Hiển thị các bài đăng có nhãn Nhà thờ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nhà thờ. Hiển thị tất cả bài đăng

29 thg 9, 2018

Nhà thờ khác lạ đạt 2 giải kiến trúc quốc tế ở Lâm Đồng

Nhà thờ Ka Đơn từng giành giải nhì cuộc thi Kiến trúc Thánh quốc tế năm 2016 được công bố tại thành phố Pavia, Italy. 

Nhà thờ Ka Đơn ở thôn Krăng Go 2, xã Ka Đơn, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng là một công trình tôn giáo mang những nét văn hóa đặc trưng của đồng bào dân tộc bản địa Churu. Nhà thờ Ka Đơn (dòng Vinh Sơn), lấy ý tưởng từ chính Linh mục Giuse Nguyễn Đức Ngọc - Quản xứ giáo xứ Ka Đơn và do vợ chồng kiến trúc sư Vũ Thị Thu Hương, Nguyễn Tuấn Dũng thiết kế. 
Nhà thờ Ka Đơn từng giành giải nhì cuộc thi Kiến trúc Thánh quốc tế lần thứ 6 - năm 2016 được công bố tại thành phố Pavia, Italy. Trước đó, bản thiết kế của nhà thờ cũng được vinh danh giải thưởng Kiến trúc Thánh châu Âu vào năm 2011. 

17 thg 9, 2018

Nhà thờ đá hơn 120 năm tuổi ở Ninh Bình

Nhà thờ chính tòa Phát Diệm (thường gọi là Nhà thờ đá Phát Diệm) là một Quần thể nhà thờ Công giáo rộng khoảng 22 ha, nằm tại thị trấn Phát Diệm, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.

Quần thể Nhà thờ Phát Diệm. Ảnh: NT 

6 thg 8, 2018

Nhà thờ cổ xứ bưởi Tân Triều

Tọa lạc tại ấp Vĩnh Hiệp, xã Tân Bình, Huyện Vĩnh Cửu, nhà thờ Tân Triều xây dựng từ năm 1778 được xem làm một trong những nhà thờ cổ nhất miền Nam có niên đại hơn 100 năm tuổi.


Trước đây vùng đất này chủ yếu trồng trầu, đến năm 1869 vị cha xứ của nhà thờ Tân Triều đã mang giống hai cây bưởi từ Brazil về trồng, khi trồng tại vùng đất phù sa này, giống bưởi cho trái nhiều, ngon ngọt hơn và từ đó người dân đã chiết cành về trồng và nhân rộng, đưa cù lao Tân Triều trở thành vùng chuyên canh cây bưởi và nổi tiếng cho đến ngày nay.

10 thg 7, 2018

Nhà thờ đổ Hải Lý - Chứng tích biến đổi khí hậu

10 năm về trước, giáo xứ Xương Điền thuộc xã Hải Lý huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định bị nước biển xâm thực, Nhà thờ Trái Tim và hai làng chài ven biển là Xương Điền,Văn Lý đã trở thành hoang tích. Bằng sự nỗ lực của mình, tỉnh Nam Định đã xây dựng một tuyến đê biển kiên cố, ngày nay, khu vực này từ hoang tích trở thành một địa điểm du lịch lý thú, kết nối du khách về ý thức bảo vệ môi trường trước những thách thức của biến đổi khí hậu. 

Dấu ấn hoang tàn
 


Giáo xứ Xương Điền xưa kia có Nhà thờ Trái Tim được xây dựng từ năm 1927. Nhà thờ sừng sững đứng bên bờ biển tạo niềm tin cho ngư dân làng chài đối mặt với cuộc sống nơi đầu sóng ngọn gió.Tháp chuông của nhà thờ được ví như ngọn hải đăng để người dân nhận biết dấu hiệu cho thuyền vào bờ mỗi khi ra khơi.

Năm 2005, cơn bão số 7 với sức tàn phá lớn đã "xóa sổ" hai làng chài Xương Điền,Văn Lý thuộc Giáo xứ Xương Điền, dấu tích còn lại của nhà thờ chỉ còn lại tháp chuông. Khi thủy triều lên, tháp chuông bị sóng biển bao quanh, phần móng bị ngập nước khoảng 0,5m.

Nhà thờ Đổ là địa chỉ mà nhiều bạn trẻ tìm đến khám phá.

