Hiển thị các bài đăng có nhãn Bà Rịa - Vũng Tàu. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bà Rịa - Vũng Tàu. Hiển thị tất cả bài đăng

11 thg 5, 2020

Trắng đêm ở chợ rau đầu mối

Không phải là chợ đêm, nhưng cứ 10 giờ tối, tiểu thương ở chợ Bà Rịa đã nhóm họp. Họ làm suốt đêm với những chuyến xe chở rau, trái cây từ các tỉnh, thành lân cận, các huyện trong tỉnh đưa về. Người dỡ hàng từ xe tải xuống, người bốc hàng ra xe kéo, rồi phân loại, cân kéo… Trên gương mặt mọi người ánh lên niềm hy vọng cho một ngày “buôn may bán đắt”.

Một nhóm người được thuê gọt rau, củ tại chợ Bà Rịa.

Ngay đầu cổng vào chợ Bà Rịa, những chiếc xe tải “cõng” trên mình hàng chục tấn cà chua, khoai tây, rau xanh… tấp vào đậu sát nhau. Ngay sau đó, “gánh nặng” này được “trút sang” đôi vai những người đàn ông to khỏe với những chiếc xe kéo đang chờ sẵn bên cạnh. Dưới ánh đèn neon sáng rực, những đôi tay căng vồng cơ bắp ra sức kéo chiếc xe hàng chất đầy những sọt rau về nơi tập kết. Những sọt cà chua chín đỏ, cà rốt, khoai tây, bắp cải, những sọt xoài, cam, thanh long… đầy ắp, tươi ngon, được tiểu thương tiếp tục chuyển xuống các xe kéo nhỏ, phân loại vào từng bao lưới chừng 10-20kg/bao. Sau đó, số hàng này được chuyển lên các xe ba-gác, xe máy chở về các chợ ở Bà Tô (Xuyên Mộc), Phước Hải (Long Điền), Đất Đỏ (huyện Đất Đỏ), chợ Vũng Tàu. Rau muống, rau bí, các loại cải… cũng được phân loại, cột thành từng bó, xếp gọn gàng vào các sọt tre, sọt nhựa gần đó. Phía trong chợ, một vài người phụ nữ đứng tuổi đưa tay nhẩm tính từng lô hàng. Tiếng nói cười, xì xào, ra giá, tiếng bước chân hối hả của tiểu thương, của đầu mối đến lấy hàng… nhộn nhịp, tất bật.

10 thg 5, 2020

Làng nghề đúc đồng Long Điền

Long Điền là một huyện nằm trên trục lộ 55 nối liền thành phố Bà Rịa, thành phố Hồ Chí Minh với huyện Xuyên Mộc và tỉnh Bình Thuận. Do vị thế thuận lợi, cách đây 300 năm, những người Việt trên con đường mở đất về phương nam đã chọn vùng đất trù phú này làm nơi an cư và lập nghiệp. Sự quy tụ được nhiều dân cư nhiều nơi về đây sinh sống đã làm cho thôn xóm trở nên đông đúc kéo theo là sự phát triển mạnh của các nghề nông, diên, ngư nghiệp và thương nghiệp, tiếp đó là hàng loạt các nghề tiểu thủ công nghiệp phục vụ những lĩnh vực này ra đời như nghề đóng ghe, nghề đục đá, nghề mộc, nghề làm bún… Đặc biệt là nghề đúc đồng tương đối phát triển. Nhiều sản phẩm bằng đồng của Long Điền đã nổi tiếng khắp thị trường miền tây Nam Bộ.
Nghề đúc đồng ở Long Điền có từ những năm 90 của thế kỷ XVII, đến nay đã được truyền qua nhiều đời. Không một dòng gia phả ghi chép lại và những người thợ đúc chuông cũng không ai biết xóm chuông có từ khi nào và ông tổ của làng nghề truyền thống này là ai. Đúc chuông đồng là một sáng tạo văn hoá độc đáo mang đậm chất dân gian truyền thống. Để có một sản phẩm hoàn chỉnh, người thợ đúc phải trải qua nhiều khâu, nhiều công đoạn như théc chuông, song sườn, vẽ hoa văn, tiết hoạ… Đúc đồng là nghề có một sức sáng tạo độc đáo với những hoa văn phức tạp trên sản phẩm mang đậm nét dân gian truyền thống đòi hỏi người thợ phải có cặp mắt tinh tường, đôi tay khéo léo và phải là những nghệ sỹ bậc thầy về âm thanh. "Quá khứ vàng son" của nghề là vào thời Chúa Nguyễn và thời nhà Nguyễn khi mà triều đình phong kiến còn tồn tại với sự phát triển mạnh của các đền miếu, chùa chiền,…

