Hiển thị các bài đăng có nhãn Nhà thờ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nhà thờ. Hiển thị tất cả bài đăng

16 thg 8, 2020

Thăm thánh đường xưa ở xứ cù lao

Trên cù lao khuất nẻo giữa sông Tiền, một ngôi thánh đường theo kiểu Tây phương xuất hiện tại vùng sông nước như thế này làm cho nhiều người không khỏi ngạc nhiên và thích thú. Nhà thờ Cù Lao Giêng (xã Tấn Mỹ, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang) được Pháp xây dựng vào năm 1877 và được xem là một trong những nhà thờ xưa nhất miền Nam. Nhiều năm qua, nơi đây không chỉ là nơi sinh hoạt tôn giáo của bà con họ đạo tại địa phương mà còn là điểm tham quan hấp dẫn du khách gần xa.

13 thg 8, 2020

Ngôi giáo đường có mái đầu đao

Nhìn từ bờ bên kia kênh xáng Xà No, nhà thờ Vị Hưng nổi bật với màu ngói đỏ, nhiều lớp mái xếp chồng lên nhau.


Nhà thờ Vị Hưng được thành lập vào những năm cuối thế kỷ thứ 19 do cha Phaolô Nguyễn Thanh Cần sáng lập. Thời gian đầu, họ đạo tên là Vị Thanh, sau đổi tên thành Vị Hưng, tọa lạc tại khu vực 2, phường 4, TP Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang. 

12 thg 8, 2020

Hành hương về Nhà Thờ Tắc Sậy – Bạc Liêu

Nhà thờ Tắc Sậy hay còn được gọi là nhà thờ Cha Diệp – Nhà thờ nổi tiếng nhất ở khu vực miền Tây. Đến với nhà thờ Tắc Sậy ngoài việc viếng thăm mộ phần của cha Trương Bửu Diệp thì mọi người có thể chiêm ngưỡng kiến trúc độc đáo của nhà thờ công giáo, một trong những nhà thờ đẹp nhất trong các tỉnh miền tây.

Nhà thờ Tắc Sậy

Nhà thờ Tắc Sậy nằm ngay trên con đường quốc lộ 1A, cách Bạc Liêu 37km thuộc địa bàn Ấp 2, xã Tân Long, huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu.

Chiêm ngưỡng kiến trúc tuyệt đẹp của Nhà Thờ Cái Bè – Tiền Giang

Nhà thờ Cái Bè thuộc thị trấn Cái Bè, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang là nhà thờ với kiến trúc đẹp, có tháp chuông cao nhất và có địa thế đẹp nhất trong tất cả các nhà thờ ở đồng bằng sông Cửu Long.

Nhà thờ Cái Bè nằm gần dòng sông thơ mộng

Tọa lạc bên ngã ba sông Cái Bè – nơi tụ họp của chợ nổi Cái Bè nổi tiếng, nhà thờ Cái Bè nổi bật giữa một vùng sông nước tấp nập thuyền bè qua lại.

18 thg 5, 2020

Mằng Lăng - Nhà thờ lưu giữ cuốn sách chữ Quốc ngữ đầu tiên của Việt Nam

Nằm cách thành phố Tuy Hòa 35km về phía Bắc, nhà thờ Mằng Lăng là một trong những nhà thờ cổ, được xây dựng vào năm 1892 tại xã An Thạch, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Nơi đây lưu giữ cuốn sách chữ quốc ngữ đầu tiên của Việt Nam “Phép giảng tám ngày” của linh mục Alexandre de Rhodes in năm 1651 tại Roma, Italia. 

Nhà thờ Mằng Lăng được xây dựng trong khuôn viên 5.000 
m2, theo lối kiến trúc Gothic. Trên đỉnh của nhà thờ là hai tháp chuông hai bên, ở giữa là thập tự giá, biểu tượng của thánh đường. Mặt tiền là những lối vào hình mái vòm, các cửa sổ hình búp măng xung quanh phía trên tường bao bọc nhà thờ. Không chỉ mang phong cách kiến trúc xuất xứ châu Âu, nhà thờ Mằng Lăng còn có những họa tiết chạm trổ tinh xảo, toát lên chất mộc mạc văn hóa Việt trên những cánh cửa chính bằng gỗ.