6 thg 6, 2018

Nhà thờ trăm tuổi nơi giữ sách quốc ngữ đầu tiên

Trong nhà thờ Mằng Lăng ở Phú Yên còn lưu trữ cuốn sách đầu tiên in bằng chữ quốc ngữ của Linh mục Alexandre de Rhodes. 

Nhà thờ Mằng Lăng (xã An Thạch, huyện Tuy An, Phú Yên) nằm trong khuôn viên rộng 5.000 m2 giữa vùng núi rừng. Nhà thờ được xây dựng từ năm 1892 nhưng phải 15 năm sau mới khánh thành. 

1 thg 6, 2018

Phế tích tuyệt đẹp của nhà thờ cổ bị Khmer Đỏ phá

Những gì còn lại cho thấy một cấu trúc điển hình của nhà thờ kiểu Pháp với mặt bằng hình chữ thập với hai cánh ngang mở ra hai bên giáo đường...

Nhà thờ đá Hòn Chông (Xã Bình An, Huyện Kiên Lương, Tỉnh Kiên Giang) là một nhà thờ bằng đá được xây dựng từ năm 1936 – 1940 theo phong cách kiến trúc nhà thờ Pháp

30 thg 5, 2018

Hơn 700 con bồ câu bay lượn trước nhà thờ Đức Bà

Hơn 700 con bồ câu đồng loạt sà xuống mổ thóc, bay lượn trước nhà thờ Đức Bà trong sự thích thú của du khách.


Hơn 10 năm nay, hình ảnh những cánh chim bồ câu bay trước nhà thờ Đức Bà (quận 1, TP HCM) trở nên quen thuộc, được xem như biểu tượng của thành phố.

Ít ai biết, đàn chim này tồn tại là nhờ những người dân cưu mang. "Vào năm 2005, sau dịch cúm H5N1, đàn bồ câu khoảng 15 đến 20 con xuất hiện trước nhà thờ Đức Bà. Thương đàn chim, tôi và một số người dân ở đây mang thóc đãi cho chim ăn hàng ngày. Lâu ngày, đàn chim dạn dĩ với người hơn, chúng sinh sôi nảy nở lên đến hơn 700 con như hiện nay", chị Nguyễn Ngọc Quang Thanh (40 tuổi), bán nước giải khát cạnh nhà thờ, kể. 

2 thg 5, 2018

Vẻ đẹp thanh cao, huyền bí của Đan viện Châu Sơn

Không lộng lẫy như các khu du lịch nhưng Đan viện Châu Sơn (Ninh Bình) mang vẻ đẹp thanh cao, huyền bí và tôn nghiêm, không phải lúc nào bạn cũng có cơ hội được ghé thăm.

Ninh Bình nổi tiếng với những thắng cảnh như Bái Đính, Tràng An, Hoa Lư, Tam Cốc - Bích Động. Có một điểm đến tuyệt đẹp, độc đáo nhưng không phải ai cũng biết chính là Đan viện thánh mẫu Châu Sơn hay nhà thờ Châu Sơn. Ảnh: Hàn Việt Anh. 

3 thg 2, 2018

Cái Mơn - Không chỉ là nhà thờ cổ nhất xứ Nam kỳ

Theo bia đá còn lưu lại, Nhà thờ Cái Mơn tiên khởi vào năm 1702. Với mốc thời gian này, Cái Mơn được xem là nhà thờ cổ nhất xứ Nam Kỳ. Tuy nhiên đến đây, du khách không chỉ được ngắm nhà thờ cổ.

Không quá đồ sộ về kiến trúc, không thật sự công phu trong từng đường nét, nhưng nhà thờ Cái Mơn lại thu hút mọi ánh nhìn bởi sự hài hòa giữa kiến trúc hình khối với thiên nhiên xanh trong màu lá của vùng đất được mệnh danh là “thủ phủ của hoa trái”.

Hơn thế nữa, nhà thờ Cái Mơn còn là nơi ghi nhận về ông Trương Vĩnh Ký (1837-1898) – 1 trong số 18 nhà bác học của thế giới (thế giới thập bát văn hào) với tư cách người học trò nghèo từng vào đây ăn học và thành tài.

Vài hình ảnh về nhà thờ độc đáo này. 

Nhà thờ Cái Mơn tọa lạc xã Vĩnh Thành, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre Ảnh: Lục Tùng. 

16 thg 1, 2018

Khám phá bí mật trong nhà thờ Mằng Lăng

Không chỉ gây ấn tượng với kiến trúc cổ xưa, nhà thờ Mằng Lăng còn là nơi lưu giữ cuốn sách chữ quốc ngữ đầu tiên của Việt Nam.