Nghệ nhân đang thao tác trên sản phẩm.

5 thg 4, 2020

Cổ vật trong tòa nhà hơn 120 năm tuổi

Tầng trệt của Bạch Dinh là nơi trưng bày những cổ vật từ con tàu Trung Hoa bị đắm trên vùng biển Côn Đảo cách đây 3 thế kỷ. 


Bạch Dinh xây dựng năm 1898, được người Pháp dùng làm nơi nghỉ dưỡng cho Toàn quyền Đông Dương. Công trình có tên gốc là Villa Blanche, dựa theo tên của con gái Toàn quyền Paul Doumer là bà Blanche Richel Doumer. Do màu sơn bên ngoài màu trắng nên người Việt quen gọi dinh thự này là Bạch Dinh.

Bạch Dinh tọa lạc trên một ngọn núi cao 27m so với mực nước biển. Tòa nhà có chiều cao 19m, rộng 15m, dài 28m, gồm ba tầng. Công trình xây bằng gạch, sơn màu trắng, mái lợp ngói đỏ mang nét kiến trúc của phong cách châu Âu thế kỷ 19. 

24 thg 11, 2019

Vũng Tàu - nơi biển xanh vẫy gọi

Là một trong những thành phố biển đẹp nhất Việt Nam, Vũng Tàu được xem là điểm đến du lịch hấp dẫn của du khách, với vẻ đẹp thiên nhiên cùng nhiều điểm du lịch thú vị, bờ cát trắng trải dài, nước biển trong xanh, không khí mát lành. 

Cách trung tâm TP Hồ Chí Minh khoảng 110 km về phía Đông, Vũng Tàu có đường bờ biển trải dài 20km, nằm nhô hẳn ra khỏi đất liền như một dải đất. Nơi đây có rất nhiều bãi biển sạch và đẹp, quanh năm thu hút đông đảo khách du lịch.

Được mệnh danh là bãi biển đẹp nhất Vũng Tàu, Bãi Sau (còn gọi là Bãi Thùy Vân) bốn mùa phẳng lặng với làn nước trong xanh, mát rượi và những con sóng dịu êm. Vẻ đẹp hài hoà của thiên nhiên giữa những rừng phi lao cổ thụ, rừng dương xanh ngút ngàn với màu trắng của những đồi cát, màu xanh trong vắt của biển cả, khiến Bãi Sau trở nên vô cùng hấp dẫn.

Nếu như Bãi Sau mang trong mình vẻ đẹp hiền hòa, thì Bãi Trước lại đẹp theo một cách khác sôi động hơn, mang đậm trong mình hơi thở của cuộc sống phồn hoa sung túc. Bãi Trước còn có tên gọi là Bãi Tầm Dương, nằm ở hướng Tây Nam của biển Vũng Tàu. Nhìn từ trên cao, đường bờ biển hiện lên mang hình dáng của mảnh trăng khuyết, lưng tựa vào đất liền, hai đầu mảnh trăng là hai ngọn núi Tương Kỳ và núi Tao Phùng. 

Vẻ đẹp hài hòa của Bãi Sau.

15 thg 10, 2019

Đóng đáy trên biển Vũng Tàu

Dạo bước trên bãi biển Vũng Tàu du khách sẽ ấn tượng với những chiếc chòi được ngư dân xây dựng cách bờ biển khoảng chừng 1 km để làm nghề đóng đáy. Chúng tôi theo chân những ngư dân ra biển để khám phá nghề đóng đáy độc đáo có từ lâu đời. 

