2 thg 3, 2022

Hoang dã Lễ A Da của người Tà Ôi trên dãy Trường Sơn

Lễ hội A Da truyền thống của đồng bào Tà Ôi được tổ chức thường xuyên vào dịp cuối năm khi mùa màng đã thu hoạch xong. Đồng bào Tà Ôi tổ chức A Da với mong muốn mùa màng bội thu, năm mới no ấm.

Theo phong tục của đồng bào dân tộc Tà Ôi ở huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế), Lễ hội A Da hay còn gọi là lễ hội Tết cơm mới, đây là lễ hội lớn thứ hai sau lễ hội Ariêu Ping của đồng bào. Cuối tuần qua, Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Hà Nội) đã tái hiện chân thực nghi lễ này.

Ngắm tháp đá cổ hơn 500 tuổi ở Hà Tĩnh

Tháp đá cổ Cẩm Duệ ở thôn Quang Trung (xã Cẩm Duệ, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) có niên đại hơn 500 năm tuổi, vào các ngày rằm hay dịp lễ, tết rất đông người dân đến đây dâng hương, cầu nguyện.

Theo sử sách ghi lại, Tháp đá cổ Cẩm Duệ hay còn gọi là Tháp Am là ngôi tháp cổ được xây dựng vào thế kỷ XVI tại xã Hoa Duệ, tổng Mỹ Duệ cũ, nay thuộc thôn Quang Trung, xã Cẩm Duệ (Cẩm Xuyên).

“Ông Hổ” trên xứ cù lao

Nhiều người biết đến xã Mỹ Hòa Hưng (TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang) ngày nay với tên gọi quen thuộc là cù lao Ông Hổ. Nguồn gốc của tên gọi này gắn với giai thoại rất thú vị. Sự tồn tại của chùa Ông Hổ là minh chứng sinh động cho sự có mặt của “Ông Ba Mươi” trên xứ cù lao.

Tượng Ông Hổ ở cù lao Ông Hổ

Lòng tôn kính

Ông Hồ Văn Sẻn (sinh năm 1949, ngụ ấp Mỹ Long 2, xã Mỹ Hòa Hưng), nhà ở gần chùa Ông Hổ và cũng thường xuyên ghé thăm chùa, phụ chăm sóc hoa viên, cây cối. Ông Sẻn nhớ lại: “Ông bà tôi nhiều đời sống ở xứ cù lao này. Nghe ông nội tôi kể lại, lúc vợ chồng người chài lưới bắt gặp con vật nhỏ nằm ở đám cỏ trên sông, ông bà cứ nghĩ đó là con mèo nên vớt về nuôi, khi lớn lên mới phát hiện là hổ.

Chiến thắng Miếu Bà Cố - Âm vang còn mãi

Về xã Phú Ngãi Trị, huyện Châu Thành, tỉnh Long An hỏi miếu Bà Cố hầu như người dân nào cũng biết mặc dù ngôi miếu nhỏ nằm sâu trong con đường quanh co. Ngôi miếu nằm lặng lẽ dưới những tán cây rợp bóng, một thời là địa điểm diễn ra trận đánh oai hùng của bộ đội ta, ghi dấu chiến công trong quá trình chống thực dân Pháp.

Niềm tự hào của quân, dân Châu Thành

Trận đánh Miếu Bà Cố diễn ra vào tháng 02/1954 gắn liền với Tiểu đoàn 309 anh hùng. Tiểu đoàn 309 gồm 3 đại đội: 939, 940, 941 và Tiểu đoàn bộ 942 với quân số 672 người. Tiểu đoàn vừa sản xuất, vừa chiến đấu, giúp đỡ người dân nơi tiểu đoàn đóng quân. Chấp hành lệnh của cấp trên, tháng 02/1954, Tiểu đoàn 309 về hoạt động tại Châu Thành và các huyện lân cận, phối hợp cùng chiến trường chung ở Nam bộ vào chiến dịch Đông Xuân năm 1954.

1 thg 3, 2022

Vườn Kơ Nia hơn trăm năm tuổi độc nhất ở đồng bằng


Hẳn nhiều người nghĩ cây kơ nia chỉ xuất hiện ở núi rừng Tây Nguyên, song ngay giữa đồng bằng nơi miền đất võ Bình Định đang hiện hữu vườn kơ nia cổ thụ được xem là báu vật của người dân nơi đây.

Cà phê "phủ tuyết" trắng xóa, tỏa hương thơm ngát trên cao nguyên

Dịp đầu xuân, những bông hoa cà phê ở Gia Lai bung nở trắng xóa, tạo nên một khung cảnh đẹp lãng mạn. Du khách khi đi qua đều dừng lại để chụp ảnh, ngắm nhìn rừng hoa cà phê như tuyết phủ sườn đồi.

Từ tháng Giêng đến tháng 4 âm lịch hàng năm là khoảng thời gian mà mùa hoa cà phê phủ trắng ở Tây Nguyên.