Hiển thị các bài đăng có nhãn Cà Mau. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Cà Mau. Hiển thị tất cả bài đăng

7 thg 9, 2020

Khám phá Cồn Ông Trang – Cà Mau

Cồn Ông Trang là cồn cát pha lẫn phù sa, nhô lên giữa cửa sông Cửa Lớn thuộc phân Khu du lịch Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau. Cồn Ông Trang nổi bật với những cồn cát được cây mắm bao phủ một màu xanh bạt ngàn, trông xa như những bức tranh thủy mặc giữa một vùng sông nước bao la. Đây là nơi duy nhất có hai cồn và trở thành điểm đến thú vị cho những ai muốn khám phá vùng đất bãi bồi rộng lớn nơi cực Nam Tổ quốc. 


Xuất phát từ trung tâm huyện Năm Căn, qua cầu Năm Căn rẽ phải, theo con lộ cấp 6 đồng bằng, chưa quá 20 phút đi xe là đến trung tâm xã Viên An (huyện Ngọc Hiển). Từ đây, du khách đi vỏ lãi thêm 15 phút trên cửa sông Cửa Lớn (theo hướng tây) sẽ thấy ngay cồn Ông Trang nhấp nhô sóng biển, xanh xanh giữa mây trời. 

Di tích lịch sử quốc gia Nhà Dây Thép – Cà Mau

Mỗi khi nhắc đến những chiến thắng hào hùng của quân và dân Cà Mau thì không thể không nhớ đến vai trò liên lạc của Nhà Dây Thép trong cuộc chiến giành độc lập cho dân tộc. Di tích lịch sử Nhà Dây Thép nằm ở vị trí trung tâm thành phố, tọa lạc tại góc đường Lê Lợi – Lý Bôn, khóm 3, phường 2, thành phố Cà Mau. 

30 thg 8, 2020

Khu du lịch sinh thái Hương Tràm – U Minh – Cà Mau

Khu du lịch sinh thái Hương Tràm là điểm du lịch sinh thái cộng đồng nằm giữa cánh rừng tràm U Minh Hạ thuộc tuyến Kênh T27, xã Khánh An, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau. Tuy vừa mới hoạt động nhưng đã trở thành địa điểm du lịch Cà Mau thu hút đông đảo khách trong và ngoài tỉnh đến tham quan, trải nghiệm.

Khu du lịch sinh thái Hương Tràm – U Minh – Cà Mau

Khu du lịch sinh thái Hương Tràm có diện tích lên đến 27ha, trong đó có 20ha rừng tràm hơn 4 năm tuổi. Hiện nay Hương Tràm có các mô hình phục vụ du khách: Khu homestay với 6 căn nhà thủy tạ trên ao 4.000
m2 phục vụ ẩm thực; các trò chơi dân gian hấp dẫn: Chạy xe đạp, cầu trượt, cầu treo, chèo xuồng ba lá…

12 thg 8, 2020

Tìm hiểu nghề muối ba khía ở Cà Mau

Nghề muối ba khía của người dân huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau được hình thành từ rất lâu. Ở vùng đất Ngọc Hiển, phù sa, dinh dưỡng trong đất dồi dào, tạo điều kiện cho cây mắm, cây đước phát triển, chính vì vậy ba khía tươi luôn dồi dào và có quanh năm. Để dự trữ được lâu, người dân đã sáng tạo nên nghề muối ba khía dùng làm thức ăn cho những chuyến đi rừng, đánh bắt trên biển… Rồi dần dần, ba khía muối được nhiều người biết đến và phát triển cho đến hôm nay. Hiện nghề muối ba khía đã trở thành nghề truyền thống và món ba khía muối trở thành đặc sản Cà Mau vang danh khắp nơi.

Rừng ngập mặn nơi sinh sống cùa con ba khía

Thăm làng nghề cá khoai khô Cái Đôi Vàm – Cà Mau

Cá khoai Cái Đôi Vàm, huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau là sản vật thiên nhiên ban tặng, qua bàn tay lao động của người dân đã trở thành thương hiệu riêng với hương vị thơm ngon đặc trưng.


