Hiển thị các bài đăng có nhãn Đông Bắc bộ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Đông Bắc bộ. Hiển thị tất cả bài đăng

17 thg 8, 2022

Dốc Chín Khoanh – con Dốc hùng vĩ nhất miền Bắc


Hà Giang và khu vực miền bắc nói chung có khá nhiều con dốc hùng vĩ. Nhưng hùng vĩ nhất, đó là con dốc Chín Khoanh ở Hà giang, nơi địa đầu của tổ quốc, nơi có những khúc cua mềm mại với phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ nhìn như những dải lụa và đây quả là một điểm đến không thể bỏ qua khi đến với Hà Giang và miền bắc nói chung.

16 thg 8, 2022

Cọn nước – đặc trưng trong văn hóa Cao Bằng

Đến với miền non nước Cao Bằng, một trong những nét đặc trưng văn hóa của người dân bản địa vùng cao mà du khách được chiêm ngưỡng đó chính là cọn nước. Cọn nước không chỉ là công cụ được sử dụng trong lao động sản xuất mà còn là công trình nghệ thuật mang dấu ấn riêng của bàn tay, khối óc con người vùng cao.

Cọn nước – hình ảnh gắn với sinh hoạt hàng ngày của người dân miền non nước

Trám xanh - món quà của mùa hè

Trám xanh vốn là thứ đặc sản của miền núi trung du, có thể chế biến ra những món ăn dân dã, bình dị và có sức cuốn hút lạ kì.

Trám xanh - món quà miền rừng núi

Trám xanh thường được trồng nhiều các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta, trong đó có Cao Bằng. Thường từ tháng 6 đến tháng 7,8 (âm lịch) là mùa thu hoạch trám xanh. Tuy nhiên, khoảng cuối tháng 4, đầu tháng 5 tại một số chợ phiên tỉnh Cao Bằng đã có trám non bán.

Măng khô gọi Tết Rằm tháng 7

Rằm tháng 7 là cái Tết lớn thứ 2 trong năm của bà con các dân tộc ở Cao Bằng. Để chuẩn bị cho cái Tết này, từ khoảng đầu tháng 6, các gia đình lên rừng hái măng hoặc mua măng tại các chợ phiên về làm măng khô. Măng phơi nắng vàng ươm, tỏa hương thơm chua dịu, là món quà quý cho người thân, bạn bè.


Chuẩn bị măng khô cho Tết Rằm tháng Bảy là nét văn hóa độc đáo ở Cao Bằng. Người làm măng khô chuyên nghiệp thường thu mua, phơi khô với số lượng lớn. Người dân tranh thủ thời gian rảnh rỗi, mua măng về tước, thái phơi khô vừa để dùng, vừa làm quà biếu người thân.

15 thg 8, 2022

Chanh leo Cao Bằng - thực phẩm bổ dưỡng

Đến với miền Non nước Cao Bằng vào dịp hè, du khách sẽ được thưởng thức các món ăn từ nguyên liệu tự nhiên tốt cho sức khỏe, tiêu biểu có thể kể đến là các món ăn, đồ uống mang hương vị từ quả chanh leo. Chanh leo Cao Bằng với vị thanh, mát lại giàu dưỡng chất chắc chắn sẽ làm xiêu lòng thực khách.

Chanh leo (còn gọi là chanh dây) là loại cây được trồng chủ yếu ở các huyện: Trùng Khánh, Thạch An, Quảng Hòa theo Đề án Nông nghiệp thông minh tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2020 - 2025, tầm nhìn năm 2030. Việc thực hiện Đề án nhằm hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp ổn định để sản xuất; xây dựng vùng nông nghiệp thông minh ứng dụng công nghệ cao phù hợp với cây trồng, vật nuôi có tiềm năng thế mạnh của tỉnh, đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật VietGAP, hữu cơ. Sau khi tiến hành trồng thử nghiệm, nhờ chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật, cây chanh leo phát triển tốt, sau 4 tháng đã cho thu hoạch lứa quả đầu. Thời vụ thu hoạch kéo dài trong khoảng 2 tháng, sau 3 năm mới phải trồng lại.