Theo chân anh Nguyễn Văn Bằng ra đóng đáy, thuyền đưa chúng tôi tiến sát vào hàng dây chăng giữa giàn đáy. Những cột bê tông to như cột nhà, được chằng chéo cả chục sợi dây, ghim chặt xuống đáy biển. Nối các cột là những hàng dây thừng căng cứng, ở giữa có ghép lưới vây kín khẩu đáy. Anh Bằng chia sẻ: “Gia đình có truyền thống nghề biển. Năm 1968, thấy người dân địa phương làm nghề đóng đáy nhiều nên ông cũng làm theo”. Hiện anh Bằng có ba giàn đáy, 18 nhân công và 2 thuyền chuyên chở. Giàn đáy nhỏ nhất chi phí xây dựng gần 200 triệu đồng. Nghề đóng đáy làm được quanh năm. Ba giàn đáy của anh Bằng thu được khoảng 100 triệu đồng/ tháng.

Được biết, nghề đóng đáy ở Vũng Tàu là nghề cha truyền, con nối. Nghề này được ngư dân vùng biển phía Nam Việt Nam nghĩ ra để đánh bắt thủy sản. Khu vực đóng đáy nằm ở những chỗ có mức nước sâu từ 15 - 16m, người ta đặt những cây cột gỗ hoặc bê tông từ 17 – 18 mét xuống lòng biển.

Người dân Tp. Vũng Tàu có một nghề truyền thống hết sức độc đáo đó là nghề đóng đáy. Ảnh: Tất Sơn

19 thg 8, 2019

Hoài cổ giữa Hồ Tràm

Hồ Tràm Beach Boutique Resort & Spa là nơi thu hút sự quan tâm đặc biệt của du khách trong và ngoài nước nhờ nét kiến trúc cổ xưa cùng những giá trị văn hoá Việt đặc sắc được thể hiện rõ nét ở từng không gian trang trí. 

Nằm cách thành phố Vũng Tàu khoảng 30km, Hồ Tràm Beach Boutique Resort & Spa trải dọc trên bờ biển hoang sơ ngập tràn nắng và gió của xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc, thành phố Bà Rịa-Vũng Tàu. Với diện tích 80.000 m², được thiết kế theo hướng hoài cổ, đây là nơi gợi cho du khách những ký ức về một thuở xa xưa.

Với màu sắc chủ đạo là hai tông nâu và vàng, tổng thể khu nghỉ dưỡng toát lên sự gần gũi, thân quen. Với hệ thống phòng được thiết kế chủ yếu theo phong cách: phòng hướng vườn, phòng sang trọng, phòng hướng biển và phòng Beach front bungalows, khu nghỉ dưỡng có tổng cộng 87 phòng ngủ, xây dựng bằng chất liệu gỗ, kết hợp cùng mái ngói đỏ thẫm. Các phòng đều được thiết kế tràn ngập ánh sáng, với trần nhà cao, phòng tắm mở nhằm tạo cho căn phòng rộng hơn cũng như đón được nhiều ánh sáng hơn. Ngoài ra, mỗi phòng đều có ban công riêng biệt với một góc nhìn rất lãng mạn.

Một góc hoài cổ của Hồ Tràm Beach Boutique Resort & Spa.

23 thg 7, 2019

Độc đáo ngôi nhà úp ngược

Với kiến trúc độc đáo, ngôi nhà úp ngược ở Thành phố Vũng Tàu không chỉ là nơi hẹn hò để thưởng thức cà phê, thư giãn mà còn là nơi tạo ra những bức ảnh độc đáo và lạ mắt, gây ấn tượng khá mạnh với du khách, nhất là các bạn trẻ. 

Mô hình nhà úp ngược không còn xa lạ trên thế giới và đã xuất hiện ở Việt Nam vài năm gần đây. Sau Up Cafe ở Thành phố Hồ Chí Minh, ngôi nhà úp ngược ở Vũng Tàu tiếp tục khiến nhiều du khách tò mò.