Theo những người cao niên trong vùng, nghề này ở đây đã có từ lâu đời. Do ở đây gần cửa biển nên khi hộ dân đánh bắt, ngoài bán sản phẩm tươi, họ còn làm khô dự trữ lại để bán tăng thu nhập. Xuất phát từ việc kinh doanh mặt hàng cá khô có lợi nhuận, từ đó người dân ở trong vùng phát triển từ mô hình nhỏ đến nay đã có nhiều cơ sở lớn. Từ tiêu thụ sản phẩm trong tỉnh, nay họ đã vươn xa ra ngoài tỉnh, thậm chí là xuất khẩu.

6 thg 8, 2020

Vườn Chim độc đáo giữa lòng thành phố Cà Mau

Có thể nói Cà Mau là tỉnh duy nhất có vườn chim nằm ngay giữa lòng thành phố. Vườn chim độc đáo này nằm trong khuôn viên Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh thuộc Phường 1, thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau.

Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh Cà Mau

Với khuôn viên rộng, nhiều cây xanh thoáng, mát rượi, Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Cà Mau không chỉ là nơi tưởng nhớ Bác, mà còn là điểm đến tham quan du lịch Cà Mau hấp dẫn du khách gần xa.

29 thg 7, 2020

Vườn dâu Tây Cà Mau Farm

Vườn dâu tây Cà Mau Farm tọa lạc tại ấp Xóm Lớn, xã Lý Văn Lâm, TP. Cà Mau là một địa điểm du lịch Cà Mau mới toanh vừa đi vào hoạt động nhưng đã thu hút đông đảo du khách gần xa đặc biệt là giới trẻ đến tham quan chụp hình.


Vườn dâu tây nằm cách trung tâm xã Lý Văn Lâm khoảng 1km. Đây là vườn dây tây đầu tiên của Cà Mau, thuộc Khu công nghiệp công nghệ cao – Cà Mau Farm và có lẽ cũng là vườn dâu duy nhất của miền Nam Sông Hậu. 

28 thg 7, 2020

Nghề gác kèo ong Rừng U Minh Hạ – Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Nghề gác kèo ong của người dân ở hai huyện U Minh và Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau là nghề truyền thống được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Theo các bậc cao niên trong nghề thì gác kèo ong hình thành rất sớm, từ những ngày đầu tiên con người đặt chân đến vùng đất này khai hoang mở cõi khoảng nửa cuối thế kỷ thứ XIX.

Người gác kèo giỏi cần phải có kỹ thuật, kinh nghiệm và bí quyết gia truyền. Nghề gác kèo mang đến cho đời nhiều mật ngọt và sinh ra nhiều thế hệ nghệ nhân lão luyện, có kinh nghiệm và tri thức, tâm huyết với nghề, yêu rừng và đàn ong.

Vào tháng 11 – 12 hằng năm, khi rừng U Minh hoa tràm nở rộ, các loài ong bay về chọn những nhánh tràm nằm xiên để đóng tổ. Biết quy luật này, những cư dân sống giữa rừng tràm bạt ngàn này phát hiện ra tập tính của loài ong mật là chỉ làm tổ ở những thân cây nghiêng như kèo nhà, từ đó họ tìm hiểu, nghiên cứu rồi nghĩ ra cách làm nhà cho ong, và nghề gác kèo ong ra đời như vậy.


23 thg 7, 2020

Biển Khai Long – Khu du lịch Khai Long ở Cà Mau

Cà Mau không chỉ hấp dẫn khách du lịch về cảnh quan thiên nhiên, ẩm thực mà còn là địa phương duy nhất tiếp giáp với biển Đông và biển Tây (vịnh Thái Lan) với bờ biển dài 254km. Biển Khai Long – Khu du lịch Khai Long là địa điểm du lịch Cà Mau lý tưởng cho những du khách muốn hoà mình cùng thiên nhiên, tận hưởng không khí mát mẻ, trong lành từ rừng, biển.

Lần về nguồn cội, hỏi biển Khai Long có từ khi nào? Theo truyền thuyết kể rằng: Thuở xưa, những người di dân miền Trung, vùng kinh thành Thuận Hóa vào Nam khai phá, trên bước đường lưu lạc, thuyền neo biển này. Đêm ấy, bỗng dưng ánh chớp lóe lên rồi bỗng đâu một đám mây hình rồng kỳ lạ sà xuống giữa biển êm, nơi đoàn thuyền neo đậu. Đoàn người di dân thấy đây là điềm lành, liền thấp hương tạ ơn trời đất rồi lưu lại nơi miền đất này, cái tên Khai Long cũng từ đó mà có!


