Hiển thị các bài đăng có nhãn cây trái. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn cây trái. Hiển thị tất cả bài đăng

26 thg 6, 2021

Thung lũng mận tam hoa ở Nghệ An vào vụ

Mận tam hoa ở huyện Kỳ Sơn những ngày này đến vụ thu hoạch, quả trĩu cành, khiến nhiều du khách thích thú tham quan.

Thung lũng mận tam hoa chủ yếu thuộc địa phận hai bản Mường Lống 1 và Mường Lống 2, xã Mường Lống (huyện Kỳ Sơn). Nơi đây có những vườn mận cổ thụ với tuổi đời cả chục năm tuổi, được ví như "Sapa xứ Nghệ", bởi ban ngày mát mẻ, về đêm se lạnh.

16 thg 6, 2021

Mùa trâm Bảy Núi

Khi những cơn mưa đầu mùa xuất hiện, cũng là lúc những cây trâm sinh trưởng và phát triển hoàn toàn tự nhiên ở vùng Bảy Núi bắt đầu ra hoa, kết trái. Đó là món quà thiên nhiên ban tặng cho người dân vùng đất nơi đây.


Trâm là loại cây thân gỗ, cao, khỏe, nhiều cành lá xum xuê. Cây trâm sinh trưởng và phát triển tự nhiên khoảng 7 năm tuổi bắt đầu cho trái, tuổi thọ kéo dài cả trăm năm. Hàng năm, cây trâm cho ra hoa khoảng giữa tháng 3 và cho thu hoạch trái dài đến tận tháng 6 (âm lịch). Trâm ra hoa rồi kết trái thành từng chùm. Trái trâm lúc còn non có màu xanh, khi già chuyển sang đỏ, lúc chín có màu tím đen, to gần bằng đầu ngón tay. Trâm chín đen bóng, no tròn, mọng nước, ăn có vị chua chua, ngọt ngọt, chát chát rất đặc trưng.

3 thg 5, 2021

Đậm đà các món ăn từ cà bơi

Đồng bào các dân tộc thiểu số M’nông, Mạ, Ê đê trên địa bàn Đắk Nông đều biết sử dụng các loại cà mọc hoang dại trên núi đồi chế biến thành nhiều món ăn ngon, độc lạ. Trong đó, cà bơi thường được dùng để kết hợp với các nguyên liệu khác nấu thành những món ăn hấp dẫn như canh cá suối, cà đắng giã, đu đủ giã…

Cà bơi còn được gọi là cà trời, cà lông. Cây thường mọc tự nhiên, rải rác ở các bãi đất hoang vùng rừng núi. Cây thảo cao đến 1,5m; nhiều lông mịn và gai nhọn. Lá có gai đứng, màu vàng, cao 1cm. Quả non có màu xanh, nhiều lông; khi chín đổi màu vàng, có vị chua.

Cà bơi được xem là "cà chua đặc sản" của đồng bào dân tộc tại chỗ trên địa bàn tỉnh

1 thg 5, 2021

Cây táu cổ thụ hơn 2000 năm tuổi ở Phú Thọ

Tọa lạc trước đền Thiên Cổ (thôn Hương Lan, xã Trưng Vương, TP Việt Trì, Phú Thọ), cây táu 2104 tuổi được công nhận "cây di sản Việt Nam" có từ thời An Dương Vương.

Cây táu có tuổi thọ hơn 2100 năm trước cửa ngôi đền Thiên Cổ

Men theo con đường làng, chúng tôi tìm đến ngôi đền Thiên Cổ. Tương truyền, ngôi đền này nằm trên đất kinh đô của nước Văn Lang xưa. Tại đền có cây táu cổ thụ thuộc hàng lâu đời nhất Việt Nam. Theo tính toán của các nhà khoa học, cây táu này đã hơn 2100 năm tuổi.

