3 thg 1, 2015

Ghế K’pan – niềm tự hào của người Êđê

Đối với cộng đồng dân tộc Êđê, Ghế K’pan không những là tài sản của gia chủ mà, là một vật thiêng thể hiện sự sung túc giàu có của mỗi gia đình… còn là niềm tự hào chung của cả Buôn làng.

Ghế K’pan – niềm tự hào của người Êđê

Ghế K’pan biểu tượng sung túc

K’pan là một chiếc ghế độc mộc, bằng gỗ nguyên khối dài khoảng 15m, rộng từ 65 đến 85cm, với độ dày 7-8cm kê cao 45-50cm, hơi cong ở hai đầu tạo nên dáng vẻ vững chắc, mạnh mẽ.

Không phải nhà nào cũng được làm K’pan, thường trong buôn chỉ có 1 đến 2 gia đình, còn buôn nào có nhiều người giàu thì cũng chỉ có thêm 3 đến 4 nhà mà thôi. Gia đình nào muốn được cộng đồng ủng hộ cho tổ chức lễ hội làm K’pan thì gia đình đó phải có kinh tế khá giả, có tấm lòng hào hiệp, hay giúp đỡ những người xung quanh.

Quan niệm về hôn nhân của người Mạ ở Đồng Nai

Người Mạ ở Đồng Nai có nhiều nét văn hóa độc đáo về phong tục, tập quán từ xa xưa. Trong đó, thú vị nhất chính là quan niệm của họ về hôn nhân.


Hôn nhân của người Mạ ở Đồng Nai theo chế độ phụ hệ, một vợ một chồng và tuyệt nhiên không có quan niệm trọng nam khinh nữ. Đặc biệt, khi con cái trong nhà đến tuổi trưởng thành, khoảng 15-17 tuổi được thoải mái tự do tìm hiểu. Ngoại trừ những trường hợp bố mẹ có hôn ước cho con từ thuở nhỏ, đứa trẻ lớn lên sẽ phải tuân theo và không được tự do lựa chọn bạn đời.

Phiêu bồng trên đại dương mây Tà Xùa

Vượt qua 230 km đường đèo dốc quanh co, trắc trở, thành quả mà bạn nhận được khi chinh phục thành công đỉnh Tà Xùa là niềm hân hoan tột độ khi thu vào tầm mắt là biển mây cuồn cuộn vô cùng ngoạn mục.

Tà Xùa thuộc địa phận xã Bản Công, huyện Trạm Tấu, Yên Bái, là ranh giới tự nhiên giữa 2 tỉnh Yên Bái và Sơn La. 

Lạ lẫm với tour bắt buộc mặc đồ bảo hộ lao động

Nhà máy lọc dầu Dung Quất là nhà máy lọc dầu đầu tiên của Việt Nam. Đây được đánh giá là một trong những địa điểm tham quan hấp dẫn trong tuyến Quảng Ngãi - Vạn Tường - Dung Quất.

Tuyến du lịch Quảng Ngãi – Vạn Tường – Dung Quất xuất phát từ Thành phố Quảng Ngãi với điểm khởi đầu là Bảo tàng Tổng hợp tỉnh, sau đó ngược ra phía bắc rồi xuống vịnh Dung Quất. Đây là vịnh nước sâu được bao bọc bởi dãy núi Nam Châm và mũi Co Co, tạo thành hình cung che chắn gió. Ngày nay, nơi này vẫn còn lưu giữ được vẻ đẹp nguyên sơ của vùng biển. 

Tết cơm mới của đồng bào vùng cao

Khác với người miền xuôi, đồng bào Pacô ở huyện miền núi A Lưới (Thừa Thiên – Huế) đón tết truyền thống sớm hơn với các nghi lễ đặc sắc.

Lễ Aza hay còn gọi là lễ Tết cơm mới, một trong những nghi lễ truyền thống có từ thời xa xưa của người Pacô, được tổ chức nhằm tiễn đưa năm cũ và đón chào năm mới, chuẩn bị đón một vụ mùa mới. 

1 thg 1, 2015

Đá ong và người Xứ Đoài

Xứ Đoài, mảnh đất cửa ngõ kinh thành Thăng Long xưa và nay là thủ đô Hà Nội, mang trong mình hồn cốt văn hóa lâu đời. Bây giờ dù Xứ Đoài (Hà Tây) đã được sáp nhập vào Hà Nội, nhưng những nét văn hóa đặc trưng của nơi này vẫn còn nguyên vẹn giá trị. Nói đến chất liệu trong kiến trúc Xứ Đoài, người ta sẽ nhớ ngay tới đá ong. Đó là loại vật liệu xây dựng ngấm sâu vào các công trình kiến trúc có từ hàng nghìn năm và nó còn đi vào nghệ thuật, văn thơ, hội họa cùng tâm hồn bao con người nơi đây.