Khu du lịch Khai Long

18 thg 7, 2020

Khám phá Khu Du lịch Sinh Thái Sông Trẹm – Cà Mau

Khu Du lịch sinh thái Sông Trẹm, thuộc Ấp 17, xã Khánh Thuận, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau. Cách trung tâm huyện U Minh khoảng 20 km, từ thành phố Cà Mau, du khách đi xe khoảng 50 km hướng đường Xuyên Á đến xã Biển Bạch (huyện Thới Bình), rẽ trái qua cầu Sông Trẹm và từ đây, du khách đi thêm khoảng 5km nữa là sẽ tới Khu Du lịch sinh thái Sông Trẹm.

Bảng chỉ dẫn

Vườn dâu Cái Tàu Cà Mau – Xứ sở của loài dâu

Vườn dâu Cái Tàu thuộc xã Nguyễn Phích, huyện U Minh, cách trung tâm thành phố Cà Mau khoảng 30 km về phía Tây, tiếp giáp với rừng U Minh Hạ và dọc theo tuyến sông Cái Tàu. Vườn dâu này tồn tại và phát triển hàng trăm năm qua còn lưu giữ nhiều những cây dâu cổ thụ mang dấu ấn thời gian của vùng đất phương Nam xưa.

16 thg 7, 2020

Vườn Cò Tư Sự – Điểm đến thú vị ở Cà Mau

Cà Mau là vùng ”đất lành chim đậu” với nhiều sân chim lớn nhỏ như Sân chim Tư Na Năm Căn, Sân chim Chà Là, Sân chim Ngọc Hiển… trong đó không thể không nhắc đến Vườn Cò Tư Sự.


Vườn Cò Tư Sự nằm ở ấp Quyền Thiện, xã Biển Bạch Đông, cách trung tâm huyện Thới Bình gần 7 km. Từ thành phố Cà Mau, du khách có thể lựa chọn đi bằng xe máy, ô tô dọc đường Xuyên Á hướng về Kiên Giang hay thuê ca nô từ Cà Mau đến vườn chim Tư Sự với khoảng cách 30 km.

Chùa Bà Thiên Hậu – Ngôi chùa tiêu biểu của người Hoa Cà Mau

Chùa Bà Thiên Hậu người dân địa phương còn gọi là chùa Bà Mã Châu tọa lạc tại số 68, Lê Lợi, P.2, thành phố Cà Mau. Ngôi chùa có vị trí đắc địa phía trước giáp ngã 3 sông Cà Mau, chùa Bà Thiên Hậu là công trình kiến trúc tiêu biểu của người Hoa Cà Mau.


Trong suốt hàng trăm năm qua, kể từ những người Hoa đầu tiên vượt biển di dân từ quê hương mình đến nước ta để lập nghiệp, tạo dựng một cuộc sống mới thì họ cũng mang theo không ít nét đặc trưng của nền văn hóa phương Bắc, góp phần làm phong phú hơn cho nền văn hóa nước Nam. Và tín ngưỡng thờ Bà Thiên Hậu, hiện vẫn được đông đảo người Việt, nhất là khu vực Nam Bộ và những gia đình người Việt gốc Hoa sùng bái.

Khu du lịch Hòn Đá Bạc – Cà Mau

Hòn Đá Bạc là cụm đảo thuộc ấp Kinh Hòn, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau. Nhìn từ đất liền, hòn Đá Bạc giống như hòn non bộ kỳ thú giữa đại dương mênh mông. Người dân Cà mau gọi Hòn Đá Bạc là Con mắt ngọc của miền Tây, ngoài ý tôn vinh vẻ đẹp của đảo còn có ý ví nơi đây như một con mắt tinh tường canh giữ một vùng biển phía Tây của Tổ quốc.

