Hiển thị các bài đăng có nhãn cây trái. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn cây trái. Hiển thị tất cả bài đăng

27 thg 5, 2022

Trái cây mùa mưa Bảy Núi

Khi những cơn mưa đầu mùa xuất hiện, cũng là lúc các loại đặc sản, như: Bơ sáp, dâu, hồng quân, trâm rừng, mãng cầu ta… thương hiệu Bảy Núi vào mùa chín rộ.

19 thg 5, 2022

Mùa cam ngọt ở Son - Bá - Mười

Mặc dù mới đưa vào trồng vài năm gần đây nhưng những vườn cam tại vùng đất Cao Sơn (tên gọi của 3 thôn Son, Bá, Mười, xã Lũng Cao, huyện Bá Thước, Thanh Hóa) đã mang lại thu nhập ổn định cho người dân nơi đây.

Thời gian này, đến với vùng đất Cao Sơn (Son, Bá, Mười), du khách không khỏi ngỡ ngàng nhìn những đồi cam vàng óng đang đến kỳ thu hoạch.

1 thg 5, 2022

Trải nghiệm vườn nho thân gỗ độc đáo ở Đà Lạt

Không chỉ mệnh danh là xứ sở hoa, Đà Lạt còn là nơi nuôi dưỡng nhiều loài cây ăn trái “mới lạ”; một trong số đó là vườn nho thân gỗ độc đáo.

Nho thân gỗ là loại quả "mới lạ" được trồng ở Đà Lạt. Ảnh H. Thắm

Thiên nhiên ưu đãi, ban tặng khí hậu quanh năm mát mẻ và lượng mưa hằng năm khá lớn là ở Đà Lạt điều kiện thuận lợi để các loài hoa và cây ăn trái sinh trưởng, đơm bông, kết trái bốn mùa.

12 thg 3, 2022

Cây đa cổ thụ giữa phố phường Hà Nội

Cây đa này mọc ở khoảng sân phía sau đình Đại Yên, cạnh gò đất được người đời cho là mộ của công chúa Ngọc Hoa, vị Thành hoàng được thờ trong đình.

Nằm trong khuôn viên đình Đại Yên, phường Ngọc Hà, quận Ba Đình, cây đa cổ thụ đình Đại Yên là một trong số cây cổ thụ ở nội đô Hà Nội được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Hàng cây trồng lâu đời nhất Việt Nam, có cây trên 700 tuổi

Khu vực đường tùng Yên Tử hiện có khoảng 230 cây xích tùng còn sống, nhiều cây có tuổi thọ trên 700 năm tuổi. Đây được coi là hàng cây trồng cổ nhất Việt Nam.

Cây tùng được coi là loài cây đặc trưng của vùng đất Phật Yên Tử (TP Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh). Khu danh thắng nổi tiếng cả nước có một khu rừng tùng rộng lớn và một con đường mòn độc đáo đi xuyên qua rừng, được gọi là đường tùng.

1 thg 3, 2022

Vườn Kơ Nia hơn trăm năm tuổi độc nhất ở đồng bằng


Hẳn nhiều người nghĩ cây kơ nia chỉ xuất hiện ở núi rừng Tây Nguyên, song ngay giữa đồng bằng nơi miền đất võ Bình Định đang hiện hữu vườn kơ nia cổ thụ được xem là báu vật của người dân nơi đây.

14 thg 2, 2022

Vang danh khóm Bến Lức

Đi dọc theo Quốc lộ 1, đoạn qua huyện Bến Lức hoặc Quốc lộ N2, đoạn qua xã Thạnh Lợi, huyện Bến Lức, tỉnh Long An dọc hai bên đường có những căn chòi nhỏ chất đầy khóm (thơm). Người dừng chân ghé lại sẽ được giới thiệu đây là khóm Bến Lức. Khóm Bến Lức có gì đặc biệt mà được người bán dùng làm thương hiệu giới thiệu đến khách gần xa?

