên con đường biển Trần Phú, Paramount Cafe là quán cà phê có phong cách nhẹ nhàng, sang trọng và thoáng đãng. Không chỉ vậy, nơi đây còn có "view" hướng biển, đón gió và nằm trong khu vực du lịch. Do đó mà quán cà phê này khá hấp dẫn khách du lịch. 

Không gian mát mẻ tại Paramount Cafe. Ảnh:foursquare. 

29 thg 10, 2014

Đổi gió cuối tuần với cà phê ven sông ở Cần Thơ

Cà phê ven sông Xuân Khánh, Hồ Sen hay bãi tắm sông Hậu là điểm đến hấp dẫn cho những ai thích tận hưởng không gian yên tĩnh, thoáng đãng mát mẻ của khí trời sông nước.

Nếu đã quen thuộc với những quán cà phê trong nhà thì cuối tuần này bạn hãy đổi gió tại các quán cà phê có không gian thoáng đãng ở Cần Thơ.

Cà phê ven sông Xuân Khánh 

Quán Cafe nằm trong khuôn viên của nhà hàng, khách sạn Xuân Khánh. Ảnh: xuankhanh. 

Được xây dựng đơn giản, nằm nghiêng mình trải dọc theo bờ sông Hậu, đồng thời cũng là bến du thuyền. Cà phê Xuân Khánh mang lại sự lãng mạn, hữu tình với không khí mát mẻ đặc trưng của miền sông nước.

16 thg 1, 2013

Nơi thời gian đi giật lùi



Không gian café Cổ là bản hợp tấu những hòa âm chỏi. Màu xanh lá cây, đỏ, cam… của những chiếc xe máy đủ loại hồn nhiên giành giật sự chú ý bên cạnh những bàn ghế màu tối, những chiếc đĩa hát cũ đen đủi và những đèn măng-sông xỉn màu thời gian.

 Ngay cửa vào quán, màu gỗ nâu đỏ trong cái quán trần thấp hơi âm u bị đập toang bằng một chiếc mô-tô Steed Chopper sơn màu xanh lá cây. Không gian trong quán bị đảo lộn, phân ly bởi bảy chiếc xe án ngữ ngay cửa, bên lối đi, treo trên tường, dựng áp mái... Steed Chopper đời 1992, Honda H90 đời 1964, rồi mấy chiếc Mobylette, Velo Solex Pháp thời thượng của những năm 1950. Một chiếc Jawa của Tiệp Khắc bánh xe sau móc chặt trên tường sát trần nhà, bánh trước chúi xuống như cứ chực lao xuống đầu bất kỳ ai ngồi bên dưới.


22 thg 2, 2012

Đà Lạt từ trong nhìn ra

Đà Lạt đáng yêu nhất khi nhìn ra từ bên trong quán cà phê. Cái đẹp ấy được nhân lên lộng lẫy qua những phản chiếu và khúc xạ từ những cửa sổ kính của quán trong nhà hay những tấm kính chắn gió của những quán lộ thiên. Những lộn xộn, bừa bãi trong kiến trúc hay quy hoạch chung biến mất. Chỉ còn những mảng màu dội vọng long lanh trong nắng hay khuếch tán đằm thắm qua màn sương sớm.

Cùng với sương mù, bóng tối là thứ phấn son mà trời đất ban phát cho thành phố. May mắn thay Đà Lạt vẫn có cả hai. Đà Lạt đẹp nhất về đêm nhờ những mỹ phẩm tự nhiên ấy. Khi những vết sẹo trên dung nhan được màn đêm nhân từ che giấu, Đà Lạt đẹp đến mê hoặc. Và mặt hồ Xuân Hương biến thành một tấm gương khổng lồ cộng hưởng mọi sắc màu của ánh đèn đô thị.

Tôi thích ngồi trong những quán cà phê nhìn ngắm Đà Lạt bên ngoài, mưa hay nắng, ngày hay đêm, sương mờ hay quang đãng. Từ trong nhìn ra, Đà Lạt vẫn yêu kiều. Cái yêu kiều đó là món chiêu đãi tôi dành cho những người bạn phương xa thất vọng vì trót yêu Đà Lạt. Và chiêu đãi cả những người bạn Đà Lạt đang chán chường chốn này. Tổng thể còn lâu mới hoàn hảo nhưng chi tiết quyến rũ vẫn còn nhiều. Nếu không tìm thấy những chi tiết đó, chính tôi cũng sẽ bỏ đi.


