Hiển thị các bài đăng có nhãn người Thái. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn người Thái. Hiển thị tất cả bài đăng

24 thg 9, 2022

Độc đáo tết hoa quả của người dân nơi biên giới

Lễ hội Khàu Búa Sa hay còn gọi là tết hoa quả của đồng bào dân tộc Thái, xã Mỹ Lý, huyện Kỳ Sơn, Nghệ An.

Hằng năm, cứ vào ngày 29/7 âm lịch, bà con đồng bào dân tộc Thái tại các bản làng xã Mỹ Lý, lại tổ chức lễ Khàu Búa Sa (thường gọi là tết hoa quả).

Để ăn mừng và chào đón tổ tiên trở về từ Mường Trời, con cháu trong gia đình sẽ tổ chức mâm cúng tạ lễ tổ tiên và tỏ lòng biết ơn đấng sinh thành.

Ông Lương Văn Bảy, Chủ tịch UBND xã Mỹ Lý, huyện Kỳ Sơn, Nghệ An - cho biết, trước đây, lễ hội Khàu Búa Sa kéo dài trong 7 ngày mới kết thúc. Tuy nhiên, những năm trở lại đây, bà con tổ chức tiết kiệm, vui vẻ và rút ngắn thời gian còn một ngày.

"Vào ngày đó, ngoài mâm cúng chung đặt tại đền bản, mỗi gia đình đều chuẩn bị 2 mâm cúng tại nhà. Lễ Khàu Búa Sa được xem dịp để gia đình, anh em sum họp, con cháu ở xa nhớ về báo hiếu với ông bà, cha mẹ đã phù hộ. Dịp này, mỗi gia đình đều làm mâm cúng để cầu cho mưa thuận gió hòa, trong công việc làm ăn, kinh doanh được suôn sẻ và đặc biệt là thêm một mùa lúa mới bội thu", ông Lương Văn Bảy chia sẻ.

4 thg 8, 2022

“Tiệc Xoè” miền Tây Bắc


Tương truyền, Xòe có cách đây chừng 10 thế kỷ, lúc đầu chỉ là những động tác đơn giản để con người cùng nắm tay nhau xua đi nỗi sợ hãi trong núi rừng hoang vu khi đêm về, sau đó trở thành điệu múa trong các dịp lập bản, dựng mường, được đưa vào phục vụ các lãnh chúa, rồi dần phát triển rực rỡ trở thành điệu múa nổi tiếng của người Thái vùng Tây Bắc. Tháng 12/2021, nghệ thuật Xòe Thái đã được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

29 thg 7, 2022

Hình ảnh con voi hung dữ mà thân thuộc với cộng đồng người Thái ở Nghệ An

Thảng hoặc lắm người đi rừng mới gặp voi. Thế mà trong văn hóa truyền thống của người vùng cao, voi thân thuộc lắm. Chàng Đam San, trong sử thi của người Ê Đê thường cưỡi voi khi xung trận. Voi là loài thú lớn và hùng mạnh nhất chốn rừng xanh. Vì thế mà thuần phục được voi như chàng Đam San là một mơ ước và còn thể hiện sức mạnh, trí tuệ con người.

Săn voi và thuần phục voi, biến chúng thành vật nuôi đòi hỏi kinh nghiệm, gan dạ và nhiều người tham gia. Vì thế săn voi còn là biểu tượng của sự cố kết cộng đồng.

Với người Thái thì voi đáng sợ. Chẳng mấy ai nuôi voi. Người Thái cũng ít khi làm quản tượng. Thế mà hình ảnh con voi lại khá phổ biến trong văn học, nghệ thuật của người Thái.