Vang danh khóm ở đất phèn

Trên Báo Tuổi Trẻ ngày 21/02/2016 có bài viết Đi ngang Long An, nhớ ghé ăn thơm Bến Lức; Báo Cần Thơ ngày 09/5/2014 cũng có bài Khóm Bến Lức nức tiếng gần xa. Thì ra từ lâu, khóm Bến Lức đã vang danh, được nhiều người biết đến. Địa chí Long An có đoạn nhắc riêng tới khóm Bến Lức là một đặc sản của Long An, được xuất khẩu và mang lại giá trị kinh tế cao từ những năm 1980. Không chỉ vậy, khóm Bến Lức còn được xem như “chứng nhân lịch sử” khi gắn liền với chiến khu Vườn Thơm - Bà Vụ, một thời là nỗi khiếp sợ của quân thù. Qua bao nhiêu năm tháng, cây khóm vẫn bền lòng bám đất và giữ vững danh tiếng ngon, ngọt nhất vùng, được du khách gần xa biết đến.

Nông dân trồng khóm Thạnh Lợi hầu như không dùng thuốc bảo vệ thực vật hay bất kỳ loại thuốc hóa học nào mà chỉ bón phân hỗ trợ thêm cho đất, chủ yếu là phân hữu cơ

8 thg 2, 2022

Quýt Tết nhuộm vàng các triền đồi đẹp như tranh ở xứ Chu Ru

Xã P’ró và thị trấn D’ran ở huyện Đơn Dương, Lâm Đồng đang trúng mùa quýt Tết. Thương lái tấp nập mua bán, còn du khách từ nhiều tỉnh thành tìm đến tham quan, chụp ảnh những vườn quýt chín rộ trĩu cành, vỏ chuyển sang màu vàng rực.

Vườn quýt ở xã P'ró. Ảnh: Bông sen trắng

Đường vào vườn quýt 3T (xã P’ró) của ông Đinh Trọng Tuệ có nhiều đoạn khó đi nhưng mỗi ngày vẫn thu hút hàng trăm lượt khách đến tham quan. Khu vườn rộng tới 1,5ha này chuyên trồng quýt hồng và quýt đường. Quýt đang chín rộ, quả sai đến mức cành trĩu nặng sà xuống mặt đất.

23 thg 1, 2022

Hương vị cam bù Hà Tĩnh

Thuở còn thơ bé, tôi được mẹ kể rằng, bà ngoại tôi trước khi mất chỉ thèm ăn một múi cam bù. Câu chuyện ấy theo tôi suốt một thời thơ ấu, lòng luôn nghĩ suy về những gắn bó giữa đất với người.

Hương Sơn là huyện miền núi giáp biên giới Việt Lào. Nơi đây có núi non trùng điệp, hùng vĩ và dòng sông Ngàn Phố hiền hòa, thơ mộng. Thiên nhiên ban tặng cho nơi đây nhiều sản vật, trong đó có giống cam bù thơm ngon với hương vị đặc trưng, không trộn lẫn với bất kỳ hương vị của loại trái cây nào khác. Người lần đầu nếm vị cam bù có thể chưa thích liền.

Cam bù Hương Sơn quả to, có màu sắc đẹp và tươi lâu.

31 thg 12, 2021

Điều bí ẩn về cây cổ thụ thiêng nhất cao nguyên đá Đồng Văn

Sự hiện diện của cây thiêng Thài Phìn Tủng là điều lạ ở vùng cao nguyên khắc nghiệt. Có lẽ điều này đã khiến cây được gắn với một sức mạnh tâm linh huyền bí.

Nằm ở Xã Thài Phìn Tủng, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, cây thiêng Thài Phìn Tủng là một di sản văn hóa tâm linh của đồng bào dân tộc Mông ở khu vực cao nguyên đá địa đầu đất nước

Cam đường Hải Dương - sản vật tiến vua

Ngoài quả vải, Hải Dương còn có 1 loại quả khác cũng từng được tiến vua là cam đường.

Dưới triều Nguyễn, mỗi khi Tết đến xuân về, cam đường Hải Dương đều được dâng lên nhà vua. Trong ảnh: Ngày nay, cam đường ở xã Thất Hùng (Kinh Môn) mang lại thu nhập cao cho người dân

Ẩm thực phong phú của Việt Nam từ thời xa xưa bao gồm hàng trăm, hàng nghìn món ăn đặc sắc. Một phần nhỏ trong số những món ăn đó đã được chọn để đưa vào cung đình dâng tiến lên các bậc vua chúa. Những món ăn được cung tiến đều có giá trị dinh dưỡng cao và hương vị tuyệt vời, hiếm thấy.