 Đà Lạt thật và ảo phản chiếu ngược xuôi qua nhiều tấm kính trong và ngoài ở quán cà phê Hà Linh.

8 thg 2, 2012

Cafe Eva - Kontum


Cafe Eva là quán cafe nổi tiếng nhất Kontum, đã được giới thiệu trong sách du lịch quốc tế Lonely Planet.

Nơi đây cả không gian và thời gian thấm đẫm chất Tây nguyên.

Nơi đây có bờ tường dựng thành vách núi, có những cổ thụ rơi ngập lá trên lối vào, những giò phong lan đẫm sương đêm...

Nơi đây có những bếp lửa hồng với những thanh củi của người Ba Na, những chiếc ấm đen thui...

Nơi đây có vô số tượng nhà mồ Tây Nguyên, một nét văn hóa độc đáo của người Tây nguyên...

Và đừng quên, mảnh đất Kontum này ngày xưa là chiến trường khốc liệt, để hôm nay những di vật chiến tranh được cấu thành những kiến trúc gợi nhớ trong quán cafe...

Có thể nói không quá lời: Nếu bạn đến Kontum mà không có thời gian đi nhiều, hãy ghé cafe Eva, vì nơi đó cô đọng và thấm đẫm cả thời gian và không gian của vùng cao nguyên heo hút này!



Cổng quán cafe Eva


5 thg 12, 2011

The Myth - không chỉ là café

Không phải là quê hương của hạt café nhưng Sài Gòn lại là “ Thiên đường” café với số lượng quán không thể đếm hết.


Vỉa hè có, sang trọng có, có nơi êm đềm cũng có chỗ sôi đội…. nhưng chưa có quán nào lại được khoác lên mình một chiếc áo đậm chất thần thoại lãng mạn như The Myth, một cái tên không còn xa lạ trên bản đồ café Sài Thành. 




13 thg 11, 2011

Quán cà phê Đen

Gọi là cà phê đen không phải vì quán chỉ bán cà phê đen, mà là vì quán... đen thui.

Quán đen thui như thế này đây:



Cà phê Cây Bàng

Trong những quán cà phê bên sông Đồng Nai ở Biên Hòa thì Cây Bàng là một trong hai quán lâu năm nhất (quán còn lại là Hải Âu). Nếu không xét đến điểm chung là cảnh quan nhìn ra sông Đồng Nai mà tất cả các quán cà phê dọc sông đều có (rất tuyệt vời) thì so với các quán khác Cây Bàng là một quán... khá tệ. Cà phê không ngon (nhưng vẫn mắc tiền), chỗ ngồi sơ sài, mỹ thuật ở mức trung bình... Thế nhưng đó lại là nơi tôi thường đến uống cà phê!

Uống cà phê nó lạ thế đó các bạn. Ta đến quán vì chỗ đó quen thuộc. Có thể là chỗ ngồi quen, có thể là nơi đó có những người quen.

Cà phê Cây Bàng nằm trong một con hẽm nhỏ gần trường tiểu học Nguyễn Du, quay mặt ra sông Đồng Nai. Quán thuộc loại cà phê sân vườn, nhưng thật ra không có vườn, chẳng có cây cảnh, cũng chẳng có những tiểu cảnh đáng kể làm tăng vẻ mỹ quan thiên nhiên. Ngoại trừ những cây thật to vươn mình và xõa bóng ra dòng sông.

Vâng, bạn đoán đúng rồi. Đó là cây bàng!

Cây bàng và dòng sông - Ảnh: PHN


Những quán cà phê dọc bờ sông Đồng Nai ở Biên Hòa

Dọc bờ sông Đồng Nai ở thành phố Biên Hòa có rất nhiều quán cà phê. Không kể cà phê cóc, từ trường tiểu học Nguyễn Du đến Ngã 3 Hãng dầu lần lượt có các quán: Cây Bàng, Thúy Nga, Lido, Thủy Tùng 1, Thủy Tùng 2, Du thuyền, Thủy Tiên, Thủy Sơn, Hải Âu... (chưa kể cà phê Cây Da, cạnh Lido, mà nay đã trả về cho chùa Phụng Sơn)


Mỗi quán mỗi vẻ, tùy gu hoặc thói quen của từng người mà bạn sẽ chọn quán phù hợp. Đặc điểm chung của các quán là đều nhìn ra sông Đồng Nai, mà đoạn sông Đồng Nai ấy thật là hữu tình với những cây đa buông rể lòa xòa bên sông, những cây bàng đổ lá trôi theo giòng nước.

