Hiển thị các bài đăng có nhãn Lao Động. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Lao Động. Hiển thị tất cả bài đăng

13 thg 12, 2023

Bánh ép Huế ngon rẻ bất ngờ, nức tiếng ẩm thực cố đô

Bánh ép Huế được coi là thức quà vặt "ngon - bổ - rẻ" của ẩm thực đất Cố đô. Bánh ép Huế bán nhan nhản, nhưng không quán nào giống quán nào.

Bánh ép Huế có thể dùng nhiều loại nhân khác nhau. Ảnh: Đặc sản xứ Huế

Bên cạnh nhiều món ngon nổi tiếng như bún bò Huế, bún thịt nướng..., bánh ép cũng là một đặc sản không thể bỏ qua. Chiếc bánh nhỏ xíu nhưng lại mang hương vị rất riêng của bánh ép.

Bánh ép là món ăn vặt tuổi thơ của nhiều người con xứ kinh kỳ. Bánh ép thực chất là một món bánh lọc cải tiến, không cầu kỳ về cách chế biến.

Nguyên liệu chính gồm bột lọc và nhiều loại nhân khác nhau. Trước đây, bánh chỉ có bột lọc, trứng, ăn kèm rau sống. Tuy nhiên hiện nay, món ăn này đã được biến tấu với nhiều nhân ăn kèm như tôm, thịt, xúc xích, pate...

7 thg 12, 2023

Muôn kiểu quà vặt từ lá dứa càng ăn càng ghiền ở miền Tây

Lá dứa là nguyên liệu quan trọng được người miền Tây dùng làm rất nhiều loại bánh ngon miệng, hấp dẫn.

Bánh bông lan lá dứa

Bánh bông lan là món bánh quen thuộc, phổ biến. Khi cho nước lá dứa vào cùng bột bánh, thành quả sẽ vô cùng bắt mắt. Chưa kể lá dứa còn đem đến hương thơm thoang thoảng, vị ngọt nhẹ dễ ăn.

Bánh bông lan lá dứa có màu sắc đẹp mắt. Ảnh: Foody

30 thg 11, 2023

Băng rừng chinh phục đỉnh Sa Mu hoang sơ bậc nhất Tà Xùa

Sa Mu là một trong những đỉnh núi mới cắm chóp ở Tà Xùa (Bắc Yên, Sơn La), với vẻ đẹp hoang sơ của rừng nguyên sinh, đặc biệt vào mùa săn mây.

Sa Mu, còn có tên dân dã U Bò, là đỉnh núi còn hoang sơ vừa được cắm chóp vào tháng 12.2022, thuộc rừng đặc dụng Tà Xùa - một phần kéo dài của dãy Hoàng Liên về phía Nam.

Về An Giang khám phá văn hóa độc đáo ở làng Chăm Châu Phong

Làng Chăm Châu Phong (thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang) còn lưu giữ khá nhiều nét văn hóa độc đáo trong đời sống vật chất lẫn tinh thần.

Làng Chăm Châu Phong (thị xã Tân Châu) là một trong những điểm đến thu hút du khách trong và ngoài nước khi đến tỉnh An Giang.

29 thg 11, 2023

Thảo nguyên Bùi Hui mênh mông giữa mây trời ở Quảng Ngãi

Bất cứ ai từng đến Bùi Hui (Quảng Ngãi) đều không thể quên được vẻ đẹp ấn tượng của thảo nguyên giữa núi cao mây ngàn.


Bùi Hui là một thảo nguyên mênh mông nằm trên độ cao gần 700 m so với mặt nước biển, thuộc xã Ba Trang, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi. Bùi Hui có những ngọn đồi cao chìm trong biển mây trắng, đồng cỏ xanh dài tít tắp tận chân trời. Đây là địa điểm lý tưởng để săn mây và tận hưởng bầu không khí trong lành. Không gian phù hợp cho các nhóm bạn hay gia đình dã ngoại cuối tuần.

Mắm rươi, mối tình đầu đông

Mắm rươi, thoạt nghe ai cũng thấy tầm thường như bao thứ mắm khác ở cái xứ sở “ăn mắm từ khi lọt lòng mẹ” này.