14 thg 12, 2021

Về Bắc Giang ngắm 'thần mộc' được vua phong

Vào thế kỉ thứ XVIII, trong một lần về đất Tiên Lục (Lạng Giang, Bắc Giang), vua Lê Cảnh Hưng ghé thăm cây dã hương và phong cho cây là "Quốc chúa đô mộc Dã đại vương" - Cây dã hương lớn nhất nước.

Cây dã hương nghìn năm tuổi ở Tiên Lục, Bắc Giang là cây thuộc họ long não, là loại cây quý hiếm, có thể sống hàng nghìn năm. Năm 1938, cây được trường Viễn Đông Bác Cổ xếp vào loại cây cổ hiếm có xứ Bắc Kỳ. Cây còn được ghi trong cuốn Bách khoa toàn thư của Pháp là một trong những cây lâu đời nhất thế giới.

15 thg 10, 2021

Mùa thị chín

Chúng tôi vô cùng thú vị khi về thôn Đề An, xã Hành Phước (Nghĩa Hành) được nghe các vị cao niên kể chuyện về cây thị di sản hơn 200 năm tuổi tọa lạc trong khuôn viên nhà thờ Lê Hiệp Tự. Trong không gian yên tĩnh của làng quê, thi thoảng hương thị thơm dìu dịu hòa lẫn trong luồng gió mát làm cho lòng người nhẹ nhàng và càng thêm yêu mến chốn làng quê mộc mạc, yên bình.

Người dân thôn Đề An, xã Hành Phước (Nghĩa Hành) tự hào khi được lớn lên dưới bóng mát của “Cây thị di sản”. Ảnh: Đăng Sương

4 thg 10, 2021

Sim rừng mùa Covid-19

Khi dịch Covid-19 “tái xuất”, cả tỉnh tập trung chống dịch. Bạn gọi điện bảo tôi: “Dịch giã thế này thì đành lỗi hẹn một mùa hái sim rừng Bùi Hui” . Ừ, thì đành lỗi hẹn, nhưng trong ký ức lại bừng lên một màu tím hoa sim.

Đây rồi, thảo nguyên Bùi Hui với cánh đồng cỏ bạt ngàn. Sau những cơn mưa giông, giã từ chiếc áo bạc màu, cỏ khoác lên mình một màu xanh thẳm. Còn một bên núi rừng sim bạt ngàn, mưa giông về trái chuyển dần sang màu tím, rồi chín thẫm. Bầy chim chào mào, chim quành quạch đến hẹn lại về trên thảo nguyên ăn trái, tiếng kêu vang vọng. Những cô gái Hrê trong trang phục dân tộc, cõng chiếc gùi sau lưng cùng lên đồi hái sim. Tiếng nói cười vang vọng cả núi đồi.

Các cô gái dân tộc Hrê hái sim trên thảo nguyên Bùi Hui. ẢNH: CẨM THƯ

29 thg 9, 2021

Trái cà na mùa nước nổi

Cây cà na trĩu cành vào vụ thu hoạch, trái được đem đập dập trộn muối ớt hay ngào đường làm món ăn vặt.


Mùa nước nổi ở miền Tây không chỉ mang đến nguồn cá tôm dồi dào mà còn vào vụ thu hoạch nhiều loại cây ăn trái, trong đó có cà na. Bạn trẻ Nguyễn Tấn Đạt (1997) quê ở An Giang có niềm đam mê du lịch, thích làm những công việc từ thiện và công tác xã hội. Trong thời gian giãn cách vì Covid-19, Đạt "trốn ở vườn" tại ấp An Quới, xã Hòa Bình, huyện Chợ Mới, chăm sóc các loại cây ăn trái và thú vị nhất là dịp thu hái. Đạt chia sẻ, cà na nghe quen mà lạ, quen vì chắc nhiều người từng ăn trái này, còn lạ là vì không phải ai cũng được tận mắt nhìn thấy cây cà na.

2 thg 8, 2021

Cánh đồng dứa tuyệt đẹp ở Ninh Bình

Cánh đồng dứa thành phố Tam Điệp (Ninh Bình) nằm ở gần Hà Nội nên khá dễ dàng di chuyển, khung cảnh lại nên thơ thu hút rất nhiều bạn trẻ ghé đến.

