Hiển thị các bài đăng có nhãn Báo An Giang. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Báo An Giang. Hiển thị tất cả bài đăng

9 thg 8, 2022

Nồng nàn hương thị

Năm nào cũng vậy, khoảng giữa tháng 6 (âm lịch), nếu có dịp đến vùng Bảy Núi, bên cạnh rất nhiều loại đặc sản, mọi người sẽ được thưởng thức thêm một loại trái cây mang hương vị đặc biệt của núi rừng - trái thị. Có lẽ, vì cây thị chưa mang lại nhiều giá trị kinh tế như những cây trồng khác nên hiếm người trồng, người bán. Người tìm mua trái thị đa phần là để tìm về miền ký ức, với hương thơm như làm dịu cả đất trời.

Theo các bậc cao niên trong vùng, khoảng 10 năm trước, cây thị ở vùng Tri Tôn, Tịnh Biên còn nhiều, chủ yếu được trồng ở sâu trong phum, sóc hoặc ở trên núi, cách vài hộ là có nhà trồng từ 3-4 cây. Tuy nhiên, hiện nay số lượng cây thị của cả vùng Bảy Núi không còn nhiều như trước.

Châu Thị Tế và dấu ấn ở vùng đất biên cương

Là người đã giúp Thoại Ngọc Hầu bình định, phát triển vùng đất Châu Đốc - Núi Sam từ những ngày đầu mở cõi, bà Châu Thị Tế được người đương thời và hậu thế vinh danh bởi những đóng góp to lớn. Ngày nay, tên tuổi của bà vẫn còn lưu danh qua tên núi, tên làng và cả công trình thủy lợi tiêu biểu của vùng đất Nam Bộ mấy trăm năm qua: Kênh Vĩnh Tế.

Danh nhân mở cõi

Cùng với quá trình mở cõi đất phương Nam, Châu Đốc là nơi có bề dày lịch sử văn hóa hơn 260 năm hình thành và phát triển. Ngay từ thời khai hoang, Châu Đốc có một vị thế chiến lược đặc biệt quan trọng ở khu vực Tây Nam, với cái thế “tiền tam giang, hậu thất lĩnh”. Đây là vùng địa linh nhân kiệt, lưu giữ nhiều giá trị truyền thống, lịch sử, văn hóa và cũng là quê hương của nhiều bậc danh nhân, chiến sĩ yêu nước và nhân sĩ trí thức nổi tiếng. Trong đó, bà Châu Thị Tế, nhất phẩm phu nhân của ông Thoại Ngọc Hầu, đã góp công lớn trong việc phò giúp chồng đào kênh nối Châu Đốc - Hà Tiên trong giai đoạn 1819-1824. Khi hoàn thành, công trình này được vua Gia Long vinh danh đặt tên là Vĩnh Tế Hà và cho khắc trên Cao Đỉnh của triều Nguyễn đặt tại sân Thế Miếu ở kinh đô Huế.

4 thg 8, 2022

Về biên giới thưởng thức cá đồng

Cuối tháng 6 (âm lịch), những chợ cá ở khu vực giáp biên bắt đầu xuất hiện một số loại cá đồng mùa lũ. Với dân quê, cá đồng trở thành một phần trong cuộc sống và với du khách, đó là cái vị thân thương, chân chất của một miền Tây nắng sớm mưa chiều.

Chờ mùa cá đến

Sang tháng 6 (âm lịch), chợ Tha La vẫn chưa phong phú các loại cá đồng. Với dân quê, cá đồng là món quà của lũ, nên họ tranh thủ đi chợ từ khi mặt trời còn chấp chới vài tia nắng đầu tiên. Do nước lũ mấy năm qua luôn trái tính trái nết, nên sản lượng cá đồng không còn phong phú như xưa. Chỉ thấy quanh quẩn mấy con cá dảnh, mè vinh, cá lăng… hay xuất hiện ở chợ.

27 thg 7, 2022

Về biên giới thưởng thức cá đồng

Cuối tháng 6 (âm lịch), những chợ cá ở khu vực giáp biên bắt đầu xuất hiện một số loại cá đồng mùa lũ. Với dân quê, cá đồng trở thành một phần trong cuộc sống và với du khách, đó là cái vị thân thương, chân chất của một miền Tây nắng sớm mưa chiều.