Nằm ở số 66 đường Cô Giang, phường 4, nhà Úp Ngược kết hợp giữa mô hình quán cà phê và studio chụp ảnh. Studio gồm tất cả 7 phòng và đều có cách bày trí khác nhau. Các vật dụng và nội thất ở mỗi phòng đều giống như một ngôi nhà thông thường, nhưng tất cả đều treo ngược, trông vô cùng lạ mắt.

Tủ lạnh, máy giặt, giường ngủ...tưởng chừng chỉ có thể nằm chễm chệ trên sàn, thì ở đây tất cả lại được treo lơ lửng hoặc cố định trên trần nhà. Những đồ vật này đã được dính chặt vào trần nhà bằng hệ thống keo dán, đinh và ốc vít rất chắc chắn, an toàn.

Nhà Úp Ngược tọa lạc tại số 66 đường Cô Giang, Phường 4, Tp. Vũng Tàu.

1 thg 7, 2019

Tượng Chúa Giêsu lớn nhất Châu Á tại Vũng Tàu

Với chiều cao 32m, sải tay rộng 18.4m tượng Chúa Kitô Vua được xác lập kỷ lục “Tượng chúa Kito lớn nhất châu Á”. Đây là điểm tham quan không thể bỏ qua tại thành phố Vũng Tàu. Du khách có thể chiêm ngưỡng tượng Chúa Kitô Vua từ mọi hướng trong thành phố. Nhưng tuyệt vời nhất vẫn là lên đỉnh Núi Nhỏ, đến chân tượng và đi theo cầu thang bên trong lên đài quan sát ở hai bên vai tượng để ngắm toàn cảnh thành phố và bờ biển bao quanh. 

Tượng Chúa Kitô Vua được khởi công xây dựng từ đầu những năm 1972 nhưng do nhiều tác động của các yếu tố bên ngoài nên công trình đã bị tạm ngưng và dịch chuyển vị trí xây dựng, mãi đến năm 1994 mới chính thức khánh thành.

Tọa lạc trên đỉnh Núi Nhỏ, ở độ cao 167m so với mực nước biển, mới đầu Tượng Chúa có thiết kế khác so với bức tượng hiện nay, nhưng do công trình được xây dựng ở vị trí khác cao hơn, khí hậu phức tạp, đòi hỏi phải có một thiết kế có kết cấu và quy mô vững chắc nên bức tượng đã được thay đổi thành thiết kế như ngày nay.

Tượng Chúa Kitô Vua như một ngọn tháp canh thu vào tầm mắt du khách toàn bộ cảnh quan của thành phố Vũng Tàu. Ảnh: Công Đạt

Nhìn từ đài quan sát bên vai tượng Chúa, xa xa bên tay phải là Mũi Nghinh Phong, bên trái là đảo Hòn Bà. Ảnh: Công Đạt

Tượng Chúa Kitô Vua hướng ra biển Vũng Tàu. Ảnh: Công Đạt

Bên trong tượng là cầu thang xoắn ốc gồm 133 bậc, từ chân lên đến hai vai của tượng chúa. Ảnh: Công Đạt

Dưới chân tượng chúa có di tích "Trận địa pháo cổ" núi Nhỏ, là công trình quân sự do thực dân Pháp xây dựng cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Ảnh: Thông Hải 

Đường đi đến Tượng Chúa rất thuận tiện, du khách có thể đến Bãi Sau đi dọc đường Thùy Vân đến mũi Nghinh Phong hoặc đi đường Hạ Long từ bãi trước đến mũi Nghinh Phong (Tượng Chúa nằm gần mũi Nghinh Phong), dưới chân Tượng chúa có bãi đỗ xe dành cho ô tô và xe máy rất rộng rãi. Muốn đến được Tượng Chúa, du khách gửi xe dưới chân núi leo bộ qua khoảng gần 1.000 bậc đá, hai bên là cây cối xanh mát, thoang thoảng hương thơm của hoa sứ. Dọc đường lên núi có khá nhiều điểm nghỉ chân mát mẻ và thông thoáng có thể ngắm một phần của biển cả mênh mông.