Hình ảnh con voi trên chăn thêu ở huyện Quỳ Châu. Ảnh: Hữu Vi

26 thg 4, 2022

Phong tục dùng trứng gà rửa mặt của thiếu nữ Thái sau tiếng sấm đầu năm

Mỗi dịp đầu Xuân, điều mong chờ nhất đối với đồng bào dân tộc Thái ở Nghệ An đó là tiếng sấm. Bởi theo quan niệm của bà con, khi tiếng sấm đầu tiên vang lên mới chính thức báo hiệu một năm mới thật sự. Đó là lúc cây cối, vạn vật bắt đầu sinh sôi, đơm chồi nảy lộc…

Để cảm tạ những vị thần trên trời trong năm đã che chở cho loài người, khi tiếng sấm đầu năm rền vang, các thầy mo (mo Môn) ở khắp các làng bản đều gõ chiêng chuẩn bị nghi lễ đón mừng các vị thần đến uống rượu cần cùng bà con dân bản.

Khi nghe tiếng sấm đầu tiên của năm, thầy mo Môn Vi Văn Sơn, bản Kẻ Bọn, xã Châu Hạnh (Quỳ Châu) liền trở dậy. Việc trước tiên là "ạp húa mạt" - tức là lấy nước để gội đầu, gột rửa những cái xấu đeo bám trong năm cũ. Sau đó rửa sạch các thanh kiếm để chuẩn bị làm lễ đón năm mới. Ảnh: Lương Nga

30 thg 9, 2021

Dẻo, thơm xôi nếp người Thái miền biên viễn

Chính hạt cơm nếp dẻo dẻo, hương thơm nhẹ mùi sữa quyện với vị cay nồng từ muối chấm đặc trưng của người Thái buộc tôi phải tìm đến nhà anh Lương Văn Nghiệp (thôn 1, xã Ia Dom, huyện Ia H’Drai) để thưởng thức lại món xôi nếp dẻo thơm.

Vẹn nguyên bản sắc

Tôi cảm thấy vinh dự khi được ngồi chung mâm cơm cùng gia đình anh Lương Văn Nghiệp hai lần. Lần gần đây nhất là bữa cơm trong ngày Tết độc lập. Hai lần gặp gỡ ngắn ngủi, tôi đều được thưởng thức và nghe các thành viên trong gia đình kể chuyện xoay quanh món xôi nếp.

Từ lúc lọt lòng đến khi lớn lên, anh Nghiệp đã gắn liền với hương xôi nếp. Xôi nếp gắn bó với anh trong từng bữa cơm, cùng anh cắp sách đến trường hay những lần theo ba mẹ anh lên rẫy. Và rồi, xôi nếp tiếp tục gắn bó với anh nơi núi rừng đất khách.

8 thg 3, 2021

Đậm đà món thịt trâu của đồng bào Thái Tây Bắc

Đồng bào Thái Tây Bắc văn hóa ẩm thực phong phú, với nhiều món ăn đậm đà bản sắc dân tộc. Trong đó phải kể đến các món ăn được chế biến từ thịt trâu - ăn một lần là nhớ mãi hương vị thơm ngon đặc trưng, riêng có.

Từ nguyên liệu thịt trâu, đồng bào Thái đã chế biến ra rất nhiều món ăn mang đặc trưng núi rừng Tây Bắc như: Nộm da trâu, lạp trâu, trâu nướng, pịa trâu, hoa ban nấu canh xương trâu, đuôi trâu nấu canh vón vén… Trong đó không thể thiếu món thịt trâu gác bếp. Trâu gác bếp với cách làm không quá cầu kỳ, nhưng lại đòi hỏi người chế biến có đủ nhạy cảm trong việc pha chế gia vị.

Chị Quàng Thị Hiên ở Bản Là, phường Chiềng Cơi, thành phố Sơn La cho biết: “Để miếng thịt trâu gác bếp ngon ta phải thái dọc thớ con trâu rồi đem ướp ớt, gừng, tỏi, muối và đặc biệt không thể thiếu hạt mắc khén. Sau khi miếng thịt ngấm gia vị, thì bắt đầu xâu thịt vào xiên và gác lên bếp lửa hong khô. Món thịt trâu gác bếp rất có ý nghĩa với bản sắc dân tộc Thái Đen. Trong mâm cơm ngày Tết của dân tộc Thái thì không thể thiếu món thịt trâu gác bếp này”.