Chờ mùa cá đến

Sang tháng 6 (âm lịch), chợ Tha La vẫn chưa phong phú các loại cá đồng. Với dân quê, cá đồng là món quà của lũ, nên họ tranh thủ đi chợ từ khi mặt trời còn chấp chới vài tia nắng đầu tiên. Do nước lũ mấy năm qua luôn trái tính trái nết, nên sản lượng cá đồng không còn phong phú như xưa. Chỉ thấy quanh quẩn mấy con cá dảnh, mè vinh, cá lăng… hay xuất hiện ở chợ.

Khi được hỏi về chuyện mua bán ở chợ cá Tha La, một chị bạn hàng tặc lưỡi: “Mới giờ này, nên cá mắm chưa nhiều. Thiệt ra, mấy năm nước lớn thì tháng 6 (âm lịch) cá đồng cũng sung túc lắm rồi, nhưng cỡ 5 năm trở lại đây thì rất hiếm. Muốn có cá đồng ngon, chờ cuối tháng 7, đầu tháng 8 (âm lịch) thì ở chợ Tha La này mặt cá nào cũng có”.

Du lịch vườn trên núi

Ngoài mục đích trồng các loại cây ăn trái trên núi để phát triển kinh tế, thời gian gần đây, nhiều hộ dân đã khai thác lợi thế “vườn rừng” để phục vụ tham quan. Ở núi Dài thuộc địa phận xã Lê Trì (huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang), các nhà vườn đã đưa vào một số dịch vụ để “hút khách” tìm về núi theo nhiều mục đích khác nhau, như: Học hỏi mô hình, trải nghiệm nghỉ ngơi, họp mặt bạn bè cuối tuần… cùng với thưởng thức các món ăn, thức uống đi kèm.

Phải vượt đoạn đường ngoằn nghèo và những con dốc cao đến “nín thở” bằng xe gắn máy mới có thể lên những khu vườn trên núi Dài. Đó là cách nhanh nhất, phù hợp cho những người thích cảm giác hồi hộp và mạo hiểm. Giải pháp còn lại là đi bộ, vừa tham quan cảnh đẹp, vừa thử thách sức dẻo dai bản thân và do không phải lúc nào cũng có xe để lên núi.

14 thg 7, 2022

Thương hoài vị cà na

Trước đây, cây cà na được nhắc đến mỗi khi mùa nước nổi tràn đồng. Vốn là loại cây mọc tự nhiên, dọc theo bờ đê, con sông, mương, rạch nên cà na là loại trái cây quê. Tuy nhiên, hương vị cà na đậm đà, ai ăn rồi cũng thích. Đến nay, những món ăn được chế biến từ trái cà na được các bạn trẻ mê ăn vặt ưa chuộng, nên người dân trồng nhiều hơn.


Cà na là món quà quê mà thiên nhiên ban tặng cho người dân vùng sông nước. Cây cà na ra hoa trắng, phát triển tốt và hướng về phía mặt sông, trái ở phía này nhiều hơn so với trong bờ. Trái cà na có hình bầu dục, dài cỡ 2 lóng tay, khi già trái chuyển màu xanh đậm, vị chát, khi chín trái màu vàng nhạt, vị chua. Cây cà na thường được người dân trồng để be bờ giữ đất trong mùa lũ và hái trái kiếm thêm thu nhập. Cà na dễ trồng, không tốn nhiều công chăm sóc, đôi khi chỉ cần đặt nhánh cây đã chiết ra rễ, bón ít phân, chúng vẫn phát triển tốt. Cà na là món ăn dân dã với nhiều cách chế biến, như: Cà na đập, cà na ngào đường hay đơn giản cà na chấm muối ớt... Riêng, món mứt cà na hơi kỳ công một chút, nhất là phải nắm vững kỹ thuật sên mứt để không bị lợi đường.

“Săn” cá trên đồng

Theo lời hẹn trước, tôi đến thăm người bạn vốn là ngư dân ngụ bên bờ kênh Trà Sư (xã Nhơn Hưng, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang) trong mùa nước đổ. Vì quý người bạn đường xa, anh dẫn tôi đi “săn” cá đồng để có dịp sống trong không khí đồng quê và thưởng thức cái thú tiêu dao.