Thịt luộc cùng với các loại rau chấm với mắm rươi. Ảnh: Hải An

Mắm rươi có khác gì mắm tép, mắm tôm, mắm cáy, mắm cá, mắm cua, mắm ruốc? Khác chứ, không nói về về sự đắt đỏ và quý hiếm, mắm rươi không phải thứ mắm dùng để chấm mà dùng để kết nối tình người.

31 thg 10, 2023

Lạ miệng đặc sản bánh giò bầu chỉ có ở Lạng Sơn

Bánh giò bầu là món ăn truyền thống của người dân xã Hữu Liên, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn.

Đến làng du lịch cộng đồng Hữu Liên (Hữu Lũng, Lạng Sơn), du khách không chỉ được tham quan, chiêm ngưỡng khung cảnh thiên nhiên, núi non hùng vĩ mà còn trải nghiệm các loại hình du lịch mới lạ như cưỡi ngựa trên theo nguyên, tham gia lễ hội, sinh hoạt trên nhà sàn... Bên cạnh đó, ẩm thực địa phương cũng là điều khiến du khách ấn tượng khi ghé thăm nơi đây.

Là món ăn truyền thống của người dân địa phương, bánh giò bầu những năm gần đây đã trở thành sản phẩm du lịch được giới thiệu cho du khách. Xưa kia, Hữu Lũng là xã vùng cao với điều kiện kinh tế khó khăn. Người dân đã sáng tạo ra món bánh giò bầu từ nguyên liệu chay, thay thế giò lụa trong mâm cỗ, đặc biệt trong các dịp lễ, tết.

Bánh giò bầu đặc sản Hữu Liên, huyện Hữu Lũng, Lạng Sơn. Ảnh: Chí Long

24 thg 10, 2023

7 bản làng bình yên níu chân du khách ở Sa Pa

Trong hành trình du lịch Sa Pa, du khách hãy dành thời gian ghé thăm bản làng trong thung lũng Mường Hoa xinh đẹp.

Một số bản làng xa xôi hơn để du khách khám phá ở Sa Pa phải kể đến bản Nậm Cang, Nậm Than, Nậm Nhìu... Ảnh: Thùy Dương

Ngắm cung Trúc Lâm giữa núi rừng Yên Tử ở Quảng Ninh

Nằm trong quần thể Trung tâm văn hóa Trúc Lâm Yên Tử, Cung Trúc Lâm Yên Tử vừa thâm nghiêm nhưng cũng là một công kiến trúc đẹp đặc biệt.

Trung tâm văn hóa Trúc Lâm Yên Tử gồm các hạng mục chính, như: Khu nghỉ dưỡng 5 sao Legacy, Cung Trúc Lâm, Làng Nương, Khu lễ hội...

Trong đó, Cung Trúc Lâm Yên Tử do Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh đầu tư với tổng số vốn giai đoạn 1 khoảng 200 tỉ đồng, được đưa vào sử dụng từ tháng 12.2018, nhân dịp tổ chức Đại lễ tưởng niệm 710 năm Phật Hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn. Đến nay, phần nội thất của Cung Trúc Lâm, với tổng vốn đầu tư cũng khá lớn, mới cơ bản được hoàn thiện.

Kiến trúc sư lừng danh thế giới Bill Bensley đã lấy cảm hứng từ kiến trúc của tháp Tổ trên Yên Tử - nơi lưu giữ xá lợi của Phật hoàng Trần Nhân Tông, đồng thời đưa đưa văn hóa bản địa vào toàn bộ công trình Trung tâm văn hóa Trúc Lâm Yên Tử, trong đó có Cung Trúc Lâm Yên Tử.

Dưới đây là một số hình ảnh Cung Trúc Lâm Yên Tử:

Tấm bia trước cửa Cung Trúc Lâm Yên Tử được viết bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh. Ảnh: Nguyễn Hùng

Đắm chìm trong vẻ đẹp của dãy núi hùng vĩ nhất Việt Nam

Dưới ánh nắng thu dãy Hoàng Liên Sơn trải dài với những gam màu xanh, vàng... khiến du khách mê mẩn khung cảnh thiên nhiên ngoạn mục của Việt Nam.