Khuôn viên nhà thờ thoáng mát, rợp cây xanh, trước sân có một khu hầm nhỏ, được xây dựng khá kỳ công trong lòng một quả đồi giả. Bên trong hầm lưu giữ cuốn sách "Phép giảng tám ngày" và nhiều bức điêu khắc chạm trổ kể lại những câu chuyện về Chân Phước Anre Phú Yên(1625-1644), là một trong những vị quan thầy của giáo lý viên và giới trẻ Công giáo thế giới.

27 thg 2, 2020

Nhà thờ Phủ Cam – dấu ấn kiến trúc hiện đại ở thành phố Huế

Nhà thờ Phủ Cam là một điểm đến quen thuộc với nhiều du khách khi tới Huế. Đó là một công trình tôn giáo mang đậm dấu ấn kiến trúc hiện đại. 

Nhà thờ Phủ Cam ngự trên một ngọn đồi nhỏ có tên là Phước Quả, thuộc phường Phước Vĩnh, thành phố Huế; nằm ở bờ nam sông Hương. Công trình có một vị trí đẹp, chế ngự một không gian rộng lớn, xung quanh có nhiều công trình khác của Giáo hội. Nhà thờ Phủ Cam là một trong những giáo đường lớn nhất, nổi tiếng nhất xứ Huế và có lịch sử khá lâu đời. 

15 thg 2, 2020

Ngắm vẻ đẹp độc đáo của hai nhà thờ lớn nhất Huế

Bên cạnh các công trình kiến trúc cung đình, lăng tẩm, Huế còn được biết đến bởi những nhà thờ Công giáo có kiến trúc độc đáo và lâu đời. Trong đó, phải kể đến 2 công trình nhà thờ nổi bật là Nhà thờ Dòng chúa cứu thế và Nhà thờ Phủ Cam.

Nằm ngay giữa trung tâm thành phố Huế, ngôi giáo đường Dòng chúa cứu thế được xây dựng dưới thời vua Khải Định, khánh thành vào tháng 8 năm 1962 do kiến trúc sư Nguyễn Mỹ Lộc thiết kế.

12 thg 2, 2020

Đường nào về La Mã?

Đường nào về La Mã?

Đó là tỉnh lộ 887, đi từ Bến Tre đến xã Hưng Nhượng, huyện Giồng Trôm. Tới ngã ba Sơn Đốc thì quẹo phải, đi khoảng 300 met thì thấy bên trái có con đường nhỏ mang tên Lộ La Mã. Đi hết con Lộ La Mã này (khoảng hơn 2 km) thì ta thấy một ngôi nhà thờ, đó là Nhà thở họ đạo La Mã, hay còn được gọi là Nhà thờ Đức Mẹ La Mã. Bạn đã tới La Mã!

4 thg 2, 2020

Ảnh nhà thờ Lớn Hà Nội 100 năm trước

Được xây dựng từ năm 1884-1887, nhà thờ Lớn hay nhà thờ thánh Giuse là nhà thờ cổ nổi tiếng bậc nhất Hà Nội. Cùng xem loạt ảnh tư liệu quý về nhà thờ này một thế kỷ trước.

Nhà thờ Lớn nhìn từ phố Nhà Thờ, Hà Nội đầu thế kỷ 20

Nhà thờ cổ hoành tráng nhất Hà Nội

Trái ngược với vẻ trầm mặc cổ kính bên ngoài, không gian bên trong nhà thờ Lớn Hà Nội gây choáng ngợp với vẻ nguy nga tráng lệ hiếm có...

Tọa lạc tại số 40 phố Nhà Chung, phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, nhà thờ Lớn Hà Nội (tên chính thức là Nhà thờ chính tòa Thánh Giuse) là nhà thờ có quy mô lớn và nổi tiếng bậc nhất Hà Nội

28 thg 10, 2019

Nhà thờ Ka Đơn - linh hồn Churu giữa rừng Lâm Viên

Không như những điểm du lịch văn hóa tâm linh khác nằm ở Đà Lạt, nhà thờ Ka Đơn khiêm tốn ẩn mình trong khu rừng thông nhỏ của thôn dân tộc vùng sâu Krăng Gọ 2, huyện Đơn Dương, Lâm Đồng.

Mọi kết cấu bên trong của nhà thờ - từ trần nhà, tường, vách ngăn, bàn ghế - đều bằng gỗ thông, nguồn nguyên liệu sẵn có từ địa phương

10 thg 9, 2019

Nhà thờ Trà Cổ đang hồi xây dựng lại

Về đất mỏ Quảng Ninh, đi miền Đông, tới Móng Cái, tới Trà Cổ mà không ghé thăm nhà thờ Trà Cổ là một thiếu sót vô cùng lớn cho một chuyến viễn du.

