Hiển thị các bài đăng có nhãn Báo Quảng Ngãi. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Báo Quảng Ngãi. Hiển thị tất cả bài đăng

24 thg 5, 2021

Một thuở tên xóm, tên làng

Ngày trước, mỗi tên xóm, tên làng ở xã Đức Lân (Mộ Đức) đều gắn với tự nhiên, phong thổ hoặc một điển tích xã hội như xóm Da, xóm Ao, xóm Gò Cầy, xóm Chùa, xóm Dinh, xóm Mít... Đó không chỉ là nguồn cội, mà còn ghi dấu những biến thiên của vùng đất này.

Tên xóm gắn liền với tự nhiên

Địa hình xã Đức Lân vốn đa dạng, có đồng bằng, đồi núi, sông ngòi. Trong xã có nhiều đồi núi nhỏ và rừng, cấm. Sát chân núi Lớn là núi Đất, rồi đến đồi Bà Kỷ, núi Thụ, Cấm Bé, Cấm Đình và rừng Tràm - cấm Đá Bạc, chia cắt địa bàn xã ra làm nhiều vùng cách trở. Tuy nhiên, địa hình tự nhiên đã giúp cân bằng sinh thái, đảm bảo nguồn nước ngầm ao mạch, giếng khơi cho người dân sinh hoạt và trồng trọt. Trên địa bàn xã còn có hai suối khoáng nóng ở thôn Thạch Trụ Tây và thôn Tú Sơn 2. Ngày xưa, người dân coi đây là nước thần cho nên thường tới lui cúng bái, tắm và lấy nước chữa bệnh.

Xóm Mít nay được đổi thành KDC số 24 ở thôn Thạch Trụ Đông, xã Đức Lân (Mộ Đức). Ảnh: Trung Ân

21 thg 5, 2021

Cá thửng níu giữ vị quê

Cá thửng (cá mối), loại cá sống ở vùng đáy biển gần bờ, có nhiều ở vùng biển miền Trung. Cá có thịt trắng, dai và vị ngọt thanh. Ở TX.Đức Phổ, cá thửng được xem như đặc sản và có rất nhiều món ngon được người dân nơi đây chế biến từ loại cá này.

Món ăn đầu tiên phải kể đến là canh cá thửng nấu lưỡi long. Những ngày trời nắng nóng, dạo quanh các chợ ven biển như Phổ Khánh, Phổ Cường, Phổ Châu... có thể dễ dàng bắt gặp những mẹt cá thửng tươi rói, được ngư dân đánh bắt từ buổi sáng đem bán. Chọn vài con cá cứng, chắc, to tròn như cổ tay mang về cạo sạch vảy rồi mổ ruột, nạo bỏ gân máu dọc theo sống lưng và cắt khúc ngắn vừa ăn. Lưỡi long (một loại xương rồng) mọc dại ở các thôn xóm ven biển TX.Đức Phổ. Một lần nấu canh chỉ cần chừng chục lá lưỡi long to bằng bàn tay, đập từng lá xuống đất để lá rụng bớt gai nhọn, rồi dùng dao gọt bỏ những nốt u quanh thân, sau đó rửa sạch rồi xắt thành sợi mỏng.

Canh cá thửng lưỡi long - đặc sản của vùng biển Đức Phổ. ẢNH: THIÊN DI

Nhớ nghề làm giấy xưa

Quảng Ngãi từng là vùng đất có 16 xưởng sản xuất giấy cùng nhiều ngôi làng chuyên làm giấy thủ công. Ấy vậy mà nay, cái nghề làm ra thứ để ghi chép tinh hoa văn hiến ấy, chỉ còn là nghề “muôn năm cũ”.

Các tư liệu ghi chép về nghề làm giấy thủ công trên đất Quảng Ngãi không nhiều. Có chăng, chỉ là vài dòng ít ỏi được ghi chép tại Địa chí Quảng Ngãi, Lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi cùng lịch sử đảng bộ một số địa phương. Vì vậy, thật khó để có thể nói chính xác mốc thời gian mà nghề làm giấy bắt đầu xuất hiện tại Quảng Ngãi. Chỉ biết rằng, đây là một trong các nghề truyền thống đã có từ lâu đời trên đất Quảng.