21 thg 7, 2021

Thăm rừng lộc vừng hơn trăm năm tuổi

Để có hơn 5.000 gốc mưng tuổi đời hơn 100 năm như hiện tại, dân làng Siêu Quần không ít lần từ chối nhiều món lợi khổng lồ.

Từ trung tâm TP. Huế đi theo Quốc lộ 1A về phía Bắc, khi đến gần cầu Mỹ Chánh, bạn rẽ trái thêm gần 10km, rồi men theo nhánh sông Ô Lâu (ranh giới giữa hai tỉnh Thừa Thiên - Huế, Quảng Trị) để đến làng Siêu Quần (xã Phong Bình, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế). Ngôi làng mộng mơ nổi tiếng khắp xứ Huế do được bao bọc bởi rừng lộc vừng cổ thụ với ba hàng cây xanh mướt chạy dọc cánh đồng.

Hiếm có miền quê nào trên đất nước Việt Nam như làng Siêu Quần (xã Phong Bình, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế) còn giữ nguyên rừng lộc vừng có lịch sử hơn trăm năm tuổi bao bọc quanh làng. Câu chuyện về “một đời người, một rừng cây” luôn gắn liền với bản ngã sinh tồn của những con người sinh ra, lớn lên từ mảnh đất này.

Cổng làng dẫn vào thôn Siêu Quần, xã Phong Bình, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế

4 thg 7, 2021

“Thân em như trái bần trôi...”

Có lần vô siêu thị thấy có bán “bột bần”, bà xã tôi bèn mua về thử nấu món lẩu chua. Cả nhà ai cũng khen ngon vì lạ miệng mà mùi vị cũng hấp dẫn. Riêng tôi chợt bùi ngùi nhớ đến quê nhà với những mùa bần ổi ra trái lủng lẳng “đặc” trên những nhánh mướt xanh ven sông rạch miền Tây. Đang chạy vỏ lãi ra chợ về, ba tôi tấp vô một bờ kênh hái mớ trái bần tròn tròn, dẹp dẹp vừa chín tới còn xanh mướt vỏ toát mùi thơm chua thanh dễ chịu đến không cầm lòng được...

Mùa dâu da chín rộ

Hiện nay, các xã: An Phước (H.Long Thành), Phú Hội, Long Tân (H.Nhơn Trạch) đang vào mùa dâu da chín rộ. Dọc nhiều tuyến đường trong xã, những vườn dâu da vàng rực, trĩu quả, bao phủ kín mít khắp thân và cành, trông rất đẹp mắt. Các khu nhà vườn nơi đây như khoác lên một chiếc áo mới rực rỡ, tươi vui.

Cứ tới mùa dâu da chín, bà Ba Thu (ngụ ấp 2, xã An Phước, H.Long Thành) hái dâu trong vườn ra đường Lê Duẩn bán cho khách vãng lai được giá cao hơn bán cho mối trên 5 ngàn đồng/kg

26 thg 6, 2021

Những cây đa cổ thụ ở Ia Nueng

Thành phố Pleiku (tỉnh Gia Lai) hiện còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa-lịch sử độc đáo, trong đó có một số đại thụ gắn liền với ký ức và văn hóa cộng đồng. Tuy vậy, những cây xanh quý hiếm này dường như vẫn chưa được tôn vinh đúng tầm để phát huy giá trị, đặc biệt là trong phát triển du lịch. Làm hồ sơ đề nghị công nhận Cây di sản là một trong những cách cần tính đến.

Theo tiêu chí của Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam, 1 cây xanh muốn được công nhận là Cây di sản thì phải đáp ứng những yêu cầu nghiêm ngặt về kỹ thuật và văn hóa-lịch sử tùy theo nguồn gốc (cây trồng hoặc cây tự nhiên). Do vậy, trên địa bàn tỉnh mới chỉ có 1 đại thụ được công nhận là Cây di sản vào năm 2016. Đó là cây đa làng Ghè (xã Ia Dơk, huyện Đức Cơ). Từ khi được công nhận đến nay, cây đa làng Ghè đã được đưa vào các tour, tuyến du lịch trên địa bàn huyện cùng với các điểm đến văn hóa-lịch sử, tạo sức hút đáng kể cho du lịch huyện biên giới.