Vườn chanh leo đang ra trái

Thạch đen - đặc sản Cao Bằng

Thạch đen là loại một món ăn vặt thanh mát, giải nhiệt mùa hè. Ở miền Bắc, nổi tiếng nhất là loại thạch có nguồn gốc từ huyện Thạch An, Cao Bằng. Để có thành phẩm ngon và hấp dẫn là cả một quá trình người làm cẩn thận, tỉ mỉ với từng khâu quan trọng như chọn nguyên liệu, nấu lá và chế biến...

Nguyên liệu chính làm nên món thạch là cây thạch đen (còn được gọi là cây Tiên Thảo hay Sương Sáo) - đây là một loại cây thân cỏ cao 40 - 60 cm, thân 4 cạnh, phân nhánh nhiều, tỏa ra trên mặt đất giống như cây bạc hà. Cây thạch đen là giống cây trồng ngắn ngày, chỉ 4 tháng là có thể thu hoạch. Đặc biệt, do khí hậu thổ nhưỡng thích hợp nên cây thạch đen được trồng ở huyện Thạch An cho ra lá có chất lượng tốt nhất trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Sau khi thu hoạch, cây được phơi khô để bảo quản. Như vậy sẽ đảm bảo nguồn cung cấp nguyên liệu sản xuất thạch đen cho cả năm.

Cây thạch đen được trồng ở huyện Thạch An – tỉnh Cao Bằng

Quả mác mật - quà miền núi

Quả mác mật - ngay từ chính cái tên đã toát lên bao sự ngọt ngào, hấp dẫn. Đây là loại trái cây đặc trưng của miền núi cao nói chung trong đó có tỉnh Cao Bằng.


Mác mật là tên gọi theo tiếng Tày, Nùng, hiểu nôm na là quả ngọt. Cây chủ yếu mọc ở chân núi đá vôi, một số ít trên sườn núi đá và vườn đồi do người dân đem hạt và cây con về trồng; phân bố ở hầu hết các huyện trong tỉnh.

14 thg 8, 2022

Làng đá cổ Nà Vị - Nơi lưu giữ văn hóa truyền thống

Nằm cách trung tâm huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng khoảng 30 km về hướng Bắc, xóm Nà Vị, xã Minh Long phía dưới chân núi Phja Cao với hệ thống sông, suối xen kẽ và những ngôi nhà được làm bằng đá vỉa có niên đại trên 100 tuổi đã tạo nên một nếp làng thật yên bình, cổ kính và độc đáo.

Làng đá cổ Nà Vị, xã Minh Long, huyện Hạ Lang.

13 thg 8, 2022

Tục "đi tái" và món ăn đặc trưng dịp rằm tháng 7 ở Cao Bằng

Tết rằm tháng 7 là ngày lễ lớn thứ 2 trong năm tại Cao Bằng (đặc biệt với người dân tộc Nùng, Tày), chỉ sau ngày Tết âm lịch.

Tục "đi tái" cha mẹ vợ dịp Tết rằm tháng 7

Được mệnh danh là "viên ngọc xanh" của núi rừng Đông Bắc, Cao Bằng có hệ thống sông, suối khá dày đặc, núi đồi trùng điệp, thung lũng sâu... tạo nên cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp. Đây cũng là nơi sinh sống của nhiều dân tộc anh em như Nùng, Tày, Dao, Mông, Kinh, Sán Chay...

Lượng người Tày và Nùng ở Cao Bằng khá đông, chiếm đến hơn 70% tổng dân số toàn tỉnh. Do đó mà nơi đây chịu nhiều ảnh hưởng bởi phong tục, tập quán của hai dân tộc này.

Đồng bào dân tộc Nùng có câu “Bươn chiêng vằn so ất/ Bươn chất vằn slíp slí”, có nghĩa là tháng giêng có Tết Nguyên đán là ngày quan trọng nhất, Tết tháng 7 có ngày 14 là quan trọng nhất. Bởi đó là dịp người dân nơi đây lễ bái tổ tiên, báo hiếu cha mẹ, sư phụ, cầu cho nông nghiệp phát triển, mùa màng bội thu...

Chợ phiên đông đúc trước dịp rằm tháng 7.