Từ nghề làm giấy từ cây lồ ô, ông Trần Kim Hoanh đã phát triển lên thành nghề giấy tái sinh để đáp ứng nhu cầu thị trường. Ảnh: Ý THU

Cá đồng kho tộ

Mỗi lần về Nghĩa Hành, chúng tôi thường ghé quán Chiêu Anh, gần cầu Cộng Hòa, xã Hành Thiện để ăn cơm trưa. Nơi đây, có món cá đồng kho tộ mà nhiều thực khách khi thưởng thức đều tấm tắc khen ngon.

Khách vào quán chẳng phải chờ đợi lâu thì cơm nóng hôi hổi được dọn lên. Một bát canh rau mồng tơi, đĩa cà tím nướng, đĩa rau cải muối chua và tất nhiên ngon nhất là một tô cá đồng. Chủ quán đon đả: “Ở đây, canh, rau loại gì tùy mùa, nhưng món cá đồng kho tộ thì bốn mùa đều có”.

Cá đồng kho tộ trên bếp lửa. ẢNH: CẨM THƯ

28 thg 4, 2021

Thơm ngon món gân bò Bảy Mẫu

Cùng với các món don, ram bắp, nem nướng, bánh tráng mắm ruốc hay ram thịt nướng, thì món gân bò của quán gân bò Bảy Mẫu được du khách gần xa truyền tai nhau: “Đây là món ăn nhất định phải thử một lần khi đến Quảng Ngãi”.

Nằm trong hẻm nhỏ số 363/48 Nguyễn Trãi, phường Quảng Phú (TP.Quảng Ngãi), nhưng quán gân bò Bảy Mẫu luôn tấp nập khách. Quán mở cửa đón khách từ 13 giờ chiều đến tầm 19 giờ tối. Bà Nguyễn Mỹ Tâm (65 tuổi), chủ quán gân bò Bảy Mẫu cho hay: Quán hoạt động đến nay đã 15 năm. Món ăn gân bò chua ngọt ở đây được chế biến theo công thức riêng của gia đình.

Tô gân bò trộn chua ngọt đậm đà của quán gân bò Bảy Mẫu hấp dẫn thực khách gần xa. ẢNH: Đ.SƯƠNG

Nghề luyện quặng sắt xưa ở Lò Thổi

Quảng Ngãi từng có hai ngôi làng cùng mang tên Lò Thổi. Một ngôi làng nằm ở xã Bình Khương (Bình Sơn) và một làng ở thị trấn Mộ Đức (Mộ Đức). Hai ngôi làng này cách nhau hơn 50km, nhưng cùng gắn với nghề luyện quặng sắt thuở xưa. Cái tên Lò Thổi cũng từ đấy mà có.

Theo ghi chép tại Địa chí Quảng Ngãi, nghề rèn có mặt trên đất Quảng Ngãi từ rất sớm, nó gắn bó với cư dân Sa Huỳnh từ thời đại đồ sắt trước Công nguyên, cách đây trên 2000 năm. Đi liền với rèn là nghề nấu quặng sắt - nghề sản xuất ra nguyên liệu cho nghề rèn. Dấu vết để lại của sự sôi động trong nghề luyện quặng là dấu tích của các bãi phế sắt tại hai “thủ phủ” nghề luyện quặng sắt của Quảng Ngãi xưa kia là Mộ Đức và Bình Sơn. Mặt khác, "lò thổi"- loại dụng cụ đặc trưng của nghề luyện quặng sắt - dần dà đi sâu vào tiềm thức và trở thành cái tên được người xưa dùng định danh cho những ngôi làng chuyên làm nghề luyện quặng.

Từ khi xóm Lò Thổi thôi đỏ lửa, núi Đồi dần trở nên thưa vắng bước chân người vì không còn ai gồng gánh đến đây khai thác quặng. Ảnh: Ý THU

Thơm ngon canh mực cơm

Sau Tết, ở các chợ quê bày bán mực cơm tươi rói. Đây cũng là dịp mẹ tôi lại trổ tài chế biến các món ăn từ mực cơm, nhưng tôi vẫn thích nhất là canh mực cơm thơm ngon khó cưỡng.