Các món ăn chế biến từ thịt trâu trong mâm cơm Tết của đồng bào Thái.

2 thg 3, 2021

Tục cúng vía trâu của đồng bào Thái Tây Bắc

Con trâu giữ vai trò quan trọng trong đời sống của đồng bào Thái Tây Bắc, không chỉ giúp bà con sản xuất, mà còn là tài sản lớn của các gia đình. Quý trọng trâu nên từ xa xưa, đồng bào Thái Tây Bắc đã có tục cúng vía trâu để tạ ơn vật nuôi sau khi mùa cày cấy đã xong.

Trong các truyền thuyết của đồng bào Thái, trâu là con vật luôn gắn với con người. Khi Then (trời) cho loài người xuống trần gian sinh sống thì cũng có trâu đi cùng. Trâu cùng người lọt qua cửa "Đán kẹo ưởng" (đá biết nhai) để xuống trần gian. Cho nên, đồng bào coi trâu là thánh vật, vì thế thường dùng làm vật tế lễ, là biểu tượng cho cầu nối giữa người và thần linh để xin thần linh ban phước lành cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, bản mường an bình.

25 thg 10, 2020

Nét truyền thống đặc sắc trong sinh hoạt gia đình người Thái ở Nghệ An

“Mẹ ngồi đầu sàn kéo sợi, xe tơ/Bố ngồi bên cửa sổ, đan chài”- đó là hình ảnh đặc trưng về sinh hoạt trong gia đình người Thái, đã được nhắc đến nhiều trong văn học dân gian. Chả thế mà một trong những câu hát đầu tiên các cô gái khi hát đối giao duyên với các chàng trai, thường là: “Khi anh dậy anh đi, mẹ ta có ngồi đầu sàn kéo sợi?/ Bố ta có ngồi bên cửa sổ đan chài?”. 

Phụ nữ Thái nổi tiếng với công việc dệt thổ cẩm, thêu thùa. Ảnh: Đình Tuân 

19 thg 9, 2020

Trang phục truyền thống của người phụ nữ Thái huyện Quan Sơn

Ai đã lên miền sơn cước huyện Quan Sơn không khỏi ngẩn ngơ trước những cô gái Thái trong trang phục truyền thống với áo cóm, váy đen và chiếc khăn đội đầu. Là vùng đất có truyền thống lịch sử lâu đời, trải qua các thời kỳ lịch sử, đồng bào các dân tộc Thái nơi đây luôn giữ và trao truyền di sản văn hóa truyền thống của dân tộc, trang phục là một trong những nét tiêu biểu của sắc thái độc đáo văn hóa Thái. 

Nét đẹp từ những bộ trang phục truyền thống

Người Thái là một dân tộc rất coi trọng về hình thức trang phục. Điều này không chỉ thể hiện trong các dịp lễ hội mà ngay trong cuộc sống hàng ngày cũng cần mặc đẹp. Mỗi bộ y phục được làm ra chính là tình cảm, là niềm tự hào của dân tộc Thái. Trang phục nữ có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội người Thái. Nó vừa giải quyết nhu cầu “mặc” của các thành viên trong gia đình, vừa thể hiện nét văn hóa đặc trưng của dân tộc thông qua các hoa văn trên trang phục. Bộ trang phục của phụ nữ Thái huyện Quan Sơn bao gồm: Váy, áo, thắt lưng, khăn xéo và các loại trang sức đi kèm như hoa tai, vòng cổ, vòng tay bằng bạc… Để có được “eo kíu meng po” (thắt đáy lưng ong) thì ngay từ khi còn nhỏ, các cô gái Thái đã được các bà, các mẹ dạy cách quấn thắt lưng “Xái khát éo ánh lé” (dải thắt lưng màu xanh) - một loại khăn được dệt bằng vải tơ mềm mại và bền chắc. 