Hòn Đá Bạc nhìn từ xa

Cụm đảo gồm có ba hòn: hòn Ông Ngộ, hòn Trọi, hòn Lớn (hòn Đá Bạc) được nối với nhau bởi những dải cầu đẹp mắt. Hòn Đá Bạc được hình thành cách đây 180 triệu năm (thuộc Jura giữa – Trung sinh) với tổng diện tích gần 6,5 ha. Ngoài hòn Trọi có diện tích không đáng kể, hai hòn còn lại được hình thành nhờ những tảng đá xếp chồng lên nhau. Đỉnh cao nhất ở hòn Lớn cao hơn mặt nước biển 50m.

12 thg 7, 2020

Đầm Thị Tường – Địa điểm du lịch Cà Mau hấp dẫn

Đầm Thị Tường hay còn gọi Đầm Bà Tường được mệnh danh là “biển hồ giữa đồng bằng”, là điểm đến lý tưởng cho những ai muốn tìm về một nơi bình yên. Sự độc đáo của phong tục tập quán kết hợp với nhiều nét văn hóa của người dân bản địa đã tạo nên một vẻ đẹp hiếm có cho đầm Thị Tường.


Đầm Thị Tường nằm trên địa phận 3 huyện: Cái Nước, Trần Văn Thời và Phú Tân, tỉnh Cà Mau. Để đến được vùng sông nước rộng lớn này, du khách từ Cà Mau theo hướng Quốc lộ 1A đến chợ Rau Dừa, rẽ phải qua cầu Cái Bần, rồi chạy theo con đường nông thôn 3m, qua chừng 7km theo địa danh ấp Thị Tường (xã Hòa Mỹ) là đến Đầm Trong. Du khách cũng có thể từ chợ Rau Dừa đi thêm 2 km theo Quốc lộ 1A đến Kênh 4 Cống Đá, rẽ phải theo hướng chỉ dẫn về Khu Căn cứ Xẻo Đước, khoảng 8km là đến Đầm Giữa – điểm đến lý thú và đặc sắc nhất Đầm Thị Tường.

Chùa Monivongsa Bopharam – Ngôi chùa Khmer tuyệt đẹp ở TP Cà Mau

Nếu du lịch Cà Mau, bạn không thể bỏ qua một địa điểm du lịch tâm linh tọa lạc ngay Phường 1, trung tâm thành phố Cà Mau đó là chùa Monivongsa Bopharam. Một ngôi chùa Khmer Nam Bộ với lối kiến trúc đặc trưng của Phật giáo Nam Tông và là ngôi chùa lớn nhất, đẹp nhất tại thành phố. Đến thăm chùa bạn sẽ sở hữu cho mình những bức hình sống ảo tưởng chừng như ở xứ sở chùa vàng hay Campuchia.

Chùa Monivonsa Bopharam, định danh theo tiếng Pali – Phạn ngữ, và lấy ý nghĩa từ kinh điển Phật giáo, dịch ra tiếng Việt có thể hiểu Liên Hoa Tự – Chùa Liên Hoa.

Chùa Monivongsa Bopharam được xây dựng vào năm 1964 do ngài Đại đức Thạch Kên đứng ra kêu gọi Tăng tín đồ phật tử đóng góp. Chùa Monivongsa Bopharam có diện tích khoảng 230 
m², gồm chính điện, sala, nhà ở của các sư sãi, tháp để cốt, am thờ, ao sen…

Màu đỏ và vàng tươi là hai tông màu chủ đạo trong toàn bộ kiến trúc chùa. Hai màu tượng trưng cho sự may mắn, phước lành. Với mái vòm vút cao, mỗi góc cột đều có hình tượng tiên nữ đứng đội mái vòm. Những hình tượng đắp nổi xuất hiện luân phiên và xuyên suốt trong từng mảng kiến trúc.