Nằm ở xã An Thạch, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên, nhà thờ Mằng Lăng là một trong những nhà thờ lâu đời nhất và nổi tiếng nhất Việt Nam

Ba nhà thờ ở Huế tuyệt đẹp

Ba nhà thờ ở Huế có kiến trúc tuyệt đẹp này là địa điểm du khách không thể bỏ qua nếu tham quan Cố đô dịp Giáng sinh.

Tọa lạc ở phường Phú Nhuận - thành phố Huế, nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế là nhà thờ nổi tiếng bậc nhất ở Huế. Đây cũng là một trong những nhà thờ Công giáo tráng lệ nhất ở Việt Nam. Công trình được xây dựng từ năm 1959 - 1962 theo thiết kế của kiến trúc sư Nguyễn Mỹ Lộc.

15 thg 1, 2018

Nhà thờ đẹp nhất vùng sông nước miền Tây

Chúng tôi rất ngạc nhiên khi tận mắt chứng kiến sự uy nghi, hoành tráng, tĩnh lặng của ngôi nhà thờ được nhiều người đánh giá là đẹp, cổ kính bậc nhất miền Tây.

Thánh đường họ đạo Mặc Bắc. 

Bà Trần Thị Vĩnh, ngụ TP Hồ Chí Minh nhận xét khi đến đây: “Nhà thờ này có lối kiến trúc rất đẹp, độc đáo và có nét tương đồng như nhà thờ Đức Bà tại Sài Gòn lại có diện tích rộng lớn, nhiều công trình phụ, bóng cây xanh, thật xứng đáng là kỳ quan miền Tây sông nước…”

Khám phá nhà thờ Nhọn nổi tiếng ở Quy Nhơn

Điểm đặc biệt của nhà thờ Chính tòa Quy Nhơn là tháp chuông nhọn hoắt như đầu chiếc bút chì. Đây là lý do người dân địa phương gọi là nhà thờ Nhọn.

Nằm ở số 122 Trần Hưng Đạo, Nhà thờ chính tòa Qui Nhơn hay có tên nhà thờ Nhọn là công trình kiến trúc độc đáo

14 thg 1, 2018

Nhà thờ đá cổ “độc đáo nhất Đông Dương” ở xứ Nghệ

Nhà thờ đá Bảo Nham được xây vào cuối thế kỷ 19 ở Nghệ An, từng được người Pháp mệnh danh là nhà thờ "độc đáo nhất Đông Dương".

Ngoài nhà thờ đá Phát Diệm ở Ninh Bình, ít ai biết rằng, Nghệ An cũng có một nhà thờ đá cổ rất đẹp. Đó là nhà thờ đá Bảo Nham, tọa lạc tại xã Bảo Thành, huyện Yên Thành

11 thg 1, 2018

Nhà thờ Cái Bè - người mới thăm chốn xưa

Khi kể tên những ngôi nhà thờ đẹp nhất miền Tây Nam bộ, hầu hết các trang web đều kể đến nhà thờ Cái Bè. Có trang còn gọi là ngôi nhà thờ cổ nữa, nhưng má tui sinh ra ở Cái Bè năm 1940, khi bà lớn lên thì ngôi nhà thờ này hãy còn... mới tinh, vì nhà thờ Cái Bè được xây dựng khoảng những năm 1930. Vậy đâu phải nhà thờ cổ?


Nhà ngoại ở trong chợ Cái Bè, bên dòng sông. Bên này sông là chợ, bên kia sông là nhà thờ Cái Bè. Ngôi nhà thờ luôn ở trong tầm mắt. Ngoại rời Cái Bè năm 1956, má và các cậu, các dì cũng đi theo. Giờ đây hơn 60 năm đã trôi qua, ông bà ngoại và má đã qua đời, các dì, các cậu đã già. Ký ức về quê nhà thuở nào là dòng sông, là chợ Cái Bè, và ngôi nhà thờ vươn cao bên kia sông...

3 thg 1, 2018

Chuyện về Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn

Nhà thờ chính tòa Đức Bà Sài Gòn (tên chính thức là Vương cung Thánh đường chính tòa Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội) là nhà thờ chính tòa của Tổng giáo phận tại TPHCM. Được khởi công lần đầu tiên vào 1876, Nhà thờ Đức Bà được xây dựng với quy mô lớn và khánh thành vào năm 1880. Tính ra Nhà thờ Đức Bà đã có tuổi hơn 137 năm, trải qua với bao biến cố lịch sử cùng người dân Sài Gòn - Gia Định. 