Tháng 6 (âm lịch), mặt nước kênh Trà Sư ngầu đỏ sắc phù sa. Mấy đám lục bình vô tư trôi theo con sóng nhỏ lăn tăn từ những chiếc vỏ lãi của dân câu lưới. Đến gặp anh Phan Thành Tâm khi mặt trời ló dạng qua đỉnh núi, chúng tôi ngồi đưa chuyện bên ấm trà nóng hổi. Dù mới lần đầu gặp mặt nhưng với cái chất hào sảng của dân miền Tây, anh Tâm xem tôi như người bạn thâm niên. Bởi thế, cuộc đời trôi nổi của anh cũng được chia sẻ dài theo mấy ly trà chan chát vị quê.

Mùa măng Bảy Núi

Những hạt mưa đầu mùa rớt xuống, vùng Bảy Núi dường như vươn mình tỉnh giấc sau những tháng ngày ngủ vùi trong nắng hạn, cây cối bắt đầu đâm chồi, chuẩn bị cho một vụ mùa mới. Bên cạnh nhiều loại trái cây đặc sản đơm hoa kết trái, cư dân ở vùng Bảy Núi lại rộn ràng chuẩn bị đón một mùa thu hoạch các loại măng - một sản phẩm đặc trưng của vùng.

Măng Mạnh Tông núi Cấm

Có 2 loại măng nổi tiếng ở vùng Bảy Núi phải kể đến là măng Mạnh Tông và măng tầm vong. Đây đều là những loại cây trồng đặc hữu, chịu được khô hạn nên phù hợp với điều kiện khí hậu ở xứ núi, gắn liền với đời sống người dân nơi đây. Cả tre Mạnh Tông và tầm vong thường được người dân canh tác trên đất núi, trồng dưới tán rừng, dọc theo sườn đồi… vừa có tác dụng giữ đất, vừa giúp cư dân địa phương có thêm thu nhập từ nguồn măng thu được mỗi khi vào mùa.

Uy nghi Tổ đình Phi Lai

Với lối kiến trúc độc đáo, thêm vào đó là không gian trong lành, tĩnh lặng… Tổ đình Phi Lai (xã Núi Voi, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang) đã trở thành biểu tượng tâm linh, tín ngưỡng của người dân địa phương và du khách gần xa. Đây còn là ngôi chùa lưu dấu của bậc cao tăng có nhiều công lao trong công cuộc chấn hưng Phật giáo…

Tổ đình Phi Lai với lối kiến trúc độc đáo

13 thg 6, 2022

Vùng đất nhiều tài năng văn học - nghệ thuật

Không chỉ là quê hương của Chủ tịch Tôn Đức Thắng, An Giang còn được biết đến là nơi xuất thân của những nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu, soạn giả, nghệ sĩ, ca sĩ… nổi tiếng cả nước.

Đời sống văn học nghệ thuật trên địa bàn tỉnh An Giang ngày càng phát triển

Lên điện Cây Quế

Theo chân đoàn trekking núi Cấm lên thăm điện Cây Quế, tôi khá thích thú khi được trải nghiệm phong cảnh nơi này. Với tầm nhìn thoáng đãng cùng huyền tích linh thiêng, điện Cây Quế luôn mang lại cho du khách ấn tượng khó quên.

Điện Cây Quế tọa lạc trên vồ đá cheo leo, hùng vĩ của núi Cấm

Nhiếp ảnh gia kỳ tài Nguyễn Thế Đoàn

Vùng đất An Giang xuất hiện nhiều nhà chính trị lớn, các văn nghệ sĩ vang danh, trong đó có nhà quay phim, nhiếp ảnh gia kỳ tài Nguyễn Thế Đoàn - người đầu tiên quay phim về Bác Hồ.


Ngày nay, chúng ta được xem những thước phim, bức ảnh về sinh hoạt đời thường của Bác Hồ, như: Tập võ, tập thể dục, tắm bên suối, đánh bóng chuyền, thăm nông dân, đi thăm đồng, kiểm tra kho vũ khí, cưỡi ngựa đi công tác, giảng bài hay tham dự Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II tại Việt Bắc…

Thắng cảnh mới trên vùng đất Thoại Sơn

Dù mới chính thức khánh thành, đưa vào hoạt động nhưng Thiền viện Trúc Lâm An Giang (thị trấn Núi Sập, huyện Thoại Sơn) đã nhanh chóng chiếm sóng “check-in” của nhiều bạn trẻ vì sở hữu khung cảnh tuyệt đẹp, tạo dấu ấn khó phai.