27 thg 4, 2021

Ngọt ngào mùa bắp

Những ngày này, nắng vàng ươm trải dài trên các con phố. Đó cũng là lúc các bà, các cô ở phường Lê Hồng Phong, xã Tịnh An (TP.Quảng Ngãi) chở theo những giỏ bắp luộc lỉnh kỉnh hai bên chiếc xe đạp đi bán dạo trên những tuyến đường, báo hiệu mùa bắp lại rộ về. Ở quê tôi, đây cũng là khoảng thời gian những vạt bắp trổ cờ trải dài các bãi bồi ven sông. Nhớ những ngày còn nhỏ, mùa bắp cũng là mùa tha hồ được thưởng thức những món ăn dân dã, hấp dẫn như bắp luộc, chè bắp, ram bắp, canh bắp. Thú vị nhất có lẽ là những buổi chiều quạt than nướng bắp, tỏa hương thơm lừng cả một góc xóm...

Ngày trước, người trồng bắp thường chờ đến khi bắp già khô mới thu hoạch để bán hạt. Chỉ riêng những hàng bắp phía ngoài “còi cọc” hay những đoạn cây bắp trồng dày quá mới được “tỉa” bớt lúc bắp còn non. Bắp non dùng để chế biến ngon nhất khi chỉ vừa cứng hạt, bấm nhẹ ngón tay vào hạt có những giọt sữa bắp đượm ra. Nhớ những buổi chiều đi học về, chạy vào gian bếp có nồi bắp luộc sẵn, chỉ cần giở nắp vung ra, hương bắp tỏa ra thơm lừng. Rồi vội gắp trái bắp còn bốc khói nghi ngút, vừa thổi vừa ăn, cắn hạt bắp mềm dẻo ngọt ngập răng. Đã nhất là khi ăn xong, chúng tôi được thưởng thức ly nước bắp luộc có vị ngọt nhẹ tự nhiên.

Bắp nướng là món ăn dân dã, thú vị của nhiều người từng sinh ra ở nông thôn. ẢNH: HUỲNH THẢO

26 thg 4, 2021

Nhớ mùa đào lộn hột xưa

Nhiều năm trở về trước, đào lộn hột (còn gọi là cây điều) được trồng khắp các miền quê. Nhưng rồi, những rừng điều cũng dần được thay thế bằng những loại cây đem lại giá trị kinh tế khác. Những quả đào sặc sỡ, mọng nước trở thành hương vị của ký ức, gắn với kỷ niệm xưa của nhiều người.

Một buổi trưa nắng gắt ngồi lướt Facebook, vô tình thấy được một bài rao bán đào lộn hột. Hồi ức tuổi thơ với những buổi trưa hè tìm hái đào như hiện lại ngay trước mắt tôi.

Ngày đó, ở Phổ Cường (Đức Phổ) quê tôi mỗi nhà đều có ít nhất vài cây đào lộn hột. Đào dễ trồng, ít phải chăm bón nên đặc biệt thích hợp với vùng đất khô cằn quê tôi. Tết Nguyên đán qua đi, đến tháng 2 âm lịch hằng năm, khi tiết trời ấm dần cũng là lúc cây đơm bông kết trái. Dẫu không ngọt ngào, dễ ăn như những loại trái cây khác nhưng đào lộn hột lại có sức hấp dẫn vô cùng. Để rồi khi hè đến, lũ trẻ chúng tôi lại háo hức trước những chùm đào căng mọng, treo lủng lẳng trên cành.

29 thg 3, 2021

Hương vị lồng mức núi Dài

Trên núi Dài thuộc địa phận xã Lê Trì (Tri Tôn, An Giang) có một vườn lồng mức đã bén rễ và phát triển ở vùng đất này trên 20 năm. Đó là vườn lồng mức của anh Đỗ Quốc Việt rộng trên 1,5ha, canh tác theo kiểu vườn đồi.

