Hiển thị các bài đăng có nhãn VOV online. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn VOV online. Hiển thị tất cả bài đăng

24 thg 6, 2020

Núi lửa Chư Đăng Ya - “Củ gừng dai” quyến rũ

Chư Đăng Ya trở thành điểm dừng chân của nhiều phượt thủ và những người yêu thích du lịch. 

Chư Đăng Ya theo tiếng đồng bào J’rai có nghĩa là củ gừng dai. 

Đây là ngọn núi lửa đã ngưng hoạt động hàng triệu năm. Chư Đăng Ya thuộc địa phận làng Ploi lagri, xã Chư Đăng Ya, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai, cách TP Pleiku khoảng 30km về phía bắc. 

21 thg 6, 2020

Côn Đảo - thiên đường của bình minh

Côn Đảo in dấu ấn trong tâm hồn của mỗi du khách bằng vẻ đẹp rực rỡ, kỳ vĩ, huyền diệu mà vẫn dịu dàng, bình yên, hồn hậu. 

Côn Đảo thường được nhắc tới như chốn du lịch tâm linh, nơi in dấu ấn của lịch sử cách mạng với di tích nhà tù hay nghĩa trang Hàng Dương nổi tiếng. Tuy nhiên, có một Côn Đảo khác, đẹp nguyên sơ trong từng điểm, từng khoảnh khắc. Bình minh chính là thời khắc đẹp nhất của hòn đảo này. Do địa hình của đảo nên mặt phía đông là hướng chính, nơi tập trung dân cư, đường giao thông chính và các điểm ngắm bình minh đẹp như thiên đường. 

27 thg 5, 2020

Nét độc đáo của lễ hội Hoa Lư di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Cứ đến tháng 3 âm lịch, người dân vùng đất cố đô Hoa Lư nghìn năm văn hiến lại mở hội Trường Yên. 

Trải qua hơn 1.050 năm, lễ hội Hoa Lư vẫn giữ nguyên những giá trị nổi bật về lịch sử và văn hóa, xứng danh là một trong gần 100 di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam.

Lễ hội lưu truyền nghìn năm 


Người dân cố đô Hoa Lư (Ninh Bình) bao đời nay đều vang vọng câu ca: “Ai là con cháu Rồng Tiên/Tháng ba mở hội Trường Yên thì về”. Cũng vì thế, cứ đến tháng 3 âm lịch hàng năm, khi lễ hội Trường Yên (nay là lễ hội Hoa Lư) được tổ chức, người dân dù ở khắp nơi trên mọi miền Tổ Quốc đều đổ về Hoa Lư trảy hội, về với cội nguồn dân tộc. 

Người dân từ khắp nơi đổ về cố đô Hoa Lư trảy hội 

3 thg 5, 2020

Chiềng và Xiềng có nghĩa gì trong địa danh vùng người Thái

Đến vùng người Thái, ta thường thấy những tên xã, tên mường được đặt bắt đầu bằng chữ Chiềng, như Chiềng Mai, Chiềng Chung, Chiềng Pấc… Cũng có nơi gọi là Xiềng. Chữ Chiềng và Xiềng có ý nghĩa như thế nào?

Ông Cà Văn Chung, Phó giám đốc Sở Khoa học công nghệ tỉnh Sơn La, hội viên Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, sinh ra và lớn lên tại Sơn La. Ông Cà Chung giải thích về chữ Chiềng và Xiềng trong cách đặt tên các địa danh của người Thái như sau:

"CHIỀNG: người Thái phát âm là “Chiêng”, ở một số nơi phát âm thành Xiêng (Xiêng Khoảng, Xiêng Khọ, Xiêng May (Chiềng Mai), Xiêng Rai ...) là vị trí trung tâm của 1 Mường lớn (Chu/ Nha/ Châu Mường). Thường mỗi Mường chỉ có một Chiềng. Ví dụ: Mường Muổi có Chiềng Ly, Mường Mụa có Chiềng Dong, Mường Sang có Chiềng Chu, Mường Tấc có Chiềng Hoa (sau gọi thành bản Chiềng)...

