Hiển thị các bài đăng có nhãn Cổng TT-ĐT Sóc Trăng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Cổng TT-ĐT Sóc Trăng. Hiển thị tất cả bài đăng

2 thg 5, 2021

Ngọt ngào rắn trun nấu cháo đậu xanh

Có lẽ, trong các loại rắn thì rắn trun là loại dễ làm nhất. Nồi nước nấu làm rắn không cần phải thật sôi, đem đổ nước sôi vào xô đựng rắn và để như vậy chừng năm phút thì trút rắn ra thau - lúc này rắn đã chết, lớp “da lụa” đã tróc ra từng mảng. Đổ nước vào thau đựng rắn, lấy lá sả vuột cho tróc hết lớp “da lụa”, rồi dùng dao bén mổ bụng, bộ đồ lòng rắn trun chỉ lấy gan, phổi và tim.

So với rắn ri cá, ri voi hay rắn nước hoặc rắn bông súng thì da rắn trun khá dầy nên rất dai. Khi nấu cháo rắn trun có 2 cách: Một là, dùng chai thủy tinh cà mạnh lên thân rắn để cho “mềm xương”, sau đó bỏ vào nồi cháo. “Ninh” đến khi da rắn mềm mềm là được. Còn cách hai là bằm thịt rắn cho thật nhuyễn, rồi ướp với hành tím, tiêu, tỏi, nước mắm, đường, bột nêm... để chừng mười lăm, hai chục phút cho thấm thịt. Trong lúc làm rắn, ta cho bắt nồi cháo lên, khi gạo và đậu xanh bắt đầu nở thì cho rắn vào. Do thịt rắn đã được ướp gia vị rồi nên việc nêm nếm phải thận trọng kẻo nồi cháo bị mặn. Nồi cháo coi như đã hoàn tất công đoạn nấu.

30 thg 9, 2013

Tên gọi Ba Xuyên - Sóc Trăng

Sóc Trăng. Ảnh: Wikipedia

Ngoài tên gọi Ba Thắc và Sóc Trăng thì tên gọi Ba Xuyên cũng được sử dụng khá nhiều trong các văn bản ban hành thời kỳ Minh Mạng. Về nguồn gốc địa danh Ba Xuyên có hai cách lý giải:

Cách lý giải thứ nhất cho rằng: Trong thời kỳ Gia Long ngự trị, tại khu vực này thường xuyên xảy ra khá nhiều lọan lạc do người dân bản địa nổi dậy chống lại triều đình nhà Nguyễn (?), lại thêm bọn cướp biển thường xuyên xâm nhập cướp phá. Đường bộ lúc này chưa thuận tiện trong việc đi lại, cho nên hầu hết các cuộc chuyển quân đến tảo thanh phiến loại đều phải di chuyển bằng đường thuỷ. Từ sông Bassac (sông Hậu ngày nay) muốn đi vào nội địa Sóc Trăng đều phải đi vào cửa nhánh của sông Vàm Tấn (cửa sông này còn gọi là Vàm Ba và con sông này có lúc còn gọi là sông Ba Xuyên hoặc sau này còn gọi là sông Saintard) nối liền với Bãi Xàu. Tuy chiều dài chỉ hơn 5km nhưng lại có nhiều khúc quanh rất hiểm trở. Những khúc quanh này thường thường là nơi hiểm địa, là những cứ điểm phòng ngự quan trọng của những cánh quân nỗi loạn. Thế nhưng, do tài điều động di quân thần tốc, nên các cuộc tảo thanh hầu như không bị "phục kích" nào đáng kể, chính vì thế các võ tướng và quân binh đã đặc tên cho con sông này là Ba Xuyên, với ý nghĩa là "lướt sóng đi vào". Đây là cách đặt tên theo lối chiết tự Hán-Vịêt: Ba là sóng, là nước; Xuyên là đi qua (với 3 nét xuôi).