Tượng Chúa có chiều cao 32 mét được đặt trên bệ khối chạm hình Chúa và 12 tông đồ, chiều dài hai cánh tay là 18,4 mét. Bên trong tượng là cầu thang xoắn ốc gồm 133 bậc, chạy từ bệ lên cổ Tượng, trong lòng tượng có thể chứa được 100 khách tham quan cùng một lúc. Vật liệu để xây dựng Tượng Chúa hầu hết lấy từ trong nước như: cát, sỏi khai thác ở sông Đồng Nai; đá cẩm thạch lấy từ hòn Non Nước Đà Nẵng. Vì xây dựng ở vị trí cao nên việc vận chuyển hàng ngàn tấn vật liệu lên đỉnh núi rất khó khăn, cộng thêm việc đào móng cũng vất vả không kém vì trên đỉnh núi là hệ thống địa đạo bê tông được xây dựng rất chắc chắn dưới thời Pháp thuộc.

Ngày 18 tháng 01 năm 1993, Tượng Chúa Kitô Vua được công nhận là di tích lịch sử - văn hoá cấp quốc gia. Với thiết kế độc đáo và quy mô hoành tráng, ngày 15 tháng 05 năm 2006, Trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam và Công ty Văn hóa Đầm Sen đã trao cho bức tượng này kỷ lục là "Tượng chúa Giêsu lớn nhất Việt Nam. Ngày 9/1/2012, Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam (VietKings) đã chính thức công bố 10 sự kiện của kỷ lục Việt Nam năm 2012, trong đó "Tượng Chúa Kitô Vua (Vũng Tàu)" được xác nhận là "Tượng Chúa Kitô lớn nhất”.

Muốn lên tượng Chúa, du khách phải trải qua hàng trăm bậc thang đá. Ảnh: Thông Hải

Đường lên tượng Chúa như một thử thách cho những ai muốn chinh phục. Ảnh: Thông Hải

Du khách thích thú với quang cảnh bên dưới chân tượng chúa. Ảnh: Thông Hải

Du khách chụp ảnh, nghỉ ngơi và thưởng lãm cảnh quan dưới chân tượng. Ảnh: Thông Hải

Bậc thang đá dẫn lên chân tượng chúa, xa xa là Mũi Nghinh Phong, một địa điểm du lịch nổi tiếng của Vũng Tàu. Ảnh: Thông Hải

Phong cảnh hữu tình của thành phố biển Vũng Tàu nhìn từ vai tượng chúa Kito. Ảnh: Công Đạt

Quang cảnh đẹp lộng lẫy của thành phố biển Vũng Tàu. Ảnh: Thông Hải 

Nếu bạn lần đâu tiên đến với địa điểm này thì chắc chắn sẽ rất bất ngờ khi được chiêm ngưỡng một bức tượng Chúa cao lớn, uy nghiêm với nét mặt nhân từ đang dang rộng cánh tay hướng mặt ra biển. Trong lòng Tượng có cầu thang xoắn ốc sẽ đưa du khách lên đến vị trí cổ Tượng và đi ra hai cánh tay Tượng. Các du khách tới đây đều chia sẻ cảm giác ấn tượng đặc biệt khi ngắm toàn cảnh thành phố biển Vũng Tàu từ bên trong hai cánh tay của Tượng. Du khách thu vào tầm mắt toàn bộ thành phố Vũng Tàu với những bãi biển dài bằng phẳng, những con đường, khu dân cư như được thu bé lại từ trên cao hay nhìn về biển trời bao la, tận hưởng gió trời và lưu lại những bức hình độc đáo và đáng nhớ.

Tượng Chúa Kitô Vua mở cửa đón khách từ lúc 7h sáng đến 5h chiều và không thu phí. Khi đi tham quan tượng du khách cần nhớ chọn trang phục lịch sự, nên lựa chọn giày dép phù hợp có thể đi bộ thoải mái để leo lên các bậc đá cao.