27 thg 2, 2020

Khám phá núi Mộc đẹp hoang sơ, kỳ bí giữa lòng Mộc Châu

Núi Mộc mang vẻ đẹp sơn thủy hữu tình. Nơi đây không chỉ có núi đá, thác nước mà còn có hàng trăm loài động thực vật bản địa được bảo tồn nguyên trạng. 

Được ví như nàng thơ của núi rừng Tây Bắc, Mộc Châu đẹp mơ màng với những cánh đồng dâu tây đỏ rực, những vườn hoa cải, hoa mận trắng muốt và cũng đầy kỳ bí với những bản làng, núi rừng còn hoang sơ như Núi Mộc. Núi Mộc nằm ngay trung tâm thị trấn nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La, là điểm đến lý tưởng cho du khách. 

Nhà thờ Phủ Cam – dấu ấn kiến trúc hiện đại ở thành phố Huế

Nhà thờ Phủ Cam là một điểm đến quen thuộc với nhiều du khách khi tới Huế. Đó là một công trình tôn giáo mang đậm dấu ấn kiến trúc hiện đại. 

Nhà thờ Phủ Cam ngự trên một ngọn đồi nhỏ có tên là Phước Quả, thuộc phường Phước Vĩnh, thành phố Huế; nằm ở bờ nam sông Hương. Công trình có một vị trí đẹp, chế ngự một không gian rộng lớn, xung quanh có nhiều công trình khác của Giáo hội. Nhà thờ Phủ Cam là một trong những giáo đường lớn nhất, nổi tiếng nhất xứ Huế và có lịch sử khá lâu đời. 

26 thg 2, 2020

Đẹp ngất ngây hoa anh đào trên cao nguyên Măng Đen, Kontum

Những ngày đầu năm mới, rất nhiều người dân và du khách đã đến cao nguyên Măng Đen (tỉnh Kon Tum) để thưởng lãm hoa anh đào nở. 

Năm nay thời tiết phù hợp nên hàng nghìn cây hoa anh đào trên cao nguyên Măng Đen nở rộ khoe sắc như muốn chào đón và giữ chân du khách.

Độc đáo chợ phiên của người Tày - Nùng ở Thông Huề, Cao Bằng

Giống như nhiều nơi ở Cao Bằng, chợ Thông Huề họp 5 ngày một phiên, vào các ngày 2, 7 theo lịch dương, chợ bán chủ yếu là sản vật tại địa phương... 

Thông Huề (còn viết là Thông Hoè) là một xã nằm ở phía Nam huyện Trùng Khánh (Cao Bằng), có tỉnh lộ 206 từ thành phố Cao Bằng đi thác Bản Giốc chạy qua theo hướng Đông Bắc-Tây Nam. Chợ Thông Huề trên đường đi đến Thác Bản Giốc. 

Phố Đầm - vùng giao thương sầm uất trên bến dưới thuyền xưa

Phố Đầm, xã Xuân Thiên, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa từng là nơi trên bến, dưới thuyền buôn bán sầm uất. 

Phố Đầm nằm sát bên bờ sông Chu xưa kia là nơi trên bến, dưới thuyền buôn bán sầm uất 

16 thg 2, 2020

Ngọa Vân, nẻo về nguồn cội

Nếu Yên Tử là nơi Phật hoàng hành pháp thì Ngọa Vân là nơi Ngài kết thúc hành trình tu đạo của vị Tổ sáng lập Thiền phái Trúc lâm Yên Tử. 

Yên Tử và Ngọa Vân là 2 địa danh cùng nằm trên cánh cung Đông Triều (Quảng Ninh) và đều có ý nghĩa đặc biệt trong hành trình tu tập, nhập diệt của Phật hoàng Trần Nhân Tông - Vị vua đã sớm rời bỏ tột đỉnh quyền lực để chăm lo cho phần hồn văn hóa của dân tộc Việt. 