Với lối kiến trúc thể hiện văn hóa đặc trưng của Phật giáo và văn hóa vùng sông nước, giao thoa với lối kiến trúc của các triều đại Việt Nam, lại được xây dựng trên địa thế núi non hữu tình, Thiền viện Trúc lâm An Giang đã góp phần thu hút du khách thập phương đến chiêm bái, tham quan, làm nên sức hấp dẫn của vùng đất Thoại Sơn.

27 thg 5, 2022

Mùa trâm lộc của trời

Đến hẹn lại lên, khi tiết trời chuyển sang hè, mấy cơn mưa đầu mùa ghé qua, ấy là lúc những trái trâm chín rộ. Mùa trâm còn được nhớ đến qua bài đồng dao quen thuộc: “Trời mưa lâm râm. Cây trâm có trái. Con gái có duyên…” văng vẳng suốt thời thơ ấu của rất nhiều người.

Mùa này, trâm mọc tự nhiên theo các tuyến đường; trâm chín bày bán khắp chợ, từ thành thị đến nông thôn. Loại trái vừa bình dân, vừa mang giá trị “đặc sản” của tuổi thơ, bởi ngày xưa bẻ ăn thoải mái, đâu ai mua - bán như bây giờ…

Giữa phố thị đông đúc, một rổ trâm cũng đủ làm điểm nhấn, khiến người đi đường đang lướt xe vội phải ngoái nhìn. Cái màu tím lịm nổi bật, từng trái no tròn căng bóng chẳng lẫn vào đâu được. Hình ảnh đó khơi gợi cảm giác chua chua, ngọt ngọt, kèm theo chén muối ớt giã nhuyễn khi thưởng thức. Mùi vị của trâm được gói ghém vào ký ức của người đam mê quà vặt quê nhà, hễ nhắc tới là thèm thuồng.

Trái cây mùa mưa Bảy Núi

Khi những cơn mưa đầu mùa xuất hiện, cũng là lúc các loại đặc sản, như: Bơ sáp, dâu, hồng quân, trâm rừng, mãng cầu ta… thương hiệu Bảy Núi vào mùa chín rộ.

8 thg 5, 2022

Sắc tím của rừng!

Tháng 4, những cơn mưa theo mây tưới mát núi rừng. Bảy Núi chuyển mình với màu xanh mướt mắt và xen lẫn sắc tím của những cây bằng lăng rừng trổ bông. Với người mộng mơ, mùa bằng lăng rừng bao giờ cũng ẩn chứa nét đẹp riêng, làm nên vẻ thơ mộng của Bảy Núi sau những ngày nắng cháy.

Vẻ đẹp của rừng

Bước vào mùa mưa, Bảy Núi dịu mát hơn, màu xanh dần bao phủ từ đồng bằng lên đỉnh non cao. Dọc theo những con đường nhựa chạy loanh quanh qua mấy cánh rừng, lòng người như lạc vào chốn hoang sơ, khi nghe tiếng ve kêu ra rả trên cành. Bất chợt, tôi nhận ra bức tranh thơ mộng của vùng Bảy Núi, với những đóa bằng lăng bát ngát trên triền dốc xa xa, đánh thức vẻ đẹp miên man của núi, của rừng.

Nghề chở khách sang sông

Phà Trà Ôn trên dòng sông Hậu (TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang) hàng ngày tấp nập người qua lại. Giờ cao điểm, hành khách chen chúc chờ phà cập bến. Để đáp ứng nhu cầu đi lại của hành khách, đội ngũ thuyền trưởng thay phiên nhau lái phà ngược xuôi, ngày lẫn đêm.

Phà Trà Ôn trực thuộc Xí nghiệp phà An Hòa (Công ty Cổ phần Phà An Giang). Tính chất công việc đặc thù, nên giờ giấc làm việc của người lái phà khá sít sao. Mỗi bến chia làm 3 kíp trực, mỗi kíp trực làm việc 12 tiếng liên tục; 3 kíp xoay vòng, thay phiên nhau trực 24/24 giờ, bất kể ngày lễ, Tết, ngày nghỉ... Cứ đúng ca trực là họ đi làm.