Bạn có thể ngồi nhâm nhi ly cà phê, ngắm lục bình trôi miên man trên sông mà ngân nga: 

Về phương Nam ngắm sông ngậm ngùi, 
thương những đời như lục bình trôi. 

31 thg 3, 2011

Vô nhà chú Hỏa uống cà phê, nhớ Sài Gòn trăm năm trước

Xưa kia, những người Hoa lưu vong từ phong trào phản Thanh phục Minh vượt sóng xuôi phương Nam, xin chúa Nguyễn vào miền Nam khẩn hoang tìm sinh khí mới. Những Trần Thượng Xuyên làm nên đất Biên Hòa, Dương Ngạn Địch mở đất Cần Thơ, Mạc Cửu dựng nên trấn Hà Tiên... Bên cạnh đó, hậu duệ của những người Minh hương này có những người là thương gia lẫy lừng  đã để lại dấu ấn rất đặc trưng cho Sài Gòn xưa.

Một trong số đó là
chú Hỏa, một trong tứ đại hào phú lừng lẫy của Sài Gòn xưa mà dân gian từng tôn vinh: “Nhất Sỹ, nhì Phương, tam Xường, tứ Hỏa” (Huyện Sỹ - Lê Phát Đạt; Tổng đốc Phương - Đỗ Hữu Phương; Bá hộ Xường - Lý Tường Quan và chú Hỏa - Hui Bon Hoa). Tuy xếp thứ tư nhưng chú Hỏa là người có nhiều huyền thoại và để lại  nhiều dấu ấn nhất, trong đó phải kể đến tấm lòng không chỉ thu vén cho riêng mình mà còn biết hướng tới cộng đồng của ông, “tuy làm giàu cho mình đã đành, nhưng cũng giúp ích rất nhiều cho sự mở mang thạnh vượng kinh tế miền Nam” (Vương Hồng Sển - Sài Gòn năm xưa, phần VII: Nhơn vật Hoa kiều)
Tương truyền, từ hai bàn tay trắng với một gánh ve chai trên vai, chú đã tạo dựng nên sự nghiệp lừng lẫy khiến cho người đời sau còn nhắc nhở.

“Đi tàu chú Hỷ, ở nhà chú Hỏa” là câu truyền khẩu nổi tiếng của người Sài Gòn xưa. Nếu như chú Hỷ là ông “vua tàu bè” có tàu Thông Hiệp chạy khắp Nam kỳ - Lục tỉnh lúc bấy giờ thì chú Hỏa là ông “vua nhà đất” với gia sản ước trên 20.000 căn nhà phố khắp khu vực Sài Gòn - Gia Định - Chợ Lớn (kể sơ sơ vài gia sản của ông còn dùng đến bây giờ: Khách sạn Majestic, Bệnh viện Từ Dũ, Trung tâm cấp cứu Sài Gòn, Nhà khách Chính phủ, chùa Kỳ Viên, khách sạn Palace - Long Hải… )., Ngôi nhà chính của Ông, Dinh thự 99 cửa, thiết kế rất đẹp và độc đáo theo phong cách Art - déco, kiểu dáng kiến trúc cổ hòa hợp giữa hai trường phái xây dựng Á-Âu.


21 thg 3, 2011

Quán cà phê cây đa chùa bảo tàng hội quán

Thật ra quán cà phê không có tên.

Ở chỗ giao nhau giữa đường Võ thị Sáu và Cách mạng tháng Tám, Biên Hòa có một ngôi chùa của người Hoa dựa lưng ra bờ sông. Ngày Giải phóng, Nhà nước "mượn" ngôi chùa này làm Nhà Bảo tàng. Nhà Bảo tàng "mượn" sân sau chùa làm nơi bán cà phê.

Ở sau chùa, ngay mép sông có một cây đa thật to, nên người ta gọi là cà phê cây đa.

Nơi đó là nơi tôi và các bạn thường ra uống cà phê. Yên tĩnh. Ngắm sông lặng lờ trôi. Ngắm mấy chú bé mình trần trùng trục đu rể đa toòng teng và nhảy ùm xuống sông. Ngắm mấy chú chuột thập thò nơi gốc đa.

Có vẻ như nơi đây là chỗ tụ tập của những người trẻ có, già có thuộc lớp "trí thức bất đắc chí". Thời đó mà, đầu những năm 1980, những người mới tốt nghiệp đại học như tôi chẳng biết phải làm gì. Ra đó ngồi miên man tâm sự với những bạn đồng lứa. Rồi lân la làm quen với các bậc đàn anh, cha chú đang trăn trở suy tư.