Ở xã Lê Trì cũng có một hộ trồng cây lồng mức, tuy nhiên số lượng không nhiều, chỉ có vườn lồng mức của gia đình anh Việt là lớn và rộng nhất, với trên 200 gốc. Trong đó có trên 100 gốc lồng mức đã 20 năm tuổi. Đối với lồng mức, cây có tuổi càng lớn thì tán càng rộng, trái từ đó cũng nhiều, năng suất cao. Theo anh Việt, vườn lồng mức này được trồng từ nhiều năm trước, ngoài ra còn có vườn xoài cát Hòa Lộc, thanh ca, bưởi Năm Roi…

Trong những loại cây ăn trái đó, lồng mức là loại chịu hạn tốt nhất. Khi trồng lồng mức trên đất núi, vừa có tác dụng giữ đất, chống xói mòn, chịu được khô hạn, vừa cho năng suất ổn định. Từ lúc trồng đến khoảng 5 năm sau thì cây lồng mức sẽ cho trái và cây càng lớn, năng suất càng tăng.

15 thg 2, 2021

Ghé Cần Thơ vào mùa vú sữa

Cuối tháng Chạp, các vườn vú sữa trĩu những quả căng mọng, du khách có thể mua về làm quà xuân.

Vườn trái cây Vàm Xáng nằm tại xã Phong Điền là một trong những vườn trái cây xen canh tại Cần Thơ, cho trái quanh năm vì trồng nhiều loại cây. Cuối tháng Chạp là mùa vú sữa sai quả và vụ muộn của dâu ta. Quả cho năng suất cao đã được thu hoạch và bán cho các thương lái, nhưng vườn vẫn để dành không ít cây còn quả để đón tiếp khách du lịch.

Ông Trần Văn Liền, hay còn được gọi là bác Năm Liền, chủ một vườn trái cây, đích thân hướng dẫn du khách tham quan và thuyết minh từng loại cây. Ông Năm Liền cho biết huyện Phong Điền có đến 7.200 ha cây ăn trái, được mệnh danh là "vương quốc trái cây" của Cần Thơ.

Vú sữa nặng trĩu cành.

9 thg 2, 2021

Về đình Phú Tự ngắm cây Bạch Mai di sản ở Bến Tre

Đình Phú Tự tọa lạc tại ấp Phú Hào, Phú Hưng, thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre là một trong số những ngôi đình cổ còn tồn tại đến ngày nay. Từ trung tâm thành phố Bến Tre, đi theo tỉnh lộ 885 hướng về Giồng Trôm khoảng 5km, gặp ngã ba thì rẻ trái vào con đường nhựa sẽ gặp đình cổ Phú Tự.

Cổng đình Phú Tự

Đình Phú Tự thờ Thành Hoàng Bổn Cảnh được phong sắc vào năm 1910 (Khải Định nhị niên). Cho đến nay, vẫn chưa có tư liệu nào xác định thời gian xây dựng ngôi đình nhưng theo lời các cao niên thì đình được xây dựng trước năm 1904 rất lâu.

Tiền thân của đình Phú Tự là một ngôi miếu nhỏ được những lưu dân mới đến khai cơ lập địa xây dựng để làm nơi thờ cúng các bậc tiền hiền, cầu cho mưa thuận gió hòa. Về sau, Chánh bái làng Phú Tự – ông Trần Văn Cương – đã hiến đất và đứng ra xây dựng ngôi đình làng, thay cho ngôi miếu cũ.

5 thg 2, 2021

Về chùa Giác Lương ngắm cây sứ hơn 200 tuổi

“Cổng tam quan và cây sứ hơn 200 năm tuổi là nét đặc trưng ở chùa Giác Lương đó chị”.

Lời giới thiệu của thầy Hải, giáo viên Trường tiểu học Đông Hiền ở xã Phong Hiền (Phong Điền) thôi thúc tôi có quyết định chọn được điểm đến cuối tuần vừa rồi.