Tháng 9, những ngày vào thu, nhà thờ Trà Cổ thêm lần nữa đang hồi xây dựng lại.

19 thg 8, 2019

Vương cung thánh đường Sở Kiện

Nhà thờ Sở Kiện (hay Kẻ Sở) nằm ở thị trấn Kiện Khê, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam, cách Hà Nội khoảng 65 km về phía Nam. Đây từng là Nhà Thờ Chính Tòa của Tổng giáo phận Hà Nội và là một trong bốn nhà thờ được phong Vương cung thánh đường tại Việt Nam.

Nhà thờ được khởi công xây dựng năm 1877, khánh thành năm 1883, dưới sự chỉ đạo của Giám mục Puginier Phước (1835-1892). Do xây dựng trên một cái đầm lớn, nên toàn bộ nền nhà thờ được lót gỗ lim để chống lún. Nhà thờ được thiết kế theo phong cách kiến trúc Gothic, gồm nhà thờ chính, tòa Giám mục và chủng viện. Nhà thờ dài 67,2m, rộng 31,2m và cao 23,2m, bên trong có 4 hàng cột, chia làm 5 gian dọc, có sức chứa 4-5 ngàn người.

Nhà thờ được xây dựng theo kiến trúc vòm cao vút cổ điển phương Tây từ trần đến cửa. Trên tường có các ô cửa kính màu vẽ tranh các vị thánh hoặc các sự kiện trong Kinh Thánh. Khu vực cung thánh và bàn thờ được làm bằng gỗ chạm trổ tinh xảo, sơn son, thiếp vàng lộng lẫy theo phong cách truyền thống Việt Nam.

Khuôn viên nhà thờ Sở Kiện có diện tích khoảng 9ha.

6 thg 8, 2019

Nhà thờ hơn 100 tuổi phong cách 'lai' Á - Âu ở Sài Gòn

Nhà thờ Cha Tam độc đáo bởi sự kết hợp kiến trúc Gothic Châu Âu với yếu tố văn hóa của người Hoa. 

Nhà thờ Cha Tam (đường Học Lạc, quận 5) có tên chính thức Saint Francisco Xavier, xây dựng năm 1900 và hoàn thành sau hai năm. Nhà thờ được xây dựng cho người Hoa theo Công giáo ở Chợ Lớn có nơi hành lễ. 
Người đứng ra xây dựng là linh mục Pierre d’ Assou, cũng là vị chau đầu tiên của nhà thờ. Ông có tên Hoa là Đàm Á Tố - phiên âm là Tam An Su. Vì vậy mọi người quen gọi là nhà thờ Cha Tam. 

23 thg 6, 2019

Về lại Tha La xóm đạo

Từ đỉnh cây Cầu Dừa, căng vồng như một cảnh dù lượn giữa đồng quê ấp An Lợi, tôi đã thấy mái tháp chuông tươi đỏ của nhà thờ Tha La. Thấp hơn, bên cạnh lại cũng một mái ngói dài, đỏ tươi đã vượt lên khỏi những vòm cây cao nhất của làng quê An Hội, An Hoà.


Bức tranh xứ đạo nhìn từ cây Cầu Dừa mới diễm lệ làm sao. Ðồng lúa Hè Thu trước mặt láng lai chan chảy màu xanh lá mạ. Vườn tược An Hội vun cao, xao xác bóng dừa. Tháp chuông như một ngón tay nuột nõn trỏ lên trời bảng lảng mây trắng nhuốm hồng sắc nắng. Không thể không nhớ đến bài thơ Tha La xóm đạo của Vũ Anh Khanh viết khoảng năm 1949.

29 thg 4, 2019

Nhà thờ có kiến trúc nhà rông duy nhất ở Gia Lai

Lớn gấp 5 lần so với một nhà rông thông thường, nhà thờ Pleichuet được xây dựng vào năm 2005.

Nhà thờ Pleichuet nằm trên đường Trương Định, phường Thắng Lợi, trung tâm thành phố Pleiku. Mang dáng dấp nhà rông của đồng bào dân tộc Tây Nguyên, nhà thờ không chỉ là nơi sinh hoạt của người dân địa phương mà còn là điểm tham quan du khách nên ghé thăm khi có dịp đến đại ngàn Gia Lai. 