Và ra đó uống cà phê còn vì nó rẻ tiền... Không nhớ bao nhiêu tiền 1 ly cà phê đen, hình như 5 đồng hay 3 đồng gì đó!



Photobucket
Từ "cà phê cây đa" nhìn ra sông Đồng Nai



9 thg 12, 2010

Cafe sách Hoa Violet Ngày Thứ Tư

Trong khuôn viên khu biệt thự cổ CADASA ở Đà Lạt có một quán cafe mang tên khá gây sự chú ý: Cafe Sách Hoa Violet Ngày Thứ Tư.


HOA VIOLET NGÀY THỨ TƯ là tên một  truyện ngắn của nhà văn Pháp André Mauroix nổi tiếng.

HOA VIOLET NGÀY THỨ TƯ là câu chuyện tình lãng mạn, giữa người lính André và cô ca sĩ Jennie xinh đẹp, lừng danh một thời. Cứ mỗi chiều thứ tư, chàng lính trẻ ôm một bó hoa Violet với lòng náo nức, rạo rực đến nhà hát lớn kinh thành Paris và chờ đến cuối giờ cô ca sĩ hát xong sẽ cố vượt lên phía trước để tặng cho được những đóa hoa tươi thắm. Nhưng gần như không có lúc nào chàng lính trẻ thực hiện được mong ước của mình, vì vây quanh nàng ca sĩ là những bá tước, vương tôn, công tử,… Gần như nàng ca sĩ lừng danh ấy không hề để ý đến người lính trẻ đứng ở một góc của nhà hát đang nhìn mình say đắm. Tuy vậy, chàng lính trẻ André vẫn không nản lòng, cứ kiên nhẫn đến nhà hát vào mỗi chiều thứ tư với hy vọng tặng được cho người mình yêu những đóa hoa violet tươi thắm.

Tất cả những nỗi nhớ thương, và tình yêu nồng thắm được chàng lính trẻ viết thành những trang nhật ký. Cho đến một ngày, sau một cuộc hành quân, người lính trẻ ngã xuống. Trong cơn hấp hối André đã kịp dặn người đồng đội của mình cố gắng mang cuốn nhật ký về người cha thân yêu của mình ở Paris và tìm cách trao tận tay Jennie.





15 thg 11, 2010

Cà phê Cổ ở Đà Lạt

Nơi thời gian đi giật lùi
TRẦN ĐỨC TÀI

Không gian café Cổ là bản hợp tấu những hòa âm chỏi. Màu xanh lá cây, đỏ, cam… của những chiếc xe máy đủ loại hồn nhiên giành giật sự chú ý bên cạnh những bàn ghế màu tối, những chiếc đĩa hát cũ đen đủi và những đèn măng-sông xỉn màu thời gian.

 Ngay cửa vào quán, màu gỗ nâu đỏ trong cái quán trần thấp hơi âm u bị đập toang bằng một chiếc mô-tô Steed Chopper sơn màu xanh lá cây. Không gian trong quán bị đảo lộn, phân ly bởi bảy chiếc xe án ngữ ngay cửa, bên lối đi, treo trên tường, dựng áp mái... Steed Chopper đời 1992, Honda H90 đời 1964, rồi mấy chiếc Mobylette, Velo Solex Pháp thời thượng của những năm 1950. Một chiếc Jawa của Tiệp Khắc bánh xe sau móc chặt trên tường sát trần nhà, bánh trước chúi xuống như cứ chực lao xuống đầu bất kỳ ai ngồi bên dưới.

Không chỉ đối chọi về tỷ lệ khi những chiếc xe kềnh càng sắp cạnh những vật trang trí nhỏ nhắn. Bản thân những đồ trang trí cũng đã mâu thuẫn nhau. Một tượng đồng Quan Công phương đông vui vẻ vung đao bên cạnh chiếc kèn cor phương Tây. Mấy chiếc điện thoại cũ kỹ loại quay số bình lặng nằm ngủ kề chiếc máy chiếu phim nhựa 8mm của Liên Xô vênh mặt nhớ quá khứ vàng son. Nhìn ra ô cửa sổ xanh rợp màu cao nguyên lại là những chiếc đèn bão rỉ sét vị muối mặn của đại dương. Chưa hết những điều tương phản. Trên chiếc máy hát đĩa ở góc nhà, một đĩa nhựa 33 tour còn nguyên bao bì, dù đã sờn ố, lại là một album của chàng ca sĩ mù Feliciano của thập niên 1970 mang kính đen hát bài “Light My Fire” (Thắp sáng ngọn lửa).