Để mua được mực cơm tươi óng ánh, mẹ tôi thường đi chợ từ lúc sáng sớm. Mực cơm vừa ngon, vừa rẻ hơn so với mực ống, mực lá... thế nên nếu không đi chợ sớm, thì khó mà mua được mực ngon. Mực cơm tươi có thể chế biến thành nhiều món ăn như hấp gừng, chiên, xào chua ngọt, nấu canh... Nhưng với những ngày thời tiết bắt đầu oi nóng như thế này, mẹ tôi thường làm món canh mực cơm kết hợp với mướp, vừa lạ miệng, lại vừa giải nhiệt.

Bát canh mực cơm nấu mướp có vị ngọt thanh.

Hoài niệm những thổ sản xưa...

Có rất nhiều thổ sản của Quảng Ngãi từng được triều đình nhà Nguyễn xếp vào danh mục thổ sản đặc biệt, mang tính đặc trưng cho địa phương mà không nơi nào có được. Tuy nhiên, trải qua bao biến thiên, đại đa số những thổ sản này đã biến mất, chẳng còn lưu lại dấu tích.

Nhớ nghĩa sâm, nhớ gạo trì trì...

Lần giở Đại Nam nhất thống chí tập II, khi nhắc đến Quảng Ngãi, Quốc sử quán triều Nguyễn ngày ấy đã thống kê khá chi tiết các loại thổ sản đặc trưng của xứ Quảng. Thế nhưng, nếu soi chiếu vào hiện tại thì phần lớn người dân Quảng Ngãi bây giờ chỉ “quen mặt” với một số ít thổ sản như: Quế, cây báng (hay còn gọi là cây đoác mà người miền núi Quảng Ngãi thường ủ rượu ngay trên cây). Còn lại, các thổ sản như: Nghĩa sâm, cây sáp, cây dầu hương cùng hàng loạt giống lúa bản địa quý đều đã trở thành những cái tên khá xa lạ trong tâm thức người Quảng Ngãi.

Theo chia sẻ của nhiều nông dân miền núi, các giống lúa bản địa miền núi như lúa to, lúa cúc, lúa hột cườm, lúa oa cái... đang bị lai tạp dần với lúa nước, nên hạt lúa không còn giữ nguyên kích thước, hình dáng như ngày xưa. Ảnh: Đông Yên

27 thg 4, 2021

Ngọt mát canh hến nấu bầu

Mẹ từ quê ra thăm mang theo hai quả bầu cuống còn xanh ngắt và vài ký hến sông, mẹ bảo để nấu canh hến cho con. Nắng nóng thế này mà ăn tô canh hến với bầu non thì mát lòng, mát dạ.

Nghe mẹ nói, tôi lại nhớ về những ngày xưa cũ cùng lũ trẻ trong làng lùa trâu ra đồng, rồi rủ nhau xuống sông lặn hến. Nói là sông, nhưng bọn con nít chúng tôi chỉ chọn những bãi cát trài, nước cạn ngang hông để ngụp lặn. Những đứa chưa biết bơi thì khéo léo lấy các ngón chân kẹp lại mỗi khi dẫm được hến. Đến lúc bắt đầy hai tay, chúng tôi lại đem lên bờ dồn thành đống. Có đứa mang theo bao cát nhỏ để đựng, đứa quên thì cởi áo buộc lại một đầu, đầu kia đổ hến vào, rồi cứ thế cưỡi lên lưng trâu mang về nhà.

Bát canh hến nấu với bầu, ngọt mát cho những ngày oi bức. ẢNH: H.C

Bánh tráng cá cơm

Bữa nọ, tôi cùng mẹ về quê ăn giỗ, bác Hai lôi trong chiếc chạn nhỏ ở góc bếp ra bịch bánh tráng. Người Quảng Ngãi chuộng bánh tráng là chuyện thường thấy, nhưng những chiếc bánh tráng này đặc biệt hơn một chút. Đó là bánh tráng cá cơm.

Món bánh tráng được phủ kín cá cơm đã ngắt đầu, lọc sạch xương, có thể nướng hoặc cắt nhỏ chiên cùng dầu ăn. “Làm để dành cho mấy ông chồng lai rai với nhau, ngon lắm”, bác Hai gái nói với tôi.