30 thg 12, 2018

Đại chủng viện Thánh Giuse Xuân Lộc

Đầu thập niên 1970, ở Long Khánh có một nơi gọi là Tiểu chủng viện. Thuở ấy tui còn nhỏ, và lại không phải người công giáo nên không có dịp vào đó, thậm chí còn không biết... Tiểu chủng viện nghĩa là gì! Chỉ có cảm giác nơi ấy là một nơi tách biệt hẳn với thế giới bên ngoài. Rồi có một dịp, dường như khoảng năm 1972 - 1973 gì đó (khi đó tui 13, 14 tuổi), một người bạn dẫn tui vào đó xem cho biết, chỉ là rảo bước ở những lối đi bên trong tiểu chủng viện thôi. Cảm nhận còn lưu lại là đây là một chốn trang nghiêm, yên tĩnh và thật đẹp.

Sau này tui biết tên chính thức nơi đây là Tiểu chủng viện Thánh Phaolô, được khởi công xây dựng năm 1966, khánh thành năm 1970. Đây là nơi đào tạo các vị tu sĩ công giáo. Đáng buồn, từ 1975 các chủng viện (tiểu chủng viện và đại chủng viện) trên toàn quốc bị chính quyền đóng cửa, không cho phép hoạt động đào tạo linh mục, giáo sĩ. Tui cũng rời Long Khánh, dần dần không còn nhớTiểu chủng viện nữa.

Năm 2010, tui về thăm Long Khánh. Nghe nói rằng Đại chủng viện mới xây dựng xong, đẹp lắm. Tui đến xem và thật sự choáng ngợp. Kiến trúc Đại chủng viện rất đẹp, phảng phất nét kiến trúc nhà thờ ở châu Âu.




24 thg 12, 2018

Kiến trúc tuyệt đẹp của nhà thờ Vạn Giã - Khánh Hòa

Mang kiến trúc Gothique tuyệt mỹ, nhà thờ Vạn Giã là một điểm dừng chân lý tưởng trên mảnh đất Khánh Hòa, đặc biệt là vào dịp lễ Giáng Sinh.

Nằm tại thị Trấn Vạn Giã, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa, cách thành phố Nha Trang 60 km, nhà thờ Vạn Giã là một nhà thờ có lịch sử lâu đời và kiến trúc đẹp ở khu vực Nam Trung Bộ.

26 thg 11, 2018

Khám phá tàn tích nhà thờ cổ H'Bâu trăm năm tuổi bên dãy Chư Đang Ya

Qua hơn một trăm năm, ngôi nhà thờ cổ H'Bâu nay chỉ còn lại tàn tích tháp chuông rêu phong giữa màu xanh của cây lá, khiến ta không khỏi nghĩ đến thuở đầu, khi tiếng chuông đầu tiên từ thánh đường này ngân vọng, dội vào vách đá trong thâm sâu đại ngàn.

Nhà thờ cổ H'Bâu nằm dưới chân núi Chư Đang Ya hùng vĩ, thuộc làng Xõa (Chư Păh, Gia Lai). Ảnh: Chu Thế Dũng 

11 thg 11, 2018

Chuông thánh đường ngân vang nhà thờ Tân Định

Tọa lạc tại trung tâm Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh, nhà thờ Tân Định có hình dáng mỹ lệ, những vòm cung cong cong, các chi tiết chạm khắc tỉ mỉ. Khi chuông thánh đường ngân vang từng hồi thánh thót, mây trắng lãng đãng trên nền trời xanh thẳm, tháp chuông nhà thờ như in trên bầu trời một vệt hồng, tinh xảo và thơ mộng.

Nhà thờ Tân Định (tên chính thức: Nhà thờ Thánh Tâm Chúa Giêsu, Tân Định) là một nhà thờ Công giáo thuộc giáo xứ Tân Định. Nhà thờ Tân Định cùng với nhà thờ Đức Bà Sài Gòn là hai nhà thờ được xây dựng từ thế kỷ thứ 19 và có quy mô lớn nhất nhì tại thành phố Hồ Chí Minh.

Nhà thờ được khởi công vào năm 1870 và khánh thành vào ngày 16 tháng 12 năm 1876. Tổng thể mang phong cách kiến trúc Gothic, nhưng các chi tiết trang trí lại có một phần của kiến trúc Roman và kiến trúc Baroque. Nhà thờ được sơn màu hồng đặc trưng và những đường nét hoa văn trang trí màu trắng làm nổi bật giữa thành phố, tạo một vẻ lộng lẫy và tươi mới.

Tọa lạc tại trung tâm Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh, nhà thờ Tân Định có hình dáng mỹ lệ, những vòm cung cong cong, các chi tiết chạm khắc tỉ mỉ.