Am Ngọa Vân là 1 trong 14 di tích thuộc cụm Di tích đặc biệt Quốc gia nhà Trần tại Đông Triều. 

Về Yên Bái thưởng thức đặc sản Vịt bầu Lục Yên

Chất đất và nguồn nước vùng Ngọc Lục Yên, Yên Bái đã tạo nên nhiều sản vật ngon, được cả nước biết đến trong đó phải kể đến vịt bầu Lâm Thượng. 

Những con vịt bầu ở đây có nguồn gen quý, được chăn thả ngoài tự nhiên, ăn thóc gạo sạch và ốc suối, rêu đá, nên rất thơm ngon.

Vịt chủ yếu được thả ngoài tự nhiên. 

Lâm Thượng nằm bên dòng suối Khuổi Luông trong vắt chảy dọc theo chiều dài của xã. Hai bên suối là những ruộng lúa, nhà sàn, nhà đất của bà con người Tày, người Dao san sát nhau. Dòng suối ấy ngoài nước trong thì các loại thủy sinh cũng rất phát triển, như rêu đá, các loại ốc, ếch, ngóe… đây là thức ăn phổ biến cho vịt ngoài tự nhiên.

Bến cũ Bình Đông

Bến Bình Đông là địa chỉ mang dấu ấn sông nước của Sài Gòn xưa với cảnh vật đặc trưng trên bến dưới thuyền. 

Bến Bình Đông là một bến thuyền cổ ở Sài Gòn. Bến Bình Đông nằm bên kênh Tàu Hủ, song song với đại lộ Võ Văn Kiệt, nay thuộc quận 8 – thành phố Hồ Chí Minh. 

3 thg 11, 2019

Bánh giầy trong đời sống đồng bào Mông Tây Bắc

Được kết tinh từ thổ nhưỡng, khí hậu nơi núi rừng, bánh giầy không thể thiếu trong đời sống của cộng đồng dân tộc Tây Bắc và đồng bào Mông. 

Với đồng bào Kinh miền xuôi, bánh giầy thường được làm trong các dịp lễ hội, tết nguyên đán, có hình tròn, tượng trưng cho trời, trong truyền thuyết Lang Liêu và là hoạt động gắn kết tình làng, nghĩa xóm trong những dịp sinh hoạt cộng đồng. 

17 thg 10, 2019

Lướt cùng gió ở bãi biển Ninh Chữ nổi tiếng thế giới

Ninh Chữ, tỉnh Ninh Thuận đang ngày càng quen thuộc với tín đồ du lịch Việt trong những năm gần đây. 

Trước đó, vùng biển này đã được biết tới rộng rãi trong cộng đồng hàng triệu du khách quốc tế…

Hấp dẫn du khách quốc tế 


Trong hành trình khám phá của mình, Mark Gwyther - blogger du lịch người Mỹ đã dừng chân ở bãi biển Ninh Chữ. Bằng con mắt của một chuyên gia tư vấn quản lý và đầu tư bất động sản cùng trải nghiệm từng có ở nhiều vùng đất khắp thế giới, Mark Gwyther đã chia sẻ những thông tin thú vị về Ninh Chữ trên trang citypassguide.com. 

Ninh Chữ đẹp đến mê mẩn khi bình minh ló rạng. 

13 thg 10, 2019

Những “đặc sản” giúp biển Ninh Chữ nổi tiếng thế giới

Với lợi thế 2 mùa gió cùng bãi biển Ninh Chữ được xem là 1 trong 9 bãi tắm đẹp nhất của Việt Nam và ngày càng quen thuộc với các tín đồ du lịch... 