Những bức tượng đá ong tại xưởng chế tác của ông Dũng

Xã Bình Yên, Thạch Thất được nói tới như một ngôi làng mà đá ong đang hiện hữu trong cuộc mưu sinh và sáng tạo nghệ thuật hằng ngày của người dân. Chúng tôi đi dọc con đường tỉnh lộ liên xã chạy qua Bình Yên dài hơn 5km và đã đếm được sơ sơ trên 100 xưởng nghề với những lao động làm công việc liên quan đến đá ong.

Tìm về ký ức thảo nguyên

Để tận cảm được mùa Hạ thì phải lên với những thảo nguyên. Mùa của cỏ xanh hết mình, ngạo nghễ chạm trời xanh, mùa của nắng vàng hết độ để cho lúa nương của ruộng bậc thang, để cho đào, cam không rôn rốt, nhàn nhạt mà ngọt lịm, thơm lừng.


Nhưng, chuyến đi này còn phải là cuộc tìm kiếm những dấu tích của đời sống du mục còn lưu lại trên mảnh đất thảo nguyên. Xe chúng tôi như con thuyền thám hiểm vượt biển sương.

Khám phá vẻ đẹp mê hoặc của Bãi Xếp

Với khung cảnh hoang sơ tuyệt đẹp, Bãi Xếp - Ghềnh Ráng luôn là địa điểm nằm trong sổ tay của những tín đồ phượt trẻ Việt và Tây ba lô mỗi khi khám phá đất miền Trung đầy nắng gió.


Bãi Xếp thuộc phường Ghềnh Ráng, thành phố Quy Nhơn, Bình Định, cách trung tâm thành phố chưa đầy 13 km. Để đến được Bãi Xếp, bạn có thể đón xe buýt số T2 trước cổng đại Học Quy Nhơn, xuống trạm Khu Phố 2. Còn bằng xe máy, bạn đi theo quốc lộ 1D (Quy Nhơn – Sông Cầu) sẽ thấy bảng chỉ dẫn đến Bãi Xếp. 

30 thg 12, 2014

Khách nhà dài

Đến Tp. Buôn Mê Thuột du khách được thưởng thức một loại hình du lịch mới lạ của dân tộc Ê Đê ở buôn Kô Sia (phường Tân Lập) là thăm nhà dài và thưởng thức những nét văn hóa đặc sắc được người dân nơi đây bảo tồn qua hàng nghìn năm.

Trước đây buôn Kô Sia là một buôn nhỏ của người Ê Đê với những nếp nhà dài êm đềm và là một trong bốn buôn cổ hình thành nên Tp. Buôn Mê Thuột ngày nay. Khi thành phố được mở rộng, buôn Kô Sia nay thuộc phường Tân Lập đã bị đô thị hóa và mất dần những nét văn hóa của người Ê Đê. Trước thực trạng đó, cách đây hơn 10 năm, già làng Ma Len tập hợp những người cao tuổi trong buôn lập nên đội cồng chiêng buôn Kô Sia nhằm truyền lại cho thế hệ trẻ ở buôn cách thức đánh cồng chiêng - nét văn hóa đặc sắc của người Ê Đê ở Tây Nguyên.

Nhớ lại thời kỳ đó, già làng Ma Len cho biết: “Người Ê Đê ở Buôn Kô Sia chúng tôi thèm nghe tiếng cồng chiêng như con suối thèm nước vào mùa Tây Nguyên khô khát. Từ khi chúng tôi mở lớp truyền dạy cồng chiêng cho giới trẻ, tiếng chiêng được vang lên mỗi tối ở nhà dài át đi tiếng loa đài ngoài phố lũ, làng như được giải cơn khát âm thanh của đại ngàn”.

Cây nêu trừ tà và mang những điều may mắn cho du khách đến thăm nhà dài Ê Đê.

Quýt Bắc Sơn, món quà quý xứ Lạng

Quýt trồng trên các thung lũng, sườn đồi của huyện Bắc Sơn từ lâu đã nổi tiếng khắp nơi bởi hương vị thơm ngon, đậm chất núi rừng.

Du lịch lên Lạng Sơn vào mùa đông, ngoài việc ngắm cảnh, chiêm ngưỡng hiện tượng băng tuyết kỳ thú trên đỉnh Mẫu Sơn, nhâm nhi nhiều đặc sản riêng có như vịt, lợn quay, phở chua, bánh ngải…, bạn cũng sẽ được thưởng thức những trái quýt vàng ươm, mọng nước.

Quýt vàng Bắc Sơn được coi là cây xóa đói giảm nghèo cho các hộ đồng bào dân tộc Kinh, Tày, Nùng, Dao, H’Mông ở đây. Mùa quýt chín vào khoảng cuối tháng 11 dương lịch đến tháng 1 năm sau, cũng là thời điểm giáp Tết Âm lịch. Sản phẩm quýt Bắc Sơn chủ yếu bán cho các thương lái đi tiêu thụ khắp nơi trong tỉnh, các vùng lân cận và chợ. 

Quýt Bắc Sơn mọc nhiều ở các xã Nhất Hòa, Nhất Tiến. Ảnh: Hải.DCH.