Hiển thị các bài đăng có nhãn Thừa Thiên - Huế. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thừa Thiên - Huế. Hiển thị tất cả bài đăng

16 thg 10, 2023

5 món ăn dân dã vùng Nam Phổ

Chỉ 100.000 đồng một người, bạn có thể thưởng thức đủ 5 món đặc sản chính hiệu Nam Phổ.

Làng Nam Phổ thuộc xã Phú Thượng, huyện Phú Vang, cách thành phố Huế gần 6 km. Làng nổi tiếng về ẩm thực từ thế kỷ thứ 16, là địa danh gắn liền với đặc sản "bánh canh Nam Phổ". Ngoài bánh canh, nơi đây còn được biết đến với nhiều món ăn dân dã đặc trưng xứ Huế.

Bánh canh bột gạo

Bánh canh Nam Phổ. Ảnh: Hoài Nhân

11 thg 10, 2023

Homestay của người Tà Ôi giữa núi rừng A Lưới ở Thừa Thiên Huế

Homestay của đồng bào Tà Ôi ở huyện A Lưới, Thừa Thiên Huế, hấp dẫn du khách với nét đẹp văn hóa bản địa và phong cảnh rừng hoang sơ, quê hương của sao la quý hiếm.

Núi rừng A Roàng nhìn từ trên cao. Ảnh: WWF-Việt Nam.

Tọa lạc giữa thiên nhiên hoang sơ của rừng nguyên sinh A Roàng, homestay Hương Danh chào mời khách du lịch tận hưởng thời tiết quanh năm mát mẻ, không khí trong lành… Căn homestay gồm 2 căn nhà truyền thống người Tà Ôi được cải tạo để đón du khách thích trải nghiệm và khám phá đến với núi rừng A Lưới, xã biên giới A Roàng.

10 thg 10, 2023

Cung Diên Thọ - Cung điện quy mô bậc nhất triều Nguyễn


Cung Diên Thọ (thuộc Quần thể di tích cố đô Huế) không chỉ sở hữu kiến trúc cung điện quy mô bậc nhất triều Nguyễn mà còn là nơi ở của các Hoàng thái hậu, Thái Hoàng thái hậu thời kỳ này. Đây là một trong những công trình kiến trúc độc đáo còn lưu giữ gần như nguyên vẹn cho đến ngày nay.

Trong Châu bản triều Nguyễn hiện bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia I, có nhiều văn bản ghi chép về xây dựng, trùng tu và mở rộng khuôn viên cung Diên Thọ cũng như các hoạt động liên quan đến sinh hoạt thường ngày ở đây. Theo đó Tháng 4 năm 1804, vua Gia Long cho xây cung Trường Thọ làm nơi sinh sống cho Vương thái hậu thay thế Hậu Điện. Đến thời vua Minh Mạng lại cho xây thêm Cung Từ Thọ, nằm trong khuôn viên của cung Trường Thọ để làm nơi an dưỡng của Thuận Thiên Cao Hoàng thái hậu Trần Thị Đang. Đến thời Vua Tự Đức lại hạ lệnh tháo dỡ toàn bộ kết cấu Cung Từ Thọ và xây dựng thành cung Gia Thọ, hoàn thành vào tháng 2 năm 1849, trở thành nơi ở của bà Từ Dũ Hoàng thái hậu. Thời Vua Thành Thái thì công trình này được đổi tên thành cung Ninh Thọ và chủ nhân là bà Nghi Thiên, sau đó là bà Từ Minh, mẹ của vua Thành Thái. Thời Vua Khải Định thì Cung Ninh Thọ được trùng tu, sửa chữa và đổi tên thành cung Diên Thọ cho đến ngày nay, là nơi ở của bà Thánh Cung Hoàng quý phi.

21 thg 9, 2023

Bên trong lâu đài lộng lẫy nơi hoàng hậu cuối cùng triều Nguyễn từng ở

Trải qua hàng trăm năm lịch sử, cho đến nay, cung An Định vẫn giữ nguyên được khối kiến trúc khác biệt khi có sự giao thoa độc đáo Á - Âu...

Cung An Định, tọa lạc tại địa chỉ 97 Phan Đình Phùng (TP.Huế, Thừa Thiên-Huế), là một trong những công trình kiến trúc triều Nguyễn độc đáo, được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Ngày nay, công trình này còn là điểm đến không thể bỏ lỡ của nhiều du khách đến Huế.