Trang phục là một trong những nét đẹp tiêu biểu của đồng bào Thái. 

10 thg 9, 2020

Về Năng Cát xem người Thái siêu rượu men lá dưới chân đỉnh Pù Rinh

Ở miền Tây Thanh Hóa, những người phụ nữ Thái vẫn lưu giữ những bí kíp gia truyền về cách siêu rượu men lá.

15 tuổi, chị Ngân Thị Quyến (bản Năng Cát, xã Trí Nang, huyện Lang Chánh) đã biết cách siêu men lá. Bởi lẽ, theo văn hóa của địa phương, ngoài khua luống, nhảy điệu xòe Thái thì những người con gái vùng cao nơi đây khi lớn lên đều phải biết cách siêu rượu men lá, một thứ đặc sản gắn liền với cuộc sống của người đồng bào dân tộc Thái.

20 thg 7, 2020

Người Thái Nghệ An và tín ngưỡng về con trâu

Cái hình đầu trâu khắc trên 2 cánh cửa kho thóc hợp tác xã ở bản Mộng (vùng Khủn Tinh, Quỳ Hợp) mà tôi thấy hồi nhỏ đã gây cho tôi một ấn tượng rất mạnh. 

Sừng trâu được chạm trổ trên cửa của ngôi nhà người Thái. Ảnh tư liệu: Hồ Phương 

Tôi đi học vỡ lòng, từ nhà qua khu rừng Pả Đông (rú mồ), lội một con suối nhỏ, lên hết dốc là thấy ngay “cái đầu trâu”. Thú thật, tôi thấy sờ sợ. Ai đã khắc cái đầu trâu thật khéo léo? Mỗi cánh cửa là 1 cái sừng cong vút, ở giữa, chỗ buộc mũi (sẹo) là 1 cái khóa sắt to, đen. Hai con mắt trâu nhìn chòng chọc như muốn húc chết ngay kẻ nào dám bén mảng đến trộm.

12 thg 7, 2020

Đặc sắc trang phục truyền thống của người Thái ở Kiến Đức

Váy, áo, thắt lưng, khăn đội đầu… với những đường thêu chỉ xanh đỏ, hoa văn tượng trưng cây cối, hoa lá, chim muông. Những bộ phận ấy phối hợp hài hòa với nhau tạo nên một bộ trang phục uyển chuyển, thể hiện được vẻ đẹp, sự duyên dáng của người con gái Thái. Trang phục được mặc vào những dịp quan trọng như lễ cưới hỏi, lễ cúng tổ tiên, tham gia lễ hội cộng đồng và địa phương, tết nguyên đán…

Ở khối 8, thị trấn Kiến Đức (Đắk R’lấp) hiện có làng người Thái với hơn 50 hộ sinh sống. Người Thái nơi đây chủ yếu là Thái đen, có nguồn gốc ở các tỉnh Thái Nguyên, Thanh Hóa vào định cư từ trước năm 2000. Hơn 20 năm làm ăn, gắn bó với cao nguyên M’nông, đồng bào Thái nơi đây có nhiều đổi thay trong đời sống. Dù vậy, họ vẫn giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc mình trên mảnh đất đỏ bazan. 

Đồng bào Thái ở khối 8, thị trấn Kiến Đức (Đắk R'lấp) với trang phục truyền thống nhân các ngày lễ, hội 

19 thg 5, 2020

Độc đáo thổ cẩm truyền thống của người Thái Đen

Với những phụ nữ người Thái Đen (một nhánh của dân tộc Thái) ở xã Ya Xiêr, huyện Sa Thầy, những vật dụng được làm từ thổ cẩm như: Chăn, màn, gối, nệm hay bộ trang phục truyền thống có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Đây là những đồ thổ cẩm truyền thống do chính tay họ làm nên và là quà cưới mà phụ nữ người Thái Đen phải chuẩn bị trước khi đi lấy chồng. 