11 thg 8, 2022

Măng ớt ngâm mác mật – Hương vị của núi rừng xứ Lạng

Nói đến văn hóa ẩm thực của bà con các dân tộc trong tỉnh, không thể không kể đến những món ăn được chế biến từ măng rừng. Trong đó, nổi bật là món măng ớt ngâm mác mật. Với cách chế biến riêng biệt và hương vị thơm ngon đặc trưng, món ăn này đã trở thành văn hóa ẩm thực của xứ Lạng và là đặc sản để các du khách tìm mua mỗi khi đến Lạng Sơn.

Măng ớt Lạng Sơn là một món ăn dân dã, quen thuộc của người dân xứ Lạng, có ở hầu hết các huyện, thành phố trong tỉnh. Món ăn này được kết hợp hài hòa giữa các nguyên liệu gồm: măng, quả mác mật, ớt tươi, tỏi, muối.

Măng ớt – Đặc sản Xứ Lạng

Vịt quay Hồng Xiêm: Xứng danh “Thương hiệu vàng nông nghiệp Việt Nam”

Vịt quay là một trong những món ngon đặc sản mang đậm bản sắc xứ Lạng. Đặc biệt, tại cơ sở sản xuất vịt quay Hồng Xiêm, phường Đông Kinh, thành phố Lạng Sơn, với công thức gia truyền, cơ sở đã tạo nên món vịt quay với hương vị đặc trưng riêng có, thu hút nhiều khách hàng trong và ngoài tỉnh. Nhờ đó, ngày 16/7/2022, sản phẩm “Vịt quay Hồng Xiêm” của cơ sở đã được Tổng hội Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam bình chọn “Thương hiệu vàng nông nghiệp Việt Nam” năm 2022.

Để tìm hiểu về món vịt quay đặc sản này, chúng tôi có dịp trao đổi với chị Nguyễn Thị Hồng Xiêm tại cửa hàng ở phường Đông Kinh, thành phố Lạng Sơn. Chị Xiêm chia sẻ: Gia đình tôi đã có truyền thống 80 năm làm nghề vịt quay để bán. Bản thân tôi là đời thứ tư. Với những công thức được cha ông truyền lại, tôi cố gắng lưu giữ để tạo ra món vịt quay thơm ngon nhất đưa đến tay người tiêu dùng.

Vịt quay Hồng Xiêm

Lên Hoài Khao ngắm hoa văn, sáp ong mê hoặc


Có những câu chuyện ở Hoài Khao mà du khách sẽ muốn nghe mãi, muốn lao vào tìm hiểu mãi… trong những ngày trải nghiệm homestay đích thực ở nơi đây.

Mới đây, Phạm Quang Vinh - một phượt thủ khá nổi tiếng - cảm thán về tình trạng homestay "fake". Anh viết về những khu homestay do nhiều người có tiền đầu tư, thuê người bản địa quản lý, phục vụ nhưng thiếu đi cái hồn sâu đậm nhất của homestay, khiến khách du lịch tới mà thất vọng.

10 thg 8, 2022

Thơm ngon hương vị bánh mỳ nướng dầu hào Xứ Lạng

Bánh mỳ là món ăn phổ biến ở hầu hết các tỉnh, thành phố của Việt Nam. Tuy nhiên, mỗi nơi lại có một cách thức chế biến và thưởng thức riêng, tạo thành những hương vị khác nhau. Còn ở Lạng Sơn, món bánh mỳ nướng trở nên đặc trưng, khác lạ hơn với vị dầu hào và nước chấm chua, cay, ngọt…

Đến với Lạng Sơn, du khách dễ dàng bắt gặp những quán bánh mỳ nướng tấp nập người mua từ cổng trường, cổng chợ hay những quán ven đường… Để tìm hiểu về món bánh mỳ đặc biệt này, chúng tôi có mặt quán bánh mỳ của chị Phạm Thị Khoa tại đường Đinh Tiên Hoàng, phường Chi Lăng, thành phố Lạng Sơn. Chị Khoa cho biết: Tôi bán bánh mì ở đây cũng gần 20 năm. Hằng ngày, tôi bán từ 6 giờ sáng đến khoảng 6 giờ tối. Theo tôi thấy, người Lạng Sơn không thích ăn bánh mì pate hay những món bánh mì khác. Vị của bánh mỳ nướng dầu hào dễ ăn, hợp khẩu vị nhiều người nên khách du lịch tìm đến món ăn này rất nhiều. Bánh mỳ tôi bán thường là bánh mỳ được sản xuất trong ngày, tôi không lấy bánh cũ vì ảnh hưởng đến chất lượng bánh. Phần thịt và bì lợn, xúc xích tôi nhập tại các cơ sở có uy tín, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Trung bình 1 ngày tôi bán được gần 100 cái bánh mì sau khi trừ hết các chi phí tôi thu về khoảng 300 đến 400 nghìn đồng.