Cây sứ trước gian thờ chính đã trải qua hơn 2 thế kỷ

Cây xoài di sản hơn 300 tuổi ở Bạc Liêu

Khi du lịch Bạc Liêu, thường khách sẽ dừng chân ở những điểm đến nổi tiếng và quen thuộc như nhà Công tử Bạc Liêu, Khu lưu niệm Nghệ thuật đờn ca tài tử Nam bộ và Nhạc sĩ Cao Văn Lầu, cánh đồng Điện gió, Quán âm Nam Hải… nhưng càng thú vị hơn, nếu bạn dành thời gian đến tham quan và tìm hiểu về cây xoài cổ thụ trên 300 năm tuổi lớn nhất ở Bạc Liêu và cả vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Cây xoài di sản ở Bạc Liêu

3 thg 2, 2021

Ngắm cây sao di sản trong chùa Ba Phố ở Vĩnh Long

Chùa Ba Phố tọa lạc tại ấp Đại Thọ, xã Loan Mỹ, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long là một trong hai ngôi chùa cổ kính mang đậm nét văn hóa Khmer lớn nhất của huyện Tam Bình. Ngôi chùa này có từ lâu đời (khoảng thế kỷ XVIII), là nơi để bà con người Khmer đến cúng dường ngày thường lẫn ngày lễ truyền thống. Chùa có tên nguyên thủy là Măng Kol Bô Rây nhưng người dân địa phương đã quen gọi là chùa Ba Phố hay chùa Đại Thọ. Chùa có diện tích trên 24.000 mét vuông mang nhiều dấu ấn rất huyền bí pha lẫn sự linh thiêng lạ thường.

Nét uy thiêng của chùa được thể hiện bằng con đường dẫn vào chùa yên tĩnh và có nhiều cây to. Vách tường được xây dựng rất đẹp, kiên cố có nhiều hoa văn được trang trí đẹp mắt. Cổng chính của chùa hướng ra dòng sông thật êm đềm tạo nét chấm phá độc đáo.

Trong thời kỳ chiến tranh, ngôi chùa này đã từng là nơi che giấu, tiếp tế cho cách mạng. Cạnh đó còn là nơi ẩn náu rất an toàn của hàng trăm hộ dân để tránh bom đạn của kẻ thù… nơi đây được công nhận di tích lịch sử cách mạng cấp tỉnh vào năm 2003.

Về Đồng Tháp check in Vườn Nho trĩu quả

Vườn nho Ba Tuấn tọa lạc tại xã Long Khánh B, Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp là điểm đến thú vị cho du khách khi về với vùng đất cù Lao huyện Biên giới Hồng Ngự.

Vườn nho của anh Nguyễn Thanh Tuấn ngụ xã Long Khánh B, Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp

Cây nho vốn được biết đến là giống cây thích nghi với thổ nhưỡng và khí hậu khô nóng ở miền Nam Trung bộ. Anh Nguyễn Thanh Tuấn được xem là nông dân đầu tiên ở Đồng Tháp trồng thành công cây nho trên đất lúa.

20 thg 1, 2021

Vườn Dâu Thiên Ân – Ngã Bảy – Hậu Giang

Vườn dâu Thiên Ân tọa lạc tại phường Ngã Bảy, TP Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang rộng 5 ha với hàng ngàn gốc dâu sum suê trĩu quả là điểm du lịch sinh thái thú vị được nhiều du khách tìm đến. 

Lối vào vườn mát rượi, dâu treo lủng lẳng trên đầu. 

Qua cầu Phụng Hiệp, rẽ trái khoảng 200m là đến nơi. Bước vào vườn hai bên đường là những cây dâu cao lớn rợp bóng mát, du khách sẽ ngỡ ngàng bởi hàng trăm cây dâu được phủ vàng bởi những chùm quả lúc lỉu, mọc kín từ gốc lên đến ngọn. Đến mùa thu hoạch, trái dâu trĩu xuống như chạm vào người du khách. 

19 thg 1, 2021

Ngắm cây lộc vừng di sản trên 300 tuổi ở Hậu Giang

Cây lộc vừng tọa lạc ở ấp Long Hòa B, xã Long Thạnh (huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang) có tuổi đời hơn 300 năm. Có thể xem đây là một trong những cây cổ thụ hiếm hoi, có tuổi thọ cao ở đồng bằng sông Cửu Long, gắn liền lịch sử khẩn hoang của vùng đất Long Thạnh. Xoay quanh cây lộc vừng ở Hậu Giang này còn có nhiều câu chuyện tâm linh mà mọi người hay kể cho nhau nghe. 