Đã hơn 20 năm kể từ ngày bà Lương Thị Xuân (52 tuổi) cùng gia đình di cư vào lập nghiệp tại thôn 1, xã Ya Xiêr nhưng bà vẫn nhớ như in quãng thời gian sinh sống cùng cha mẹ ở quê hương mình- huyện miền núi Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa.

Bà Xuân kể, ở quê bà những thiếu nữ Thái Đen khi đến tuổi trưởng thành đều được mẹ truyền dạy cho kỹ năng dệt, thêu và làm các đồ thổ cẩm truyền thống của người Thái Đen. Và, những phụ nữ khéo tay, chăm chỉ, thành thạo việc dệt vải, thêu thùa sẽ được làng xóm ngợi khen, được nhiều nam thanh niên trong bản để mắt tới.

24 thg 4, 2020

Dân ca - tình yêu tinh chất văn hóa Thái

Từ trong dòng chảy tộc người, người Thái Tây Bắc đã sản sinh ra một loại hình văn hóa dân gian xuất sắc dân ca tình yêu tiếng lòng của người xứ mây, xứ núi.

Loại hình phong phú tác phẩm đồ sộ


Từ lâu đời người Thái đã là chủ nhân của một vùng đất đai núi non hùng vĩ miền Tây Bắc từ giải Hoàng Liên Sơn đến vùng núi cánh cung sông Mã, sông Đà. Từ miền núi non hiểm trở với rừng già, thú dữ người Thái đã chinh phục các vùng thung lũng bao la lập nên kỳ tích văn minh lúa nước và sáng tạo ra những hình thức dân ca phong phú, hấp dẫn, sâu sắc, độc đáo.

Những cô gái Thái uyển chuyển trong điệu múa của dân tộc mình. 

3 thg 12, 2019

Gỏi cá hoa chuối

Ẩm thực của bà con dân tộc Thái rất phong phú. Trong đó, góp phần làm nên nét riêng trong phong cách ẩm thực đó là việc người Thái dựa theo sông suối để khai thác và chế biến những món ăn. Món gỏi cá ra đời, đã trở thành món ăn đặc sắc... 

Để làm món gỏi cá hoa chuối cần chuẩn bị nhiều nguyên liệu. 

Trong các món gỏi cá, thì món gỏi cá với hoa chuối rừng được xem một món ăn khá cầu kỳ, thú vị.

10 thg 11, 2019

Người Thái Nghệ An tổ chức nghi lễ "lạ" dưới gốc cây cổ thụ

Cứ mỗi tháng 9 âm lịch, người Thái ở xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu lại diễn ra một lễ hội gọi là “pủ xừa”. Không gian của lễ hội là một gốc cổ thụ lớn trong bản. Vào ngày hội, mỗi gia đình trong cộng đồng đều biện cỗ đến cúng thần linh. 

Lễ cúng dưới gốc cây cổ thụ

Mỗi năm, ở bản Hồng Tiến 2, xã Châu Tiến diễn ra 2 lễ hội lớn. Hội Hang Bua vào cuối tháng Giêng âm lịch được tổ chức lại từ hơn 20 năm nay và khá nổi tiếng đối với du khách gần xa. Có một lễ hội nữa diễn ra vào tháng 9 âm lịch mà cư dân nơi đây cũng như nhiều làng bản khác gọi là “pủ xừa”.

Trước khi đến với lễ hội, chúng tôi đã được ông Sầm Thanh Hoài - Phó Chủ tịch UBND xã Châu Tiến thông tin rằng: “Pủ xừa” là lễ hội thường niên của cộng đồng người Thái xã này. Tuy nhiên, vì ít được quảng bá nên không có nhiều người biết đến”. 

Người dân bản Hồng Tiến 2 chuẩn bị mâm cúng để đi ra khu vực tổ chức lễ pủ xừa. Ảnh: Hữu Vi 

Phong tục lạ: Chú rể được nhà gái biếu tiền trong lễ cưới

Đối với người Thái ở huyện Con Cuông (Nghệ An), trong lễ cưới, chú rể và cô dâu sẽ phải đi rót rượu mời họ hàng trong tư thế quỳ gối để tỏ lòng trân trọng. Đổi lại, họ sẽ nhận được tiền từ người dự cưới. Tập tục này đã tồn tại từ nhiều thế hệ nay. 