Bánh mỳ nướng dầu hào Lạng Sơn

26 thg 7, 2022

Mùa vàng đẹp nao lòng nơi biên cương Cao Bằng

Du khách đến với Cao Bằng mùa này được đắm mình trên những cánh đồng lúa chín vàng, tạo nên vẻ đẹp non nước hữu tình và mang đậm bản sắc vùng cao đặc trưng, riêng có của vùng đất biên cương phía Bắc Tổ quốc.

Những thửa ruộng chín vàng tạo nên cảnh sắc non nước hữu tình bên danh thắng thác Bản Giốc, xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh.

19 thg 7, 2022

Cao sằng – một nét văn hóa ẩm thực Xứ Lạng

Một trong những món ăn đường phố được người dân Xứ Lạng ưa chuộng chính là bánh cao sằng (cao: bánh, sằng: tầng; cao sằng tức là bánh nhiều tầng). Dù được chế biến từ những nguyên liệu rất đơn giản nhưng món ăn này lại có hương vị đậm đà, đặc trưng, trở thành món ăn vặt yêu thích của người dân, du khách.


Món bánh cao sằng đã xuất hiện từ lâu đời và là món ăn kết hợp giữa ẩm thực Việt Nam với Trung Hoa. Theo tìm hiểu, từ xa xưa, cao sằng là món ăn được người Hoa (Trung Quôc) rất ưa chuộng, vì vậy trong quá trình sinh sống, giao lưu thương mại lại Lạng Sơn, người Hoa đã mang món ăn này đến. Qua thời gian, người dân Xứ Lạng đã chế biến món ăn này dần phù hợp với khẩu vị của người Việt Nam.

18 thg 7, 2022

Đặc sản lợn quay Xứ Lạng

Lạng Sơn là một tỉnh có nền văn hóa ẩm thực rất phong phú và đa dạng, trong đó, đặc biệt phải kể đến món lợn quay lá mác mật. Đây được coi là món ăn truyền thống và mang đậm nét đặc trưng của Xứ Lạng.

Chị Phạm Thị Thanh Nhài thực hiện công đoạn quay lợn trong chế biến món lợn quay lá mác mật

Bánh chưng đen – Đặc sản độc đáo của người Tày Bắc Sơn

Bánh chưng đen được biết đến là một món bánh độc đáo của người dân tộc Tày ở huyện Bắc Sơn. Sở dĩ món bánh này được nhiều người yêu thích bởi nó có màu đen của tro rơm nếp, có vị thơm, mềm và ăn mát hơn so với bánh chưng truyền thống. Để hoàn thiện một chiếc bánh chưng đen cần phải qua nhiều công đoạn tỉ mỉ. Phóng viên Báo Lạng Sơn xin giới thiệu cùng bạn đọc các công đoạn làm món bánh đặc sản này qua một số hình ảnh tiêu biểu.

Gia đình chị La Thị Chuyên, khu Hoàng Văn Thụ, thị trấn Bắc Sơn, huyện Bắc Sơn là một hộ gói và kinh doanh bánh chưng đen với số lượng nhiều nhất huyện. Gia đình chị có 3 người (thuê thêm 1 nhân công), mỗi người phụ trách một công đoạn khác nhau.

Bánh áp chao ngày đông Xứ Lạng

Nhắc đến Lạng Sơn là nhắc đến đặc sản vịt quay, lợn quay lá mác mật… Biến tấu từ món vịt trứ danh, bánh áp chao là “món ăn vỉa hè” bình dị, khiến du khách ấm lòng ngày đông lạnh giá giữa phố phường Lạng Sơn tấp nập.