Cây lộc vừng trên 300 tuổi ở Hậu Giang 

18 thg 1, 2021

Vãn cảnh Chùa Diêu Quang chiêm ngưỡng cây Trôm cổ thụ

Chùa Diêu Quang tọa lạc tại đường Lương Văn Chấn, phường Khánh Hậu, TP Tân An, tỉnh Long An được người dân trong vùng quen gọi là Chùa Cây Trôm, vì trước chùa có cây trôm cổ thụ xanh tốt tỏa bóng. 

Chùa Diêu Quang được người dân trong vùng quen gọi là Chùa Cây Trôm vì trước chùa có cây trôm cổ thụ 

Ngôi chùa này trước kia là miếu Dao Quang, tên của một trong bảy vì sao (thất tinh) theo tín ngưỡng tu tiên, thờ cúng các vị tiên thánh. Đại đức Thích Thiện Thạnh, trụ trì chùa Diêu Quang, cho biết, sau bao lần bể dâu biến đổi, miếu biến thành chùa. Và có lẽ do sợ đồng âm nên Dao Quang được gọi trại đi thành Diêu Quang.

14 thg 12, 2020

Hương vải trăm năm

Trong một lần đến chùa Svay Ta Hon (xã An Tức, Tri Tôn, An Giang), tôi khá bất ngờ khi bắt gặp 2 cây vải thiều 300 năm tuổi. Có lẽ, đây là cây vải thiều to lớn nhất mà tôi từng thấy. 

Chùa Svay Ta Hon vào một ngày mưa. Lối dẫn vào chùa với lớp đá phủ dấu thời gian và hàng cột nhiều màu sắc tạo ấn tượng khá đặc biệt cho những ai lần đầu tới đây. Trong cái lạnh buốt của cơn mưa xứ núi vừa mới đi qua, tôi ngồi trò chuyện cùng sư cả Chau Hênh về lịch sử của 2 cây vải thiều cổ thụ này. Là người cởi mở, sư cả Chau Hênh vui vẻ chỉ tay về 2 cây đại thụ được công nhận là cây di sản trong khuôn viên ngôi chùa yên ắng này và câu chuyện về chúng dần hé lộ qua những ly trà nóng.

“Cây có hồi nào thì sư không biết chắc. Chỉ nghe ông già, bà cụ nói lại là tuổi cây tương xứng với tuổi chùa. Có một ông sư cả đã cất công lên đến Xiêm Riệp (Campuchia) để mang về 3 cây vải thiều trồng trong sân chùa. Qua mấy trăm năm, có 1 cây đã chết. Hiện giờ còn 2 cây sống tốt nên sư cũng ra sức bảo quản, giữ gìn như kỷ vật của cha ông để lại. Mấy ông già đi trước đã giữ gìn thì tới sư phải bảo quản thiệt tốt, vì nhà nước đã công nhận là cây di sản” - sư cả Chau Hênh thiệt tình. 

Hai cây vải thiều đại thụ trong khuôn viên chùa Svay Ta Hon 

5 thg 11, 2020

Giữ cổ thụ 100 năm cho bến Người tình

'Cây da cổ thụ thân thương đã trở thành một phần ký ức của người Sa Đéc rồi. Chúng tôi quyết bảo tồn dù có người muốn đốn bỏ' - ông Võ Thanh Tùng, nguyên chủ tịch UBND TP Sa Đéc (Đồng Tháp), chia sẻ. 

Cây da trước khi chưa bị nghiêng - Ảnh: THANH NGHĨA

Về Sa Đéc, du khách hỏi thăm cây da trăm tuổi hay quán cơm Cây Da tại phường 1, chắc hẳn dân địa phương nào cũng có thể hướng dẫn chính xác. 

