30 thg 12, 2020

Chinh phục đỉnh Ông Rồng ở Hòn Sơn

Về Kiên Giang, ghé thăm thành phố Rạch Giá sầm uất, sau đó vượt biển chừng hơn 30 hải lý đến với Hòn Sơn sẽ là một chuyến du lịch rất hấp dẫn. Chinh phục các đỉnh núi ở Hòn Sơn là một trong những trải nghiệm thú vị khi đến hòn đảo hoang sơ này.

Trên Hòn Sơn hiện nay có 7 đỉnh núi, trong đó Ma Thiên Lãnh là ngọn núi nổi tiếng nhất với những câu truyện kỳ bí. Một ngọn núi khác cũng không kém hấp dẫn là núi Ông Rồng. 

Núi Ông Rồng 

Thăm làng nghề dệt chiếu truyền thống ở Cà Mau

Cà Mau có nhiều làng nghề dệt chiếu truyền thống như: Tân Thành (thành phố Cà Mau), Tân Duyệt (huyện Đầm Dơi), Tân Lộc (huyện Thới Bình)… Từ những nguyên liệu như sợi lác, dây đay, dây bố… được nhuộm nhiều màu sắc, những người thợ đã dệt nên những tấm chiếu đa sắc, hoa văn trang trí tinh xảo, độ bền cao, mang thương hiệu riêng của chiếu Cà Mau.

“Chiếu Cà Mau nhuộm màu tươi thắm 
Công anh cực lắm mưa nắng dãi dầu 
Chiếu này tôi chẳng bán đâu 
Tìm em không gặp tôi gối đầu mỗi đêm…” 

Chiếu Cà Mau là thương hiệu nổi tiếng cả nước, không phải chỉ bởi bản vọng cổ lừng danh “Tình anh bán chiếu” của soạn giả Viễn Châu do cố nghệ sĩ Út Trà Ôn thể hiện, mà chiếu ở đây được làm bằng thủ công với những bí quyết riêng để tạo nên những chiếc chiếu đẹp và bền.

29 thg 12, 2020

Vẻ đẹp của Làng Hoa Kiểng Cái Mơn – Chợ Lách – Bến Tre

Làng hoa kiểng Cái Mơn không chỉ là địa điểm du lịch Bến Tre lý tưởng cho khách tham quan, chiêm ngưỡng vẻ đẹp rực rỡ của muôn hoa khoe sắc cứ mỗi độ xuân về, mà còn tìm hiểu được thêm kỹ thuật chăm bón hoa của người dân địa phương. Họ là những nông dân, nghệ nhân với bàn tay khéo léo, cần mẫn đã làm ra những sản phẩm hoa kiểng độc đáo để làm đẹp cho mùa xuân, làm đẹp cho đời. 

Những người nông dân tất bật thu hoạch hoa 

28 thg 12, 2020

Làng Du lịch Cộng đồng Cánh đồng khóm Cầu Đúc - Hậu Giang

Hậu Giang với những lợi thế về đặc trưng sông nước Miền Tây mang nét riêng rất ấn tượng cuốn hút ánh nhìn của du khách gần xa. Bên cạnh những điểm du lịch Hậu Giang đã quen thuộc thì Làng du lịch cộng đồng cánh Cánh Đồng khóm Cầu Đúc (ấp Thạnh Thắng, xã Hỏa Tiến, thành phố Vị Thanh) là điểm đến mới lạ thích hợp với những ai muốn khám phá thiên nhiên, về với đồng ruộng.

Toàn cảnh Cánh Đồng Khóm Cầu Đúc

Theo lời kể của bà con nông dân ở địa phương thì khóm ( trái dứa, thơm) xuất hiện trên mảnh đất Hậu Giang vào khoảng năm 1930, người dân Hỏa Tiến thấy giống tốt bất đầu nhân giống ra trồng cặp bờ song Cái Lớn. Từ đó cây khóm bám rễ và trụ vững cho đến ngày nay.

23 thg 12, 2020

Kì bí “vương quốc” Pơmu ở Tây Giang

Trên đỉnh Zi’liêng thiêng liêng và hùng vĩ của núi rừng Tây Giang (Quảng Nam) có một “vương quốc” Pơmu cổ thụ hơn nghìn năm tuổi. Vẻ đẹp và sinh khí của khu rừng tỏa ra khiến cho con người choáng ngợp. Bằng lời nguyền sắc son, người Cơtu ở Tây Giang đang ra sức ngày đêm bảo vệ kho báu mà Trời đã ban cho mình.

Trời Tây Giang vào hạ nắng nóng như đổ lửa. Những con đường đỏ quạch bụi mù trời. Từ ngoài đường cái, đoạn tính từ Trạm bảo vệ rừng Bắc Sông Bung vào tới cửa rừng Pơmu chưa đến 6 cây số nhưng rất khó đi. Sau gần một tiếng đồng hồ đánh vật với con đường giời đày, cuối cùng chúng tôi cũng vào được tới khu nhà Gươl nằm dưới chân đỉnh Zi’liêng. Sau một hồi phì phò leo núi mệt tưởng đứt hơi, cuối cùng chúng tôi cũng tới được vùng lõi. Chen giữa đám rừng già là những cây Pơmu khổng lồ, sần sùi, thô ráp và thẳng tắp. Những cây Pơmu như chúa tể của rừng xanh, hùng vĩ và kiêu hãnh vươn lên cao vút chiếm lĩnh lấy tầng cao nhất của tán rừng già, khiến cho người ta có cảm giác như ở đó nó là độc tôn, là số một, là vô đối… vì không một loài cây nào có thể vượt qua được chúng từ chiều cao cho đến kích cỡ.

Món canh thụt môn nước của người M’nông

Đồng bào M’nông gọi môn nước là “rtơh”. Môn nước hay còn gọi là môn ngứa, là một loài môn hoang dại. Từ kinh nghiệm và đôi qua bàn tay khéo léo của người M’nông đã biến loại cây dại này trở thành nguyên liệu cho những món ăn rất hấp dẫn. Trong đó, món canh thụt môn nước là món ăn độc đáo của người M’nông. 

Môn nước mọc hoang ở nơi ẩm thấp như mương nước, vũng đầm, ven sông suối… Môn nước có nhiều loại và môn nước của người M’nông có sự khác biệt so với các vùng khác. 

Cây môn nước của người M'nông tỉnh Đắk Nông có sự khác biệt so với những nơi khác