Thực hiện: Công Đạt - Thông Hải

Thanh mát gỏi cá Đục

Nhắc đến đặc sản tươi ngon đến từ vùng biển Bà Rịa - Vũng Tàu thì món gỏi cá đục là món ăn nổi tiếng nhất vì cách làm món này khá đơn giản, chế biến nhanh chóng nhưng lại có vị rất thanh mát và thơm ngon. Đây cũng là món được rất nhiều bà nội trợ ở Bà Rịa - Vũng Tàu lựa chọn để đặt trong mâm cơm của gia đình.

Cá đục được biết đến với đặc điểm sống quanh năm ở vùng biển, thịt cá săn chắc, có màu trắng ngần và có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon khác nhau như kho tiêu, rim, nướng… Tuy nhiên, để thưởng thức một cách trọn vẹn hương bị thơm ngọt đặc trưng của loại cá này, phải kể đến là món gỏi cá đục.

Tại các quán ăn ở khu vực Hồ Tràm, đĩa gỏi cá đục thơm lừng luôn đem đến sự thích thú cho người ăn vì dường đây là món kích thích khá mạnh khứu giác và vị giác của các “tín đồ gỏi cá”. Với những người mới đầu thưởng thức sẽ thấy e dè vì đĩa gỏi cá trắng ngần. Tuy nhiên khi được chủ quán giải thích để có một đĩa gỏi cá ngon, cá được chọn luôn phải là những loại cá đục tươi, sau khi sơ chế sạch và an toàn, cá sẽ được cắt lấy phần thịt phi lê rồi ướp qua một lần nước cốt chanh … đây là công đoạn này giúp làm chín thịt cá một cách tự nhiên.

Đĩa gỏi cá Đục được bày biện, chế biến tại một quán ăn ở khu vực Hồ Tràm, Bà Rịa - Vũng Tàu. Ảnh: Nguyễn Luân 

6 thg 6, 2019

Giòn tan bánh khọt Vũng Tàu

Món bánh khọt là một trong những món ăn đặc sản của Vũng Tàu và đã được Tổ chức Kỷ lục Châu Á công nhận là một trong 12 món ăn Việt Nam có “giá trị ẩm thực châu Á”. 

Bánh khọt là loại bánh đặc trưng của Vũng Tàu nói riêng và người dân miền nam Việt Nam nói chung. Bánh được làm từ bột gạo hoặc bột sắn, có nhân được chiên lên cùng ăn kèm với rau sống, ớt tươi và chấm với nước mắm chua ngọt. Người ta có thể pha thêm một ít bột nghệ để bánh có màu vàng bắt mắt. Nhân bánh khá đa dạng, có thể là sò điệp, tôm tươi, thịt bằm, chả cá…thêm một ít mỡ hành hay chút ruốc, ăn kèm với các loại rau sống.

Cái tên bánh khọt cũng có sự lý giải hết sức thú vị. Theo người dân địa phương, trước kia, trong lúc làm bánh khi lóc bánh ra khỏi khuôn tạo ra tiếng kêu “khọt khọt” (bởi bánh khi chín rất giòn) nên từ âm thanh này chiếc bánh được đặt tên là bánh khọt. 

Bánh khọt được rải một lớp ớt bột đều trên bề mặt, tạo ra vị cay vừa miệng và màu sắc đẹp mắt.

28 thg 5, 2019

Đón gió tinh khôi trên làng nổi ở Vũng Tàu

Cách TP HCM 90km, cách trung tâm thành phố tỉnh lỵ Bà Rịa Vũng Tàu vài cây số, dưới chân những cây cầu hiện đại, là những làng cá bè nổi trên sông nước. Bất kỳ ai và lần nào đi qua đây, người ta cũng đều phải thảng thốt nhìn ra bát ngát các ngôi nhà bé xíu mọc lên trên bè cá trải dài trên mặt nước mênh mông.