Ca làm việc ban ngày bắt đầu từ 6 giờ sáng, kết thúc lúc 18 giờ. Ca làm việc đêm bắt đầu từ 18 giờ, kết thúc vào 6 giờ sáng hôm sau. Tùy vào quy mô của từng bến, công ty phân công loại phà cụ thể để phục vụ hành khách. Bến phà Trà Ôn được bố trí 4 chiếc phà, tải trọng 30 tấn/chiếc, 1 chiếc tải trọng 60 tấn. Mỗi phà do 2 người phụ trách (1 thuyền trưởng và 1 máy trưởng).

24 thg 4, 2022

Thốt nốt mùa “kết mật”

Những tháng mùa nắng, khi vạn vật co cụm dưới cái nóng như thiêu đốt của đất trời thì cây thốt nốt lại bước vào mùa “kết mật”. Đó là thời điểm những dòng nước ngọt kết tinh từ cái nắng, cái gió của miệt Thất Sơn rỉ ra từ bông cây thốt nốt và được người dân mang về chế biến thành đặc sản nổi danh.

Đường thốt nốt ở vùng Bảy Núi luôn có vị thơm ngon đặc trưng

Những danh thần mở cõi đất An Giang

Để tạo nên vùng đất An Giang trù phú và phát triển như ngày nay, có công lao rất lớn của các bậc tiền nhân, danh thần từ thời mở cõi, khai hoang, lập làng cho đến đấu tranh giành độc lập dân tộc. Họ là những người xả thân vì nước, vì dân, công lao được muôn đời sau ngưỡng vọng.

Nguyễn Hữu Cảnh

Năm Minh Mạng thứ 13 (1832), vua Minh Mạng chia trấn Vĩnh Thanh thành 2 tỉnh An Giang và Vĩnh Long (2 trong 6 tỉnh đầu tiên ở Nam Kỳ, tức Nam Kỳ lục tỉnh), tỉnh An Giang chính thức thành lập. Tuy nhiên, vùng đất An Giang đã có công khai phá của các bậc tiền nhân từ trước. Trong đó, Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh được ghi nhận là “người đầu tiên có công khai mở vùng đất An Giang” (theo sách Kỷ lục An Giang 2009).

Nguyễn Hữu Cảnh (1650-1700), tước Lễ Thành hầu, là một danh tướng thời chúa Nguyễn Phúc Chu. Ông được xem là vị tướng mở cõi Nam Bộ với việc xác lập chủ quyền cho người Việt tại vùng đất Đồng Nai, Gia Định vào năm 1698 (1 trong 5 trấn của Gia Định lúc bấy giờ là Vĩnh Thanh, sau tách thành tỉnh An Giang và Vĩnh Long). Kể từ thời điểm đó, miền đất này chính thức trở thành một đơn vị hành chính trực thuộc lãnh thổ Đại Việt, tức Việt Nam ngày nay.

Niệm sư từ trong khuôn viên Trường THPT Chuyên Thoại Ngọc Hầu

11 thg 4, 2022

Chuyện của bằng lăng

Thuộc địa phận thị trấn Phú Hòa (huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang), quán cháo của chị Sáu nằm trên đoạn đường văng vắng. Người qua kẻ lại mấy khi để ý quán nhỏ xíu, khuất sau hàng cây này. Tự nhiên vài tuần nay, quán của chị… nên thơ lắm, ai đi ngang cũng nhìn một chút. Dưới gốc bằng lăng, mấy bộ bàn ghế lúc nào cũng tim tím, phủ đầy hoa. Bóng mát của cây đủ rộng, đủ níu chân khách phương xa dừng lại, nương nhờ chút thảnh thơi giữa khoảng không xanh ngắt nắng trời.

Nồi cháo lòng ban sáng vừa kịp vơi theo độ gắt của nắng. Chị Sáu cũng bớt việc, trò chuyện cùng khách quen. Cuộc sống ở xứ nửa chợ nửa quê này, với phụ nữ trung niên như chị, có gì vui bằng chuyện con cái thành đạt, yên bề gia thất, ngày ngày trôi qua trong bình lặng. Chút tiền chợ của cả nhà trông vào nồi cháo chị đang vét cho gọn. Chỉ vậy thôi, chị không mong muốn gì hơn!