4 thg 7, 2020

Làng nghề truyền thống làm chuối khô ở Cà Mau

Không chỉ nổi tiếng với tôm khô, Cà Mau còn là vùng đất trồng chuối và có đặc sản chuối ép khô nổi tiếng vùng đồng bằng sông Cửu Long. Làng nghề truyền thống ép chuối khô chủ yếu tập trung ở 2 xã Trần Hợi và Khánh Hưng, huyện Trần Văn Thời. Đây là một trong những địa phương có nghề trồng chuối và là nguồn chuối nguyên liệu lớn nhất của tỉnh Cà Mau. Làng nghề này nằm gần khu di tích lịch sử cấp quốc gia Hòn Đá Bạc và cách trung tâm thành phố Cà Mau khoảng 30 km.
Không ai xác định được nghề ép chuối khô bắt đầu từ khi nào. Có người nói hơn 60 năm, nhưng cũng có người nói đến khoảng 100 năm. Vùng đất Cà Mau vốn thích nghi để cho nhiều loại cây chuối phát triển. Vào mùa chính vụ, chuối chín nhiều, ăn không hết, bán cũng ít có người mua nên người trồng chuối Cà Mau nghĩ ra việc ép chuối phơi khô để ăn dần. Dần dần, chuối khô đã trở thành một đặc sản của vùng đất Cà Mau. Trải qua những thăng trầm, biến đổi, nhiều thế hệ gia đình nơi đây vẫn tiếp tục duy trì và phát triển làng nghề truyền thống.

2 thg 7, 2020

Khu bảo tồn đa dạng sinh học lâm ngư trường 184 – Rừng đước Năm Căn Cà Mau

Khu bảo tồn đa dạng sinh học Lâm ngư trường 184 nằm giữa khu rừng đước Năm Căn thuộc ấp Chà Là, xã Tam Giang, huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau. Khu bảo tồn có diện tích 252 ha, trong đó bao gồm khu bảo tồn nghiêm ngặt và vùng đệm. Đây là khu rừng mang nét đặc trưng của hệ sinh thái rừng ngập mặn Cà Mau đang được phát triển trở thành khu du lịch sinh thái hàng đầu của miền Tây Nam Bộ.


Khu bảo tồn đa dạng sinh học 184 có 44 loài thực vật, trong đó có 32 loài đặc trưng cho hệ sinh thái rừng ngập mặn, chiếm ưu thế là cây đước trên 20 năm tuổi. Đặc biệt có một số loài quý hiếm như cóc trắng, đưng, sú, vẹt; có 6 loài chim, 5 loài thú, 2 loài bò sát, 2 loài lưỡng thê. Hệ động, thực vật được bảo tồn để phục vụ công tác nghiên cứu, tìm hiểu, tham quan, du lịch. Dưới tán rừng, các loài động vật rất phong phú với sự hiện diện của đông đảo của những bầy khỉ, voọc, sóc, chồn, rái cá…

Khu tưởng niệm chủ tịch Hồ Chí Minh – TP Cà Mau

Trong những năm chiến tranh, nhân dân Cà Mau hay tin Bác mất nhưng không có điều kiện ra thăm vì bom đạn ác liệt. Tưởng nhớ Bác, người dân nhiều nơi ở Cà Mau đã tự cất nhà, đặt ảnh thờ… Năm 1994, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Cà Mau chính thức xây dựng khu tưởng niệm Bác Hồ với ngôi nhà sàn theo nguyên mẫu ngôi nhà sàn của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Theo thời gian, khu tưởng niệm xuống cấp, đến năm 2011 mới trùng tu, tôn tạo và hoàn thành vào cuối năm 2013 với diện tích khoảng 6,7ha.

Khu tưởng niệm chủ tịch Hồ Chí Minh

Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tọa lạc tại khóm 1 phường 1 thành phố Cà Mau. Công trình văn hóa này có ý nghĩa đặc biệt, là nơi người dân Đất Mũi thể hiện lòng thành kính với vị lãnh tụ của đất nước. Đồng thời còn là điểm tổ chức hoạt động giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ và cũng là địa điểm du lịch Cà Mau mà bạn không nên bỏ qua.

Vãn cảnh Chùa Phật Tổ – Cà Mau

Cà Mau có nhiều thắng cảnh, di tích nổi tiếng gắn với thời kỳ khai khẩn đất và Sắc Tứ Quan Âm Cổ Tự mà dân gian hay gọi chùa Phật Tổ là một di tích kiến trúc tâm linh độc đáo còn lưu giữ được dáng vẻ đặc trưng của một mái đình Nam Bộ xưa.

Chùa Phật Tổ

Chùa Phật Tổ tọa lạc tại phường 4, thành phố Cà Mau. Từ sân bay hoặc bến xe Cà Mau, đi theo đường Lý Thường Kiệt tới ngã ba nhà thờ Bảo Lộc rẽ phải đi theo đường Phan Ngọc Hiển qua cầu, rẽ vào đường Lý Bôn là đến chùa.