Cung An Định tọa lạc tại số 97 Phan Đình Phùng (TP. Huế), quay mặt về hướng nam, phía sông An Cựu. LÊ HOÀI NHÂN

13 thg 9, 2023

Cỗ chay xứ Huế

Nhắc đến ẩm thực Huế, ngoài sự nổi tiếng của ẩm thực đường phố, ẩm thực cung đình thì không thể không nói đến ẩm thực chay, một nét văn hóa đặc sắc và cũng đặc biệt của vùng đất chịu ảnh hưởng sâu đậm của văn hóa cung đình và văn hóa Phật giáo.

Mâm cỗ chay xứ Huế được chế biến và bài trí công phu, đẹp mắt với nhiều món ngon hấp dẫn. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam

11 thg 9, 2023

Bình minh trên làng chài Ngư Mỹ Thạnh

Vào những buổi sáng sớm, khoảng từ 4 đến 7 giờ sáng, làng chài Ngư Mỹ Thạnh như thức giấc với những thanh âm, hình ảnh đặc trưng của một vạn đò lớn trên vùng sóng nước Tam Giang mênh mông, nên thơ và kì vĩ.

Bình minh trên phá Tam Giang. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam

Ngư Mỹ Thạnh là một làng chài nổi tiếng trên phá Tam Giang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Làng chài thuộc xã Quảng Lợi, huyện Quảng Điền, cách trung tâm thành phố Huế chừng 20 cây số về phía Đông Bắc.

Làng này xưa gốc là làng Mỹ Thạnh, hình thành vào khoảng đầu thế kỉ 19. Lúc đầu làng là nơi sinh sống của những hộ dân ở trên bờ, về sau một số dân chài ở vùng Phú Vang, Phú Lộc cách đấy chừng vài chục cây số đi thuyền đến đánh bắt mưu sinh, thấy nơi đây đầm phá nhiều tôm cá, thuận lợi làm ăn nên ở lại, lâu dần sống quần tụ với dân trên bờ thành một vạn đò, gọi là vạn Mỹ Thạnh.

Vẻ tráng lệ đặc sắc của lăng mộ vợ cả vua Đồng Khánh

Dưới góc độ lịch sử, lăng Thánh cung là một công trình phản ánh sự chuyển mình của kiến trúc cung đình Huế ở buổi giao thời Đông - Tây thời vua Đồng Khánh.

Nằm ở phường Thủy Xuân, thành phố Huế, cách lăng vua Đồng Khánh không xa, lăng Thánh Cung hay Tư Minh lăng là một lăng mộ có kiến trúc đặc sắc nhưng không được nhiều người biết đến ở đất Cố đô. 

10 thg 9, 2023

Nơi an nghỉ của danh tướng Nguyễn Tri Phương

Hy sinh khi giữ thành Hà Nội, danh tướng Nguyễn Tri Phương cùng con trai được đưa về an táng tại quê nhà, Thừa Thiên- Huế.


Danh tướng Nguyễn Tri Phương (1800 -1873) làm quan dưới thời vua Minh Mạng, vua Thiệu Trị và vua Tự Đức. Ông là tổng chỉ huy quân đội triều Nguyễn chống lại quân Pháp ở Đà Nẵng (1858), giữ thành Gia Định (1861) và thành Hà Nội (1873).

Năm 1873, thành Hà Nội thất thủ, ông bị thương nặng và bị quân Pháp bắt giữ, lính Pháp đã đề nghị cứu chữa song ông từ chối và tuyệt thực một tháng cho đến khi qua đời. Nguyễn Tri Phương cùng con trai là phò mã Nguyễn Lâm được đưa về chôn cất tại quê nhà ở xã Phong Chương, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Trong ảnh là khu mộ Nguyễn Tri Phương và con trai.

1 thg 9, 2023

Hà Lạc - Làng quê miền sông nước

Làng Bác Vọng được thành lập khá sớm, từ thế kỷ XVI là một trong 53 làng, xã của huyện Đan Điền. Về sau phát triển thành Bác Vọng Đông, Bác Vọng Tây (xã Quảng Phú), từ đó di cư phát triển thêm hai ấp mới miền sông nước là Hà Đồ (xã Quảng Phước) và Hà Lạc (xã Quảng Lợi), thành kết cấu “Đông, Tây, Đồ, Lạc” từ cuối thế kỷ XIX. Hai ấp mới miền sông nước Tam Giang là Hà Đồ và Hà Lạc ra đời nhờ vào công lao to lớn của Bà Tơ, người họ Trần, được xác định qua các sắc phong của triều Nguyễn phong tặng. Bà buôn bán tơ lụa, hay biết dệt vải, đan lưới, sống cùng gia đình làm nghề chài lưới trên phá Tam Giang.