Món bánh này được người Lạng Sơn giải thích nhiều cách khác nhau. Ông Hoàng Văn Páo, Chủ tịch Hội Di sản Văn hóa tỉnh Lạng Sơn cho biết: Món ăn xuất xứ từ Trung Quốc, khi du nhập vào Việt Nam kết hợp với khẩu vị của người Việt, đã được người Tày, Nùng xưa chế biến thành một thứ quà đặc sắc của Xứ Lạng. Nói về tên gọi chúng ta có thể hiểu là người Tày, Nùng xưa đặt theo cách làm bánh nặn rồi đem chao, hoặc là phiên âm của từ vịt chao.

Món bánh áp chao

Chè tôm lạnh: món ăn độc lạ giải nhiệt ngày hè Xứ Lạng

Trong những ngày hè nắng nóng, không gì tuyệt vời hơn khi được thưởng thức vị ngọt thanh mát, thoang thoảng hương hoa hòe của cốc chè tôm lạnh – món ăn độc lạ giải nhiệt ngày hè Xứ Lạng.

Chia sẻ với chúng tôi về nguồn gốc món ăn độc đáo này. Ông Hoàng Văn Páo, Chủ tịch Hội di sản Văn hóa tỉnh Lạng Sơn cho biết: Món ăn này xuất phát từ vùng Quảng Tây, Trung Quốc có tên đầy đủ là Líang xìa. Tại Lạng Sơn món chè này chỉ có ở huyện Tràng Định, còn được người dân Tày, Nùng nơi đây gọi là Lường xà, qua đôi bàn tay khéo léo của người phụ nữ nơi đây món ăn đã được chế biến để hợp khẩu vị hơn.

Đến với Tràng Định vào những ngày đầu tháng 6, mặc dù khi chúng tôi đến trời đang đổ mưa rất to, nhưng tại quán chè ở chợ Thất Khê, vẫn có rất đông người dân đội mưa mua những cốc chè tôm về nhà để thưởng thức.

Chị Hoàng Thị Minh Huệ, thị trấn Thất Khê đang thêm nước đường vào chè tôm lạnh cho khách

16 thg 7, 2022

Lễ cầu an của người Tày

Lễ cầu an, cầu phúc là một sinh hoạt dân gian gắn bó mật thiết với cộng đồng người Tày. Được tổ chức vào cuối tháng Giêng đầu tháng 2 âm lịch hàng năm, lễ cầu an là dịp để mọi người tụ họp thể hiện niềm thành kính với thần linh và cùng cầu mong, ước vọng về một cuộc sống an bình, ấm no, hạnh phúc.

Trong sinh hoạt tín ngưỡng của người Tày đây là buổi lễ quan trọng bậc nhất. Trước đây, người ta dành trọn một đêm để thực hiện các nghi lễ. Ngày nay, họ có thể làm lễ vào ban ngày tùy điều kiện của gia chủ. Với người Tày, lễ Cầu an là một nghi lễ quan trọng đầu năm, người Tày quan niệm, khi làm lễ này rồi sẽ được các đấng siêu nhiên, được những Pụt Luông (Phật lớn) và Đẳm (tổ tiên) phù trợ, hổ vồ không trúng, rắn cắn không vào, xuống nước tự nổi, làm gì được nấy…Tầm quan trọng của lễ được thể hiện ngay từ khâu chuẩn bị. Thông thường, các thành viên trong gia đình làm lễ chỉ mất một buổi để nấu nướng, sắp xếp các lễ vật. Tuy nhiên, việc chuẩn bị cho các lễ vật này kéo dài hàng tháng, có khi đến cả năm bởi người Tày luôn chọn, chuẩn bị, dành những sản vật thơm ngon nhất cho lễ cầu an. Lễ vật gồm có 3 loại: Lễ tam sinh tốt nhất do gia chủ tự nuôi là gà, cá, lợn quay, vịt; lễ chay là bánh dày bánh rợm, bánh chè lam…được làm từ những bông lúa nhà trồng; và thanh bông là hoa, quả. Để làm tốt việc chuẩn bị, thông thường sẽ có một thầy phụ lễ đến hướng dẫn giúp gia chủ.

Hình nộm người Tày dùng trong lễ cầu an.