Ninh Chữ (Ninh Thuận) đang ngày càng quen thuộc với tín đồ du lịch Việt trong khoảng 2 năm gần đây. Thế nhưng, thật thú vị khi trước đó, vùng biển này đã được biết tới rộng rãi trong cộng đồng hàng triệu du khách quốc tế từ nhiều năm nay…

Khi Ninh Chữ “hớp hồn” du khách quốc tế 


Trong hành trình khám phá của mình, Mark Gwyther, blogger du lịch người Mỹ đã dừng chân ở bãi biển Ninh Chữ. Bằng con mắt nhà nghề của một chuyên gia tư vấn quản lý và đầu tư bất động sản cùng trải nghiệm từng có ở nhiều vùng đất khắp thế giới, Mark Gwyther đã chia sẻ những thông tin thú vị về Ninh Chữ trên trang citypassguide.com.

Với Mark Gwyther, lý do rõ ràng nhất để đến với du lịch Phan Rang là bãi biển. “Vịnh Ninh Chữ, một đường lưỡi liềm dài 10 km lộng lẫy, được coi là một trong chín bãi biển đẹp nhất Việt Nam. Hầu hết thời gian trong năm, biển an toàn để bơi. Bình minh vô cùng ngoạn mục và thật thú vị khi được chứng kiến người dân địa phương trải qua các hoạt động buổi sáng”, Mark Gwyther viết. 

Ninh Chữ đẹp đến mê mẩn trong mỗi khoảnh khắc của ngày... 

Nhà cổ Đức An - dấu ấn lịch sử ở phố Hội

Nhà cổ Đức An không chỉ là một kiến trúc đặc sắc mà còn là một dấu ấn lịch sử ở phố cổ Hội An, một chứng tích qua những thăng trầm thời cuộc của đất nước 

Nhà cổ Đức An có địa chỉ tại số 129 đường Trần Phú – trung tâm khu phố cổ Hội An – TP Hội An – tỉnh Quảng Nam. Công trình được xây dựng cách gần đây 190 năm – giữa thời vua Minh Mạng nhà Nguyễn năm 1830. Ngôi nhà do cụ tổ họ Phan để lại cho con cháu làm từ đường thờ cúng. Cho tới nay đã có 8 đời sinh ra và lớn lên ở ngôi nhà này. 

Cuối tuần, lên Mường La tắm khoáng nóng Ngọc Chiến

Suối khoáng nóng ở bản Lướt, xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, tỉnh Sơn La được xem như là đặc ân của tạo hóa. 

Nằm ở độ cao 1.600 mét so với mực nước biển, cách trung tâm thành phố Sơn La gần 80 km, xã Ngọc Chiến, huyện Mường La là một trong những điểm du lịch nổi tiếng của tỉnh Sơn La. 

Một sớm tại Lăng Kiên Thái Vương

Lăng của Kiên Thái Vương (1845-1876) tọa lạc trên một ngọn đồi kế bên lăng Vua Đồng Khánh ở phía Nam kinh thành Huế. 

Kiên Thái Vương là cha đẻ của ba vị vua triều Nguyễn: Đồng Khánh, Kiến Phúc và Hàm Nghi. Lăng Kiên Thái Vương nằm trên một ngọn đồi kế lăng Vua Đồng Khánh. 

Ngắm sông Nho Quế, vượt hẻm Tu Sản, Hà Giang

Sông Nho Quế, Hà Giang được vinh danh là một trong những Thung lũng Kiến tạo độc nhất vô nhị của Việt Nam. 

Nằm dưới chân những ngọn núi tai mèo hiểm trở của Hà Giang, dòng sông Nho Quế quanh năm êm đềm chảy giữa những vách đá, tạo thành một đường biên giới màu xanh biếc giữa đèo Mã Pí Lèng và đường Săm Pun. 

Khăn Piêu trong đời sống đồng bào dân tộc Thái

Trong văn hóa của đồng bào dân tộc Thái, chiếc khăn Piêu chứa đựng nhiều ý nghĩa đời sống và tâm linh sâu sắc. 

Trong sắc phục của phụ nữ đồng bào dân tộc Thái, khăn Piêu là vật không thể thiếu, được dùng trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày, che nắng, che gió, giữ ấm về mùa đông. Ngoài ra còn vừa là điểm nhấn để tôn lên vẻ đẹp riêng có của người con gái Thái.