Sông nước Tam Giang

19 thg 8, 2023

Tìm bình yên tại ngôi chùa giữa rừng thông xứ Huế

Chùa Huyền Không Sơn Thượng nằm giữa lưng chừng núi, được bao bọc bởi rừng thông xanh tại thôn Chầm, P. Hương Hồ, TP. Huế (Thừa Thiên - Huế), là điểm đến cho những ai muốn tìm chút an yên, tạm quên những xô bồ phố thị.

Từ trung tâm TP. Huế, đi theo hướng chùa Thiên Mụ lên phía tây nam tầm 10 km sẽ đến chân núi Vạn Tùng Sơn, men theo những con đường bê tông khúc khuỷu, đến lưng chừng núi du khách sẽ thấy chùa Huyền Không Sơn Thượng hiện ra.

Chùa Huyền Không Sơn Thượng rộng khoảng 10.000m², dưới các dãy núi lớn, được xây dựng vào năm 1989. LÊ HOÀI NHÂN

18 thg 8, 2023

Khung cảnh ngôi trường nổi tiếng nhất xứ Huế

Trường Quốc Học với không gian nhiều cây xanh, kiến trúc cổ kính, là nơi nhiều khách du lịch tìm đến tham quan vào dịp hè.


Trường Quốc Học rộng hơn 10.000 m² nằm bên bờ sông Hương được thành lập theo dụ ngày 17 tháng 9 năm Thành Thái thứ 8 (23/10/1896) và nghị định ngày 18/11/1896 của phủ Toàn quyền Đông Dương. Đây là trường Pháp Việt chính yếu của toàn xứ Đông Dương.

9 thg 8, 2023

Chiêm ngưỡng thác nước 3 tầng giữa đại ngàn Trường Sơn

Nép mình giữa dãy Trường Sơn hùng vĩ, từ lâu, thác nước A Nôr đã trở thành điểm du lịch nổi tiếng nơi vùng cao A Lưới, Thừa Thiên-Huế.

Khí hậu vùng núi A Lưới mát mẻ quanh năm, có nhiều con suối, thác nước đẹp. Khi đến với H.A Lưới, du khách không thể bỏ qua địa điểm du lịch nổi tiếng, đó là thác nước A Nôr có 3 tầng liên hoàn cùng với dòng nước mát lạnh quanh năm.

A Nôr được ví như vẻ đẹp của thiếu nữ miền sơn cước. HỮU TÚ

31 thg 7, 2023

Thừa Thiên Huế: Chợ phiên đặc sản hút khách về huyện miền núi Nam Đông

Chợ phiên cuối tuần gây ấn tượng với nhiều du khách đến trải nghiệm; tìm hiểu đặc sản của huyện miền núi Nam Đông, Thừa Thiên Huế.

Chúng tôi có dịp ghé thăm huyện miền núi Nam Đông thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế trong không khí tiết trời khá dễ chịu. Trong hành trình có một điểm dừng Nhà Văn hóa dân tộc huyện Nam Đông (cách trung tâm TP Huế khoảng 55km), nơi cứ mỗi cuối tuần sẽ diễn ra chợ phiên bày bán những đặc sản, chất lượng nhất có ở địa phương này.

25 thg 7, 2023

Cơm hến từ món của dân nghèo xứ Huế đến đặc sản tiến vua

Cơm hến vốn dĩ là món ăn dân dã trước khi trở thành vật phẩm cung đình, nay món cơm là đặc sản trứ danh của Huế.

Nếu từng một lần đến Huế, có lẽ hiếm du khách nào chưa nghe đến cơm hến - đặc sản hớp hồn thực khách bởi hương vị thanh đạm nhưng vô cùng đậm đà.

Thuở xưa, cơm hến vốn dĩ là món ăn dân dã nhà nghèo, trước khi trở thành đặc sản dâng các vị vua triều Nguyễn. Còn ngày nay, cơm hến đã trở thành điểm sáng trên tấm bản đồ ẩm thực cố đô.

Theo người dân xứ Huế kể lại, cơm hến có nguồn gốc từ hơn 200 năm trước. Một ngày nọ, gia đình nghèo khó của người đàn bà họ Huỳnh chẳng bắt được chút tôm cá nào, nên đành ăn cơm nguội với hến. Nhờ cái lần "ăn cho qua bữa" của gia đình ấy, tiếng lành đồn xa, cơm hến trở thành món ăn người dân Huế yêu thích.

24 thg 7, 2023

Bảo tàng Gốm cổ sông Hương: nơi lưu giữ những giá trị văn hóa đặc sắc xứ Huế

Nằm trong căn nhà vườn Lan Viên cố tích (số 120 Nguyễn Phúc Nguyên, thành phố Huế), Bảo tàng Gốm cổ sông Hương của GS.TS Thái Kim Lan là một bảo tàng đặc biệt sưu tầm và trưng bày gần 5.000 hiện vật gốm cổ được trục vớt từ đáy sông Hương có niên đại từ thời thời tiền Sa Huỳnh (cách nay khoảng 2.500 – 3.000 năm). Đây cũng là bảo tàng tư nhân đầu tiên và duy nhất hiện nay ở Việt Nam chỉ trưng bày những hiện vật gốm cổ được tìm thấy từ một dòng sông.