Trao đổi với P.V, ông Nguyễn Xuân Hà-Trưởng phòng Văn hóa-Thông tin TP. Pleiku-cho biết: Trên địa bàn thành phố có khá nhiều đại thụ nhưng chưa có cây nào được làm hồ sơ để công nhận Cây di sản. Điểm lại số cây này, ông Hà khẳng định, tại làng Ia Nueng (xã Biển Hồ) có 3 cây đa vài trăm năm tuổi, rất xứng đáng được công nhận là Cây di sản.

Cây đa cổ thụ ở làng Ia Nueng (xã Biển Hồ, TP. Pleiku). Ảnh: Lam Nguyên

Lâu nay, Ia Nueng được du khách nhiều nơi biết đến thông qua vẻ đẹp của một ngôi làng điển hình với cây đa, giọt nước. Đặc biệt, hình ảnh 3 cây đa cổ thụ xòe tán lá vạm vỡ che mát cả một vùng đã mang lại ấn tượng vô cùng mạnh mẽ.

Già làng Hmrik cho hay: Người dân không còn nhớ ai đã trồng những cây này từ lúc nào, chỉ biết rằng chúng đã sừng sững ở đấy từ xưa rất xưa. Ông chia sẻ: “Cha tôi lớn lên đã thấy mấy cây đa cao lớn như thế rồi, chắc cũng đã qua 3 đời người. Ngày xưa, lễ hội lớn của làng như pơ thi, mừng lúa mới… đều tổ chức dưới gốc đa”.

Già Hmrik kể thêm, trước đây, bà con quan niệm có thần linh trú ngụ trong những cổ thụ này để bảo vệ làng. Ngày còn nhỏ, ông Hmrik từng chứng kiến lễ cúng Thần Cây. Làng ngả thịt con heo, con dê cúng Yàng rồi mỗi nhà đều mang đến 1 ghè rượu. Già trẻ gái trai hòa trong tiếng cồng, tiếng chiêng rộn rã và những điệu xoang bất tận, vui say trọn 1 ngày.

Có thể thấy rõ một điều, không chỉ là cây xanh đơn thuần về mặt sinh học, những đại thụ này còn gắn liền với ký ức cộng đồng qua hàng trăm năm. Giờ đây, khi phong tục xưa dần mai một, cây lại lặng lẽ làm chứng nhân của nhịp sống thường ngày, ngắm nhìn lũ trẻ lớn lên, vui đùa nơi giọt nước, lắng nghe những cuộc chuyện trò của người làng trong lúc tránh nắng, rì rào che mát cho khách phương xa, lặng im vỗ về bao tâm hồn kiếm tìm sự tĩnh lặng…

Theo chúng tôi, trong số 3 đại thụ kể trên, cây to nhất có chu vi đến hơn 8 người ôm, cao trên 25 m. Phần diện tích nền xung quanh đã được đầu tư lát gạch sạch sẽ, dân làng đều nhắc nhau gìn giữ để những bóng cây luôn xanh mát. “Nếu một ngày nào đó vắng bóng những đại thụ này thì làng sẽ ra sao?”. Già Hmrik chắc nịch câu trả lời: “Mất cây đa, Ia Nueng đâu còn là làng. Ông bà xưa đã dặn dò con cháu không được đốt gốc, chặt cành. Nhờ vậy, cây mới xanh tươi đến ngày nay. Cây đa là linh hồn, là sức mạnh của làng, không được để mất đâu”.

Đối chiếu với những tiêu chí của Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam, có thể thấy, những cây đa ở làng Ia Nueng đáp ứng đầy đủ các điều kiện để được công nhận là Cây di sản, vấn đề còn lại là sự quan tâm của chính quyền và các ban, ngành liên quan.

Một khi được công nhận, “di sản xanh” này sẽ góp phần phát huy giá trị vùng đất, khẳng định mục tiêu xây dựng Pleiku trở thành đô thị “Cao nguyên xanh vì sức khỏe”. Cùng với việc phục dựng các lễ hội, nghi lễ gắn liền với chủ thể ấy, thành phố sẽ có thêm một điểm đến lý thú dành cho khách phương xa. Điều này đặc biệt có ý nghĩa và tạo sức hút khi nhu cầu tìm về với thiên nhiên trong lành đang là xu hướng mà nhiều du khách hướng đến.