Cùng với đình thần Vĩnh Phước gần đó và rạch Cái Sơn, hình ảnh "cây đa, bến nước, sân đình" thân thuộc của làng quê Việt Nam tái hiện ngay tại mảnh đất bên dòng sông Tiền.

9 thg 10, 2020

Món cà đắng giã ớt rừng

Cà đắng giã là món ăn tươi trộn gia vị của đồng bào dân tộc thiểu số Mạ, Ê đê, M’nông trên địa bàn tỉnh Đắk Nông. Đây là một món ăn quen thuộc, dễ làm trong đời sống hằng ngày của đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ. Tuy giản dị nhưng món ăn đặc trưng, rất ngon và lạ miệng. 

Nguyên liệu và cách chế biến món cà đắng giã của người Mạ, Ê đê, M’nông tương đối giống nhau. Thành phần chính gồm cà đắng, ớt rừng (ớt hiểm), chanh, rau thơm và gia vị. Cà đắng của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh rất đa dạng. Nhiều loại cà đắng mọc tự nhiên trên triền đồi, núi được đồng bào đem về trồng trong vườn nhà. 

Cà đắng tròn được dùng phổ biến trong chế biến món ăn của Mạ, Ê đê, M’nông 

Cà đắng có loại to hơn ngón chân cái của người lớn, hình tròn sọc xanh dọc theo quả; lại có loại cà đắng hình dạng thuôn dài, sọc xanh trắng xen lẫn. Người M’nông có cây cà đắng cho quả to bằng viên bi, không sọc. Người Ê đê có loại cà đắng da trơn, nhẵn, khi già màu vàng ươm. Các loại cà này đều có thể dùng chế biến món cà đắng giã ớt hiểm. 

23 thg 9, 2020

Dấu ấn cây da trăm tuổi

Hơn mấy trăm năm trơ gan với mưa nắng thời gian, cây da Long Bình đã trở thành nhân chứng cho quá trình đổi thay của vùng đất đầu nguồn biên giới. Đến thăm cây đại thụ này, bạn sẽ không khỏi choáng ngợp với kích thước to lớn cũng như lắng nghe những câu chuyện thú vị liên quan đến nó. 

Theo hướng dẫn của người dân thị trấn Long Bình (An Phú), tôi quẹo từ Quốc lộ 91C vào một con đường nhỏ. Người dân địa phương gọi đây là “giồng Cây Da” với ngụ ý nơi đây xưa kia là giồng đất cao có một cây da to lớn. Tên gọi dân gian đó đã nói lên quá trình gắn bó giữa cây với đất, giữa đất với người hàng mấy trăm năm.

Sau vài trăm mét dò đường, tôi đã gặp được cây da Long Bình mà từ trước tới nay chỉ nghe qua lời kể. Quả thật, khi đứng trước cây đại thụ này, bất cứ ai cũng sẽ thấy mình nhỏ bé! Những nhánh cây già cỗi vươn mình vững chãi dưới cái nắng trưa biên giới. Tiếng lá lao xao tạo ra thứ âm thanh trong trẻo của thiên nhiên. Bóng mát của cây có thể che lấp một sân bóng chuyền bên dưới và còn cả khoảng sân rộng để đám nhóc thơ ngây chơi “năm - mười”.

Bà Nguyễn Thị Lệ (người dân định cư gần cây da) cho biết: “Cây da này theo tên gọi dân gian là sung reo. Bởi, trái của cây gần giống như trái sung và có thể ăn được. Do kích thước lá lớn nên mỗi khi có gió thổi sẽ tạo ra âm thanh rất lớn, tựa như tiếng reo. Cây da có từ hồi nào tôi không biết, nhưng bà nội tôi kể rằng hồi bà mới về đất này làm dâu thì cây đã to lớn lắm rồi. Bà nội có hỏi ông cố tui, thì ông cũng chỉ biết cây da có từ trước khi lớp người đầu tiên đến đây “cắm dùi” khai hoang, mở đất. Như vậy, cây da đã có trước khi gánh họ Nguyễn của tui đến ở cái đất này, mà tới tui đã hơn 5 đời rồi!”.