Toàn cảnh nhà thờ Đức Bà trong đêm Noel 2015. 

29 thg 12, 2017

Vẻ đẹp của nhà thờ kiến trúc Pháp lớn nhất ở Đà Lạt

Hơn 70 năm tồn tại, nhà thờ Con Gà là công trình kiến trúc Pháp thu hút đông đảo khách du lịch ghé thăm khi đến thành phố ngàn hoa. 

Nhà thờ Con Gà khởi công xây dựng từ năm 1931 và được hoàn thành vào năm 1942. Với lối kiến trúc theo trường phái Roman, nơi đây là một trong số kiến trúc Pháp lâu đời nhất còn sót lại tại Đà Lạt. 
Nhà thờ được xây theo hình chữ thập, dài 65 mét, cao 47 mét. Cả mặt bằng và mặt đứng đều được xây đối xứng. Với độ cao này, từ tháp chuông của nhà thờ, người ta có thể nhìn thấy toàn cảnh thành phố. 

21 thg 12, 2017

Cận cảnh nhà thờ cổ “siêu nhỏ” giữa lòng Hà Nội

Nằm trong khuôn viên chặt hẹp giữa khu dân cư, nhà thờ cổ An Thái vẫn giữ được nét cổ kính, uy nghiêm nhưng vẫn không kém phần tinh tế.

Nằm sâu trong con ngõ nhỏ 460 Thụy Khuê, nhà thờ cổ An Thái hay nhà thờ Kẻ Bưởi mang trong mình nét độc đáo riêng của nó.

22 thg 8, 2017

Nhà thờ Phú Cường- Điểm nhấn kiến trúc của tỉnh Bình Dương

Thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương nhiều năm qua phát triển mạnh mẽ với nhiều khu đô thị mới mọc lên nhưng vẫn giữ được nét đặc trưng trong khu vực trung tâm thành phố vốn đã hình thành từ lâu đời. Nổi bật hơn cả ở đây là nhà thờ Phú Cường, một ngôi nhà thờ khang trang với kiến trúc đẹp bậc nhất Bình Dương nói riêng và các tỉnh Đông Nam Bộ nói chung, mang đậm dấu ấn văn hóa - lịch sử trên vùng đất này. 

Nhà thờ Phú Cường có tên gọi đầy đủ là Nhà thờ Chánh tòa giáo phận Phú Cường được xây dựng trên một gò đất ngay ngã 6 trung tâm, thuộc phường Phú Cường, thành phố Thủ Dầu Một. Điều này tạo nên một nét độc đáo trong bối cảnh kiến trúc của nhà thờ khi từ mọi ngả được về trung tâm thành phố, nhà thờ Phú Cường theo nhiều góc độ đã nổi bật lên từ phía xa.

Ngược dòng thời gian, từ năm 1864, một ngôi nhà thờ bằng gạch có kiến trúc kiểu Gothic đã được dựng lên tại đây. Trải qua nhiều biến thiên lịch sử, trên cùng vị trí, nhà thờ Phú Cường đã trải qua nhiều lần được trùng tu và xây mới. Đến năm 2009, theo xu thế hiện đại, nhà thờ Phú Cường đã được xây dựng bề thế với tổng thể kiến trúc là sự kết hợp giữa những ô cửa hình vòm, mái chóp nhọn của nhà thờ Thiên Chúa giáo và mái vòm điển hình của nhà thờ Hồi giáo.

Nhà thờ Phú Cường là nhà thờ có kiến trúc đẹp bậc nhất tỉnh Bình Dương.

9 thg 8, 2017

Cận cảnh thánh đường Trung Lao trăm tuổi trước và sau đám cháy

Thánh đường Trung Lao bị thiêu rụi trong đêm 5-8 không chỉ để lại nỗi niềm tiếc nuối cho bà con giáo dân mà còn nhiều người dân khu vực bởi những giá trị văn hóa, lịch sử mà công trình mang lại. 

Những hình ảnh trước và sau đám cháy của nhà thờ Trung Lao 

Nhà thờ được đánh giá là có sự kết hợp độc đáo, hài hòa giữa yếu tố Gothic của Tây Ban Nha với kiến trúc truyền thống của Việt Nam, được thể hiện rõ nét qua nghệ thuật chạm trổ hoa văn đạt đến trình độ tinh xảo.