19 thg 7, 2023

Cá kình rào nấu khế chua mùa nóng

Cá kình rào nấu với khế chua không chỉ giải nhiệt ngày nắng nóng mà còn trị bệnh mất ngủ.

Vì sao cá kình được gọi là cá kình rào như người Huế hay gọi?

Rào là tên phá Tam Giang mà người địa phương hay gọi, hay rủ nhau đi tắm rào là ngày mà phá còn trong veo với trời mây không phải chia ô vuông nạo vét nuôi tôm, nuôi cua như bây giờ. Thế mới biết con cá kình rào là vậy, chứ mới nghe tưởng cá vào mùa nhảy rào rào vào lưới là không phải đâu.

Cá kình rào

17 thg 7, 2023

Huế - những gam màu mùa Hạ

Lâu nay người ta vẫn thường nghĩ về Cố đô Huế với vẻ đẹp của một thành phố buồn cổ kính, rêu phong và trầm mặc, một thành phố của những buổi chiều lãng đãng mưa giăng đã đi vào thi ca và nhạc họa. Nhưng mấy ai biết xứ Huế mộng mơ còn có những ngày hè tỏa nắng, những con đường ngút ngát bóng cây xanh, những khung trời đỏ rực màu hoa nghiêng che bên các tòa thành quách cổ và cả những bến sông Hương rộn rã cảnh đùa vui khi chiều về. Hãy cùng khám phá một xứ Huế lung linh, trẻ trung và tươi mới trong những gam màu mùa Hạ.

Trên dòng Hương xanh. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam

14 thg 7, 2023

Bộ tứ bảo vật phải chiêm ngưỡng khi đặt chân đến Cố đô Huế

Cố đô Huế là nơi lưu giữ nhiều cổ vật gắn với sự hình thành và phát triển của nhà Nguyễn - vương triều phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam. Trong số đó, có bốn cổ vật mang tầm quan trọng đặc biệt.

1. Nằm ở trung tâm Hoàng thành Huế, điện Thái Hòa là nơi đăng quang và trị vì đất nước của các vị vua nhà Nguyễn. Ngày nay, cung điện đặc biệt này vẫn còn lưu giữ chiếc ngai vàng, biểu tượng quyền lực của triều đại, được truyền qua 13 đời vua Nguyễn.

Tịnh Tâm mùa sen trắng

Du khách khám phá cảnh đẹp hồ Tịnh Tâm vào mùa sen trắng. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam

Hồ Tịnh Tâm xưa vốn là một trong những ngự uyển nổi tiếng của triều đình nhà Nguyễn, từng được vua Thiệu Trị xếp vào hàng “Thần kinh nhị thập cảnh”, tức hai mươi thắng cảnh nổi tiếng đất kinh đô xưa. Đặc biệt, nơi đây có trồng giống sen trắng quý hiếm được dùng làm phẩm vật cung tiến lên nhà vua nên thường gọi là giống “sen ngự”. Ngày nay, cảnh vật tuy không còn như xưa nhưng mỗi dịp hè về hồ sen trắng lại đua sắc khoe hương trở thành nơi thưởng ngoạn đầy yêu thích của du khách gần xa mỗi khi có dịp đến Huế.

5 thg 7, 2023

Tân Thành - bãi biển hoang sơ xứ Huế

Không có du khách, hình ảnh đám trẻ nô đùa với sóng biển, những chiếc thuyền nằm trên cát như vẽ lại bức tranh tuổi thơ ở biển Tân Thành.


Cách trung tâm TP Huế hơn 20 km, các xã Quảng Ngạn, Quảng Công (huyện Quảng Điền) có 12 km bờ biển với nhiều bãi tắm đẹp, như: Tân Mỹ, Cương Giáng, Tân Thành, theo cổng thông tin điện tử tỉnh Thừa Thiên Huế. Không nổi tiếng và đông đúc như Thuận An (TP Huế) hay Vinh Thanh (huyện Phú Vang), bãi biển Tân Thành (xã Quảng Công, huyện Quảng Điền) mang vẻ đẹp của sự hoang sơ, yên bình. Ngoài nước biển trong xanh và bãi cát vàng, Tân Thành còn có những con ngõ nhỏ dẫn ra biển với hai hàng phi lao xanh lãng mạn và cả những món ăn dân dã của người dân địa phương ở chợ Cồn Gai.