Dãy núi Hoàng Liên Sơn là một trong những điểm đến hấp dẫn nhất, thu hút đông đảo du khách tới miền Tây Bắc. Dãy núi trải dài 280 km từ Lào Cai, Lai Châu đến phía Tây của tỉnh Yên Bái. Hoàng Liên Sơn là phần mở rộng về phía đông nam của dãy Himalaya, bề ngang chân núi ở đoạn rộng nhất lên tới 75 km và đoạn hẹp nhất là 45 km.

23 thg 10, 2023

Vẻ kỳ vĩ của cây cầu treo bắc ngang lòng hồ thủy điện ở Đắk Nông

Cầu treo Đắk R'Moan là một trong những điểm check-in hấp dẫn đang thu hút du khách đến với Đắk Nông trong thời gian gần đây.

Cầu treo được xây dựng từ năm 2014, nằm ở thôn Tân An, xã Đắk R'moan, TP Gia Nghĩa. Cây cầu được xây dựng giúp người dân đi lại thuận lợi và tạo cảnh quan đẹp cho khu vực này.

Cây cầu này có kiến trúc cầu treo Tây Nguyên khá đặc trưng với thiết kế đơn giản gồm hai đầu cầu và thân cầu treo với những đường dây sắt đặc trưng. Cầu treo dài 84m; rộng 1,2m; khổ cầu 3,6m, chỉ dành cho các phương tiện thô sơ và người đi bộ.

Cây cầu nằm giữa không gian mênh mông của đại ngàn. Ảnh: Lê Phước

Vượt mưa ngược núi ngắm đại dương mây trên đỉnh Tà Chì Nhù

Đường leo Tà Chì Nhù - nóc nhà Yên Bái, không dễ dàng dưới mưa, nhưng đổi lại là khoảnh khắc đón bình minh trên đỉnh núi bồng bềnh sương mây.

Mây tràn qua núi, bồng bềnh dưới ánh nắng đầu ngày. Ảnh: Hoàng Thông.

Dẻo thơm nắm cơm nếp vắt của người Khmer

Cơm nếp vắt là món ăn độc đáo của người Khmer, du khách chỉ có cơ hội thưởng thức trong dịp lễ Sen Dolta vào tháng 9 Âm lịch hàng năm.

Cơm nếp vắt truyền thống của dân tộc Khmer. Ảnh: Quy Sa

Quán bún chả Sa Pa nườm nượp khách, cách ăn khác hẳn miền xuôi

Nếu có dịp du lịch Sa Pa, hãy thử một lần trải nghiệm thưởng thức món bún chả độc lạ của người miền núi.

Bún chả chan nước dùng chua chua, thanh thanh kiểu miền núi. Ảnh: Linh Boo

Quán bún chả nổi tiếng bậc nhất Sa Pa nằm trên đường Điện Biên Phủ, ngay gần khu vực xe giường nằm trả khách du lịch đến thị trấn. Từ ngoài nhìn vào, biển hiệu của quán hơi khuất, thậm chí không có gì nổi bật. Nhưng khi bước vào bên trong, không gian quán khá rộng rãi, mùi thơm của chả nướng lan tỏa trong không khí sẽ hấp dẫn thực khách muốn dừng chân thưởng thức.

21 thg 10, 2023

Bánh chim gâu - thức quà mộc mạc của đồng bào Yên Bái

Bánh chim gâu nhỏ xinh với ý nghĩa sâu sắc trở thành đặc sản níu chân du khách của người Dao và Cao Lan ở huyện Yên Bình, Yên Bái.

Chiếc bánh chim gâu hay bánh chim cu gáy thường xuất hiện trong những dịp lễ Tết, dần dần trở thành nét đẹp trong văn hóa của đồng bào Cao Lan. Bánh chim gâu gắn liền với truyền thuyết nàng Slau Slam, nhắc nhở thế hệ sau này về tình mẫu tử thiêng liêng của người mẹ với con và của những thành viên trong gia đình.