Bánh tráng cá cơm. Ảnh: V.YẾN

Ngọt ngào mùa bắp

Những ngày này, nắng vàng ươm trải dài trên các con phố. Đó cũng là lúc các bà, các cô ở phường Lê Hồng Phong, xã Tịnh An (TP.Quảng Ngãi) chở theo những giỏ bắp luộc lỉnh kỉnh hai bên chiếc xe đạp đi bán dạo trên những tuyến đường, báo hiệu mùa bắp lại rộ về. Ở quê tôi, đây cũng là khoảng thời gian những vạt bắp trổ cờ trải dài các bãi bồi ven sông. Nhớ những ngày còn nhỏ, mùa bắp cũng là mùa tha hồ được thưởng thức những món ăn dân dã, hấp dẫn như bắp luộc, chè bắp, ram bắp, canh bắp. Thú vị nhất có lẽ là những buổi chiều quạt than nướng bắp, tỏa hương thơm lừng cả một góc xóm...

Ngày trước, người trồng bắp thường chờ đến khi bắp già khô mới thu hoạch để bán hạt. Chỉ riêng những hàng bắp phía ngoài “còi cọc” hay những đoạn cây bắp trồng dày quá mới được “tỉa” bớt lúc bắp còn non. Bắp non dùng để chế biến ngon nhất khi chỉ vừa cứng hạt, bấm nhẹ ngón tay vào hạt có những giọt sữa bắp đượm ra. Nhớ những buổi chiều đi học về, chạy vào gian bếp có nồi bắp luộc sẵn, chỉ cần giở nắp vung ra, hương bắp tỏa ra thơm lừng. Rồi vội gắp trái bắp còn bốc khói nghi ngút, vừa thổi vừa ăn, cắn hạt bắp mềm dẻo ngọt ngập răng. Đã nhất là khi ăn xong, chúng tôi được thưởng thức ly nước bắp luộc có vị ngọt nhẹ tự nhiên.

Bắp nướng là món ăn dân dã, thú vị của nhiều người từng sinh ra ở nông thôn. ẢNH: HUỲNH THẢO

26 thg 4, 2021

Giữ gìn hương vị kẹo dừa đường muỗng

Nghề làm kẹo dừa đường muỗng một thời hưng thịnh, nay đã bị mai một. Dẫu nghề không mang lại thu nhập như xưa, nhưng suốt mấy chục năm qua, bà Trịnh Thị Sanh, ở thôn An Thạch, xã Phổ An (TX.Đức Phổ), vẫn gắn bó và giữ gìn hương vị kẹo dừa đường muỗng thơm ngon.

Đường muỗng là loại đường được nấu từ nước ép cây mía và cho kết tủa trong các muỗng bằng đất nung. Bà Trịnh Thị Sanh cho biết: Lúc nhỏ, hằng ngày tôi đều nhìn bố mẹ làm kẹo dừa đường muỗng, đến năm hơn 10 tuổi thì đã biết cách làm kẹo, sau đó mang kẹo ra chợ bán.

Hằng ngày, bà Trịnh Thị Sanh vẫn làm và bày bán kẹo dừa đường muỗng. ẢNH: H.THU

Nhớ mùa đào lộn hột xưa

Nhiều năm trở về trước, đào lộn hột (còn gọi là cây điều) được trồng khắp các miền quê. Nhưng rồi, những rừng điều cũng dần được thay thế bằng những loại cây đem lại giá trị kinh tế khác. Những quả đào sặc sỡ, mọng nước trở thành hương vị của ký ức, gắn với kỷ niệm xưa của nhiều người.

Một buổi trưa nắng gắt ngồi lướt Facebook, vô tình thấy được một bài rao bán đào lộn hột. Hồi ức tuổi thơ với những buổi trưa hè tìm hái đào như hiện lại ngay trước mắt tôi.

Ngày đó, ở Phổ Cường (Đức Phổ) quê tôi mỗi nhà đều có ít nhất vài cây đào lộn hột. Đào dễ trồng, ít phải chăm bón nên đặc biệt thích hợp với vùng đất khô cằn quê tôi. Tết Nguyên đán qua đi, đến tháng 2 âm lịch hằng năm, khi tiết trời ấm dần cũng là lúc cây đơm bông kết trái. Dẫu không ngọt ngào, dễ ăn như những loại trái cây khác nhưng đào lộn hột lại có sức hấp dẫn vô cùng. Để rồi khi hè đến, lũ trẻ chúng tôi lại háo hức trước những chùm đào căng mọng, treo lủng lẳng trên cành.