Chú rể miền Tây Nam bộ lạ lẫm trong lễ cưới của chính mình
Càng về những tháng cuối năm, nhiều làng bản ở huyện Con Cuông rộn ràng không khí vui tươi của nhiều đám cưới. Nhiều năm trở lại đây, những đám cưới ở địa bàn người Thái này đã có nhiều thay đổi, nhất là khi những người trẻ đi làm ăn xa kết hôn với người địa phương khác. Dẫu vậy thì một số tục lệ xa xưa vẫn được người dân duy trì. Điều này tạo nên nhiều thú vị đối với những người đến từ địa phương khác. 

Chú rể Võ Thành Nam bên vợ mới cưới của mình. Ảnh: Hữu Vi 

26 thg 10, 2019

Kỳ bí chiếc thẻ tre 'nối' thế giới tâm linh của thầy mo người Thái Nghệ An

Hầu như thầy mo nào cũng có một đôi thẻ tre. Đây là một trong những công cụ thực hành tâm linh của họ. Người ta tin rằng với những chiếc thẻ tre được vót, chuốt khá cẩn thận, thầy mo có thể liên lạc với thế giới tâm linh. 

“Liên lạc” với đấng siêu nhiên
Cũng như nhiều thầy mo khác, thầy mo Cụt Thanh Hải trú ở bản Phà Khảo, xã Phà Đánh, huyện Kỳ Sơn luôn mang theo một đôi thẻ tre khi làm lễ. Đôi thẻ tre ấy có thể được ông mang từ nhà đi, hoặc cũng có khi đến nơi hành lễ mới chặt tre, nứa để làm bởi nó cực kỳ đơn giản. 

Thầy mo Cụt Thanh Hải làm lễ cúng rẫy. Ảnh: Hữu Vi 

21 thg 10, 2019

Nghề dệt vải thổ cẩm Mai Châu hút du khách tham quan trải nghiệm

Từ lâu nghề dệt vải thổ cẩm thủ công truyền thống của dân tộc Thái trắng, huyện Mai Châu (tỉnh Hòa Bình) đã góp phần tạo nên bản sắc văn hoá riêng biệt, hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế đến tham quan trải nghiệm. 

Những năm gần đây, huyện Mai Châu đã trở thành điểm sáng trên bản đồ du lịch Việt Nam với những loại hình: Du lịch cộng đồng, homestay, du lịch văn hóa nổi tiếng ở vùng Tây Bắc. Một trong những nét đẹp văn hóa đặc sắc, hấp dẫn khách du lịch đến Mai Châu chính là các sản phẩm dệt vải thổ cẩm truyền thống, đậm chất sáng tạo với nhiều màu sắc, hoa văn của đồng bào dân tộc Thái. 

Nghề dệt vải thổ cẩm của người Thái trắng huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình thu hút du khách tham quan trải nghiệm. 

13 thg 10, 2019

Lễ Kin Pang Then của người Thái Trắng Điện Biên

Lễ Kin Pang Then là một trong những di sản văn hóa đặc sắc trong nghệ thuật hát Then của người Thái trắng tại Điện Biên, đến nay vẫn được trao truyền. 

Lễ Kin Pang Then thường diễn ra vào dịp đầu năm mới (sau Tết nguyên đán) khi tiết trời mát mẻ, vạn vật sinh sôi, cây cối nảy lộc, đâm chồi, đơm hoa, kết trái. Vào thời điểm thiên nhiên như hòa quyện với lòng người cũng là lúc thầy Then tổ chức lễ Kin Pang Then để gặp mặt các con nuôi về mừng mệnh Then được “vững như trụ bạc, chắc như trụ vàng".