Món bánh không thể bỏ qua khi nhắc đến đặc sản Yên Bái. Ảnh: Cổng TTĐT tỉnh Yên Bái

11 thg 10, 2023

Đặc sản cốn sủi gia truyền ngon nức tiếng Sa Pa

Nếu có dịp du lịch Sa Pa, thực khách hãy một lần thưởng thức hương vị đặc biệt của món cốn sủi gia truyền nức tiếng nơi đây.

Cốn sủi thoạt nhìn giống phở.

Ẩm thực Sa Pa nổi tiếng với những món ăn độc đáo mang nét đặc trưng của vùng núi Tây Bắc, một trong số đó phải kể đến món cốn sủi trứ danh. Cái tên cốn sủi mới nghe thôi đã thấy đặc biệt, khiến thực khách nào cũng tò mò.

Homestay của người Tà Ôi giữa núi rừng A Lưới ở Thừa Thiên Huế

Homestay của đồng bào Tà Ôi ở huyện A Lưới, Thừa Thiên Huế, hấp dẫn du khách với nét đẹp văn hóa bản địa và phong cảnh rừng hoang sơ, quê hương của sao la quý hiếm.

Núi rừng A Roàng nhìn từ trên cao. Ảnh: WWF-Việt Nam.

Tọa lạc giữa thiên nhiên hoang sơ của rừng nguyên sinh A Roàng, homestay Hương Danh chào mời khách du lịch tận hưởng thời tiết quanh năm mát mẻ, không khí trong lành… Căn homestay gồm 2 căn nhà truyền thống người Tà Ôi được cải tạo để đón du khách thích trải nghiệm và khám phá đến với núi rừng A Lưới, xã biên giới A Roàng.

Vì sao bánh cuốn Cao Bằng không chấm nước mắm mà chan ngập canh xương?

Không chấm nước mắm như cách ăn của người miền xuôi, bánh cuốn canh Cao Bằng phải chan với nước ninh xương và ăn kèm cùng măng ngâm mắc mật mới chuẩn vị.

"Bánh cuốn canh" đặc sản của người Cao Bằng: Ảnh: Nhật Minh

Mỗi vùng miền lại có những cách chế biến và cách ăn bánh cuốn khác nhau, hầu hết bánh cuốn đều chấm nước mắm pha giấm, chanh, đường... Thế nhưng, bánh cuốn canh Cao Bằng lại khác hoàn toàn.

Độc lạ phở ngô tráng tay nơi cao nguyên đá Hà Giang

Lấy cảm hứng từ đặc sản mèn mén trứ danh, người Hà Giang sáng tạo ra phở ngô tráng tay chinh phục thực khách gần xa.

Phở ngô có màu vàng óng bắt mắt. Ảnh: NVCC

Nửa năm trở lại đây, anh Hoàng Mạnh Cầm (35 tuổi) cùng những đồng nghiệp làm việc tại một khu nghỉ dưỡng ở Tráng Kìm (huyện Quản Bạ, Hà Giang) nghiên cứu và sáng tạo ra phở ngô.

“Thời gian đầu, tôi thử làm ngô lai, ngô nếp nhưng độ dẻo không cao, không có màu vàng đẹp. Sau đó, tôi tìm ra ngô một vụ của Hà Giang có lượng tinh bột nhiều, độ ngọt vừa phải nên rất thích hợp để tráng bánh phở”, đầu bếp người Hà Giang chia sẻ về thời gian đầu nghiên cứu món ăn.

Hoa tam giác mạch phủ hồng thảo nguyên Suôi Thầu ở Hà Giang

Cuối thu, thảo nguyên Suôi Thầu ở Hà Giang thơ mộng khi khoác lên mình màu áo mới dệt bởi sắc màu đầy quyến rũ của hoa tam giác mạch.

Nằm cách thị trấn Cốc Pài, huyện Xín Mần khoảng 5km, cách TP Hà Giang khoảng 150 km và ở độ cao trên 1.200 m so với mặt nước biển, thảo nguyên Suôi Thầu mang vẻ đẹp hoang sơ mà hùng vĩ của vùng đất phía Tây tỉnh Hà Giang.