24 thg 3, 2021

Đá Mài một thuở...

Gần nửa thế kỷ trước, ngọn núi mang tên Đá Mài tọa lạc ở phía tây xã Bình Long (Bình Sơn) từng nhộn nhịp người đào, đục đá đêm ngày. Qua đôi bàn tay khéo léo “cắt, gọt” của người thợ đá, những viên đá mài từ ngọn núi này đã theo các thương nhân đi khắp các tỉnh, thành trong cả nước. Ấy vậy mà dần dà về sau, khi những dụng cụ mài dao, rựa... hiện đại xuất hiện ngày càng nhiều, cũng là lúc những viên đá mài và núi Đá Mài dần rơi vào lãng quên.

Một thời rộn rã

Lục lại ký ức trở về những năm 80 của thế kỷ trước, cụ ông Đặng Sơn Cổ, ở thôn Long Bình, xã Bình Long (Bình Sơn) bồi hồi kể: “Núi Đá Mài ngày xưa là nơi “kiếm cơm” cho mấy trăm gia đình ở đất Bình Long này. Ngày ấy, chưa có tuyến đường nhựa Bình Long - Trà Bồng, cũng chưa có đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi đi ngang qua núi Đá Mài; chúng tôi lên núi bằng cách đi men theo đường ruộng và đường mòn. Người thì đào hầm đục đá, người thì mang quang gánh để gánh đá từ núi xuống và bán cho các thương lái chờ sẵn bên dưới. Nhộn nhịp và rộn ràng lắm”.

Núi Đá Mài giờ có đường giao thông xẻ qua, lộ ra những phiến đá mài phơi sắc tím ở khắp nơi. Ảnh: Ý THU

Tứ giang xứ Quảng

Nhắc đến Quảng Ngãi, nhiều người vẫn hay nhớ về miền Ấn - Trà, với ngọn núi Thiên Ấn và dòng sông Trà Khúc, cùng với các dòng sông Trà Bồng, sông Vệ, sông Trà Câu, là bốn dòng sông lớn ở xứ Quảng.

Những dòng sông bắt đầu từ đâu?

Có rất nhiều câu chuyện về các dòng sông, mà chỉ riêng thượng nguồn của dòng sông đã là câu chuyện dài, thú vị. Những con sông được hợp thành từ nhiều nguồn nước, nên khó xác định nguồn gốc chính xác bắt đầu từ đâu, mà chủ yếu tìm hiểu về những hợp nguồn chính tạo nên. Theo Địa chí Quảng Ngãi, sông Trà Khúc là sông lớn có lượng nước dồi dào nhất so với các sông khác trong toàn tỉnh. Ở thượng nguồn sông, có ba nguồn nước chính hợp thành gồm sông Re, sông Rin, sông Xà Lò. Sông Trà giống như một cái cây có nhiều nhánh tẻ ở đầu nguồn. Công trình thủy lợi Thạch Nham bắc ngang dòng sông, đã mang nước tưới cho nhiều cánh đồng trong tỉnh, góp phần mang đến những vụ mùa bội thu.

Núi Ấn - sông Trà. ẢNH: LÊ VĂN THUẬN

23 thg 3, 2021

Nơi con sông chảy về với biển

Ở nơi con sông chảy về với biển, qua bao đời vẫn thế, mênh mông bát ngát mà rất đỗi hiền hòa, ôm ấp, chở che như lòng mẹ. Nơi đây con nước mặn - ngọt dung hòa, cởi mở như lòng người hướng ra biển lớn. Không chỉ ôm vào lòng cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, thơ mộng, nơi con sông chảy về với biển còn chứa đựng lịch sử lưu dấu qua nghìn năm.

Quảng Ngãi có 6 cửa biển: Sa Cần, Sa Kỳ, cửa Đại, cửa Lở, cửa Mỹ Á và cửa biển Sa Huỳnh. Mỗi cửa biển có một lịch sử và một vẻ đẹp riêng.

Một thuở bến Tam Thương

Bến Tam Thương gắn với vùng đất Ấn - Trà một thuở xa xưa tấp nập trên bến dưới thuyền. Chỉ nghe tên gọi “Tam Thương” đã thấy dạt dào thương nhớ...