Như những miếng ghép hình xinh xẻo, làng nổi Gò Găng, rồi làng nuôi cá bớp trên sông Chà Và cứ miên man trải ra hút hết tầm mắt. Đảo Gò Găng ba mặt giáp sông, một mặt giáp biển, người dân hầu hết sống bằng nghề làm muối và đánh cá.

16 thg 5, 2019

Chiêm ngưỡng những cây di sản Việt Nam ở Côn Đảo

Đến Côn Đảo, ngoài tham quan một số di tích như hệ thống nhà tù Côn Đảo, cầu tàu 914, sân bay Cỏ Ống, nghĩa trang Hàng Dương, nghĩa trang Hàng Keo,… du khách cũng không thể bỏ qua việc chiêm ngưỡng những cây cổ thụ ở đây như cây bàng, bằng lăng, thị rừng,… là những cây đã được vinh danh là cây di sản Việt Nam. 

Trong số những cây được vinh danh là cây di sản Việt Nam thì nhiều nhất là cây bàng. Theo giới thiệu, ở Côn Đảo có 53 cây bàng được Hội bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận là cây di sản Việt Nam.

Cụ thể, trên đường Tôn Đức Thắng có 19 cây, trên đường Lê Duẩn có 11 cây, Di tích trại Phú Hải (thuộc hệ thống Nhà tù Côn Đảo) có 8 cây, Di tích trại Phú Sơn (thuộc hệ thống Nhà tù Côn Đảo) có 7 cây, Di tích Nhà Chúa Đảo có 8 cây. 

7 thg 5, 2019

Đồi Con Heo - điểm ngắm toàn cảnh phố biển Vũng Tàu

Tọa lạc ngay Bãi Sau, đồi Con Heo có khung cảnh hoang sơ, có tầm nhìn xuống biển đảo và các con đường lớn. 

Nằm giữa TP Vũng Tàu, đồi Con Heo được biết đến như điểm đến mới của giới trẻ yêu thích khám phá, mạo hiểm. Từ đỉnh đồi này, du khách có thể ngắm được toàn cảnh thành phố: cung đường Thùy Vân với bờ biển trải dài một góc đường Hạ Long và đảo Hòn Bà giữa biển. 

24 thg 12, 2018

Lẩu cá đuối - món ai đi Vũng Tàu cũng đều muốn thử

Cá đuối không mấy phổ biến ở vùng biển phía nam nhưng làm nên đặc trưng ẩm thực của Vũng Tàu khiến nhiều người thích thú. 

Vũng Tàu cách TP HCM hơn 100 km. Đây là thành phố biển thu hút đông du khách mỗi dịp lễ, Tết. Bên cạnh những món hải sản phổ biến thường thấy, nơi này còn nổi tiếng với món lẩu cá đuối đã chục năm qua.

Lẩu cá đuối thường chấm cùng nước mắm nguyên chất mới ngon. 

2 thg 8, 2018

Độc đáo bánh khọt Vũng Tàu

Bánh khọt với lớp vỏ vàng ruộm, giòn cùng nhiều loại nhân khác nhau như tôm, sò, thịt, chả cá từ lâu đã nức tiếng gần xa, đốn tim thực khách khi tới phố biển Vũng Tàu.

Bánh khọt, cái tên nghe lạ tai nhưng lại là món ăn vô cùng bình dị và dân dã của vùng sông nước Nam Bộ, có sức hút đặc biết đối với du khách bởi những chiếc bánh tròn, vàng ruộm, không cầu kỳ hoa mỹ. Món ăn mang đậm nét riêng biệt này không chỉ nổi tiếng với du khách trong nước mà còn được nhiều khách quốc tế biết đến khi du lịch Vũng Tàu.

Lựa chọn nguyên liệu được coi là một trong những yếu tố chính để làm nên hương vị chiếc bánh khọt ngon. Đầu tiên chủ quán sẽ phải rất chú trọng đến lựa chọn nguyên liệu như tôm, thịt, rau sống, gạo để làm bánh vì nó ảnh hưởng đến màu sắc hay độ bắt mắt, hấp dẫn của món ăn.

