3 thg 7, 2022

Nét đẹp văn hóa đình Nội Hưng

Bài trí tại gian trung tâm đình

Đình Nội Hưng tọa lạc tại trung tâm khu dân cư Nhân Hưng, thị trấn Nam Sách, thờ ba vị thành hoàng là anh em ruột: Trung Công, Trinh Công và Thành Công, những người đã có công giúp nước, hộ dân.

Nghè Đồn cổ

Ở xã Nam Hồng (Nam Sách) hiện còn một ngôi nghè cổ, quy mô tuy nhỏ nhưng kiến trúc độc đáo và từng là cơ sở hoạt động cách mạng. Đó là nghè Đồn.

Công trình kiến trúc cổ, độc đáo

Di tích quốc gia nghè Đồn

Năm 1992, nghè Đồn đã được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng di tích quốc gia. Nghè Đồn nằm giữa trung tâm thôn Đồn trên một khuôn viên rộng rãi. Theo truyền ngôn, vị trí xây dựng ngôi nghè hiện nay là vùng đất có từ đầu công nguyên. Sở dĩ có tên như vậy vì dưới thời Hai Bà Trưng, nơi đây là trận địa có nhiều đồn trấn; nơi mà đường bộ, đường thủy rất thuận lợi cho việc tiến lui của nghĩa quân ở vùng đông bắc của đất nước. Vào cuối thế kỷ XV, Nguyễn Thẩm Lộc đỗ Tiến sĩ khoa Đinh Mùi (1487) làm quan trong triều đã tách làng Đồn Bối thành hai thôn: Đồn và Bối. Thôn Đồn còn được gọi là thôn Đụn, thôn Bối còn được gọi là thôn Vối.

Về với Tiên Trang

Sở hữu đường bờ biển dài và đẹp, cảnh quan thiên thiên ban sơ... biển Tiên Trang (Quảng Xương) được kỳ vọng trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn du khách về đây tắm mát, nghỉ ngơi trong những ngày nắng hè.

Biển Tiên Trang.

Món canh cá nục nấu bí đao

Sáng sớm, mẹ tôi tranh thủ dạo quanh vườn hái rau, quả chuẩn bị cho bữa trưa. Giàn bí đao ba tôi trồng đã cho quả. Tiết trời ngày hè oi ả, mẹ nấu món canh cá nục với bí đao, vừa thanh mát vừa bổ dưỡng.

Trong mảnh vườn nhỏ, ba tôi trồng nhiều loại rau quả, chủ yếu là phục vụ cho bữa ăn gia đình. Mùa nào thức nấy, vào mùa hè, ba tôi trồng mướp, khổ qua, bí đao để mẹ nấu canh cả nhà ăn cho mát. Hơn nữa, tiết trời nắng nóng, các loại rau, quả dạng dây leo dễ trồng, dễ chăm sóc hơn các loại cây trồng khác.

Canh cá nục nấu bí đao thơm ngon.

Ngôi đình hơn 200 năm ở La Châu

Lần theo những địa danh thuở xưa, từ cầu Phủ, cầu Đình đến Điền Trang, Đập Mít, chúng tôi đến với làng La Châu, khi xưa có tên là xứ Cồn Găng, Tổng An, phủ Tư Nghĩa, nay thuộc thôn La Châu, xã Nghĩa Trung (Tư Nghĩa). Làng La Châu nằm bên dòng sông mang tên La Châu uốn quanh rất đẹp.

Cùng với quá trình khai hoang lập ấp tạo nên những vùng đất trù phú, màu mỡ, những dòng họ lớn đầu tiên như Nguyễn, Trần, Phan, Lê, Phạm đã dựng nên đình làng La Châu. Đình làng La Châu là một quần thể di tích của làng, của xóm gồm đình La Châu, nghĩa từ, miếu bà Ngũ Hành Tiên Nương. Quần thể di tích này đều nằm trên gò cao, cạnh dòng sông La Châu phát nguyên từ một nhánh sông Văn (sông Phước Giang) thuộc thôn Phú Bình, thị trấn Chợ Chùa (Nghĩa Hành). Đình La Châu thờ Thành hoàng bổn xứ, có niên đại thế kỷ XIX, thời nhà Nguyễn.

Đình làng La Châu, ở xã Nghĩa Trung (Tư Nghĩa). Ảnh: Tạ Hà

Đại ngàn Chư Yang Sin

Tây Nguyên bao la, hùng vĩ có rất nhiều những dãy núi cao. Phía bắc của cao nguyên Gia Lai - Kon Tum có dãy Ngọc Linh quanh năm vời vợi mây trắng; phía nam thuộc tỉnh Lâm Đồng có ngọn Lang Bian mờ ảo với suối nguồn, thông xanh. Nằm giữa hai sơn hệ trùng điệp này là một dãy núi hùng vĩ không kém: Chư Yang Sin - tên của dãy núi và cũng là tên một ngọn núi cao nhất ở phía nam cao nguyên, xấp xỉ 2.500 m.

Với diện tích vào khoảng 59.000 ha, tính cả vùng đệm lên đến hơn 183.000 ha, Chư Yang Sin từ lâu đã trở thành mái nhà che chở và là nguồn sống đối với đồng bào các dân tộc bản địa chủ yếu là người M’nông và Êđê. Với người M’nông chẳng hạn, họ đã từng gọi dân tộc mình là Phii Brée - dịch sát nghĩa theo tiếng M’nông nghĩa là “Những con người của rừng”.