Ngày nay, bến Tam Thương nằm trên trục đường chính nối dài với cầu Trà Khúc 2 (TP.Quảng Ngãi). Dù không sầm uất như những bến đò khác, nhưng nơi đây đã in đậm dấu ấn văn hoá, lịch sử một thời.

Lần tìm… “Tam Thương”

Ngày xưa, khi huyết mạch giao thông nối các miền quê là những dòng sông, thì các bến chợ là nơi ghi dấu bao câu chuyện đầu bờ cuối bãi. Tuổi thơ của bà Vương Thị Kim Loan (85 tuổi) ở tổ 3, phường Lê Hồng Phong (TP.Quảng Ngãi) đã gắn với bến Tam Thương, khi nơi đây được coi là chợ nổi.

21 thg 3, 2021

Phải lòng ẩm thực sông Trà

Thiên nhiên đã hào phóng ban tặng cho sông Trà Khúc những sản vật đồng quê ngon... phải biết. Và nhất là, với sự khéo tay, chăm chút của người dân nơi đây, những con bống, con don, thài bai... đã trở thành món ăn thơm ngon, khiến bao người say đắm. Để rồi những món ăn mang hương vị đậm đà của quê hương đã trở thành một phần ký ức không dễ gì quên được trong tâm thức của người xa xứ.

Về sông ăn cá, ăn don

Người Quảng Ngãi dù đi tận đâu với tháng rộng năm dài thế nào, cũng không dễ gì quên được những món ăn gắn liền với sản vật trên sông Trà Khúc là don, cá bống, cá thài bai kho tiêu.

Quầy bánh đúc ở chợ Gò - một ngôi chợ quê nằm bên bờ bắc sông Trà luôn nhận được sự yêu thích đặc biệt của thực khách. Ảnh: Ý Yên

Dòng sông chở nặng ân tình

Con sông quê hương đã chảy trong suối nguồn tâm tư ta từ thuở nhỏ, những bến sông lịch sử oai hùng, những bến sông bình dị... đều nặng nghĩa, nặng tình khiến ta nhung nhớ khôn nguôi.

Tôi vẫn luôn dành riêng một khoảng trống trong tim mình cho những ký ức ngày cũ neo đậu. Bởi lẽ dẫu có sống giữa phố thị phồn hoa thì tâm hồn tôi vẫn mãi hướng về làng quê yêu dấu. Tôi sinh ra ở miền quê thật yên bình, nơi có dòng sông Trà hiền hòa, chứa đựng biết bao giá trị văn hóa, lịch sử của quê hương Quảng Ngãi. Dòng sông tuổi thơ đã cho tôi vẫy vùng trong ánh nắng mùa hạ có phần chói chang với những đêm trăng vàng óng ánh cùng mái chèo sóng vỗ...

Buổi sáng trên sông Kinh. Ảnh: TẤN CƯ

Chảy mãi dòng sông đào

Nói rằng ở Quảng Ngãi có dòng sông đào, nhiều người lấy làm lạ. Nhưng có lẽ do quá quen thuộc, sông đào qua bao đời hiện hữu nên cứ ngỡ là dòng sông thiên nhiên kiến tạo. Dòng sông Bầu Giang uốn lượn, êm ái chảy trên địa phận huyện Tư Nghĩa đích thực là sông đào.

Thưởng ngoạn dọc dòng sông Bầu Giang mới thấy hết sự nên thơ, thú vị của dòng sông, dù đó là con sông đào. Đây là dòng sông mang nguồn nước mát tưới tắm cho những cánh đồng xanh tốt, cho hạt lúa căng tròn để nuôi lớn bao lớp người.

Dòng "huyết mạch"

Thật thú vị khi ngày xuân “mục sở thị” sông đào Bầu Giang. Hướng dẫn viên “bất đắc dĩ” của chúng tôi là Trưởng Chi nhánh Quản lý thủy nông số 3 huyện Tư Nghĩa Phan Sáu. Là dòng “huyết mạch” làm hồi sinh những cánh đồng nứt nẻ vì thiếu nước, giúp đảm bảo lương thực cho các hộ gia đình, con sông đào này minh chứng cho sự tài tình, chịu khó của người xưa.

Nguồn nước dòng sông đào Bầu Giang phục vụ tưới tiêu cho hàng trăm hécta ruộng đồng trên địa bàn huyện Tư Nghĩa. ẢNH: LÝ SƯƠNG