Bánh được xếp vào hàng dân dã nên nguyên liệu để làm bánh cũng không có gì cầu kỳ, khó kiếm. Được làm từ bột gạo, thế nhưng lại không giống như các loại bánh làm từ bột gạo khác nên chế bột là một công đoạn cũng rất tỉ mỉ và tốn nhiều thời gian.


Bánh khọt thơm lừng, vàng ruộm trông hấp dẫn. 

10 thg 7, 2018

Mùa hè Côn đảo

Đến Côn Đảo dịp hè, du khách sẽ có cơ hội ngắm sen nở và chứng kiến rùa làm tổ, đẻ trứng bên bãi biển. 

Côn Đảo là quần đảo gồm 16 đảo lớn, nhỏ thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, cách TP Vũng Tàu 97 hải lý. 

29 thg 6, 2018

5 địa điểm lý tưởng ‘thu gọn’ Vũng Tàu trong tầm mắt

Ngắm nhìn thành phố từ 5 cao điểm này là một trải nghiệm không nên bỏ lỡ khi du lịch Vũng Tàu. 

Cách Sài Gòn chừng 2 tiếng đi xe, Vũng Tàu là lựa chọn thích hợp cho chuyến du lịch hè ngắn ngày hoặc cuối tuần. Không dừng lại ở thú vui tắm biển và thưởng thức hải sản, thành phố này còn nhiều điều hấp dẫn khác như khám phá thành phố từ trên cao. 5 địa điểm đắc địa sau là gợi ý để bạn không bỏ lỡ trải nghiệm thú vị này. Ảnh: @gauutrucc_112. 

4 thg 6, 2018

Đi tìm Bồng Lai Tiên Cảnh

Khoảng năm 2001 - 2002, chị dâu tui rủ đến thăm Bồng Lai Tiên Cảnh, một điểm đến trên đường đi Long Hải - Vũng Tàu. Nghe lạ, và cũng hấp dẫn bởi cái tên bồng lai tiên cảnh, tui tổ chức một chuyến đi nghỉ mát ở Long Hải cho cả công ty lẫn gia đình, trên đường đi sẽ ghé thăm chốn tiên cảnh bồng lai!

Trên quốc lộ 51, còn cách cổng chào thị xã Bà Rịa khoảng 10 km thì xe rẽ trái. Bảng chỉ đường cho thấy đó là đường lên Khu Di tích Núi Dinh. Xe dừng ở một bãi đậu xe ở chân núi, đoàn người phải đi bộ lên núi, để đến nơi mà chị tui gọi là Bồng Lai Tiên Cảnh.

Lối mòn lên núi đá hoang sơ như thế này

30 thg 5, 2018

Núi Thị Vải - điểm phượt cuối tuần lý tưởng ở Vũng Tàu

Đến với Bà Rịa Vũng Tàu du khách có thể thử sức mình khi leo hàng nghìn bậc thang ở núi Thị Vải, thăm ba ngôi chùa Hạ, Trung, Thượng. 

Vũng Tàu nổi tiếng với những bờ biển đẹp, nhưng ít ai biết nơi đây còn có một ngọn núi đẹp, nơi mọi người có thể tránh xa được phố thị xô bồ, gần gũi với thiên nhiên. Đó chính là núi Thị Vải ở huyện Tân Thành. 
Bậc thang bằng đá hoa cương dẫn lên núi với hai bên đường là những hàng cây rợp mát. 

7 thg 5, 2018

Hồn đá và con cháu lão Tôn

Vị sư già chơi với khỉ. 

Ở núi Kỳ Vân, thị trấn Phước Hải, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, ven bờ biển, có một ngọn núi. Núi có nhiều viên đá kỳ dị tuyệt mỹ. Trên núi có “Thiền viện Trúc Lâm Chân Nguyên”. Ở đó có chừng 200 con khỉ sống hoang dã và thân thiện. Người ta ít để ý đến tên chính của Thiền viện, mà cứ gọi khu tu tập giữa danh thắng ấy là “chùa Khỉ”.