30 thg 6, 2020

Biển Mũi Nai – Khu du lịch Mũi Nai – Hà Tiên

Hà Tiên được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho vẻ đẹp cuốn hút mà chỉ cần nhìn thôi cũng đủ say lòng. Trong các địa danh du lịch nổi tiếng hút khách bậc nhất tại Hà Tiên không thể không nhắc đến biển Mũi Nai là một trong số “Hà Tiên thập cảnh” hiếm hoi còn tồn tại đến ngày nay sau hơn 300 năm lịch sử. Với không gian rất trong lành, mát mẻ biển Mũi Nai là điểm đến lý tưởng để du khách tới nghỉ ngơi và khám phá.


Biển Mũi Nai hay Lộc Trĩ thuộc vịnh Thái Lan của phường Pháo Đài, thành phố Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang. Bãi biển Mũi Nai chỉ cách trung tâm thành phố Hà Tiên khoảng 5km, đường đi khá dễ nên rất thuận tiện cho khách du lịch Hà Tiên đến tham quan tắm biển.

Khu di tích Lăng Mạc Cửu – Thành Phố Hà Tiên – Kiên Giang

Du khách khi đến Hà Tiên thành phố biên giới yên bình, ai cũng muốn đến viếng đền thờ và lăng mộ dòng họ Mạc mà khởi đầu là Mạc Cửu, người đã có công khai phá mảnh đất Hà Tiên hơn 300 năm truớc. Khu Di tích lăng Mạc Cửu thuộc quần thể di tích Bình San được xếp hạng là khu danh thắng quốc gia từ năm 1989 nằm trên đường Mạc Cửu dưới chân núi Bình San, thuộc phường Bình San, thành phố Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang.

Theo sử sách ghi lại, Mạc Cửu là người Quảng Đông, Trung Quốc, vì không chịu để tóc và theo một số tập tục của nhà Thanh nên đã rời bỏ đất nước đưa gia đình lên thuyền xuôi Nam. Năm 1680, khi đến Hà Tiên, ông đã dừng lại ở đây để xây dựng và phát triển vùng đất này. Đến 8-1708, nhận thấy vị thế rất mạnh của nhà Nguyễn trong cuộc chiến mở mang bờ cõi phía Nam, Mạc Cửu đã dâng vùng đất Hà Tiên cho nhà Nguyễn và được Chúa Nguyễn là Phúc Chu chấp thuận và phong làm “Tổng trấn Hà Tiên”. Mặc dù đã dâng Hà Tiên cho nhà Nguyễn, nhưng Chúa Nguyễn Phúc Chu vẫn cho Mạc Cửu quyền tự chủ tại vùng đất này, duy trì truyền thống cha truyền con nối như một tiểu vương. Trải qua 7 đời nắm quyền, dòng họ Mạc đã biến vùng đất Hà Tiên hoang sơ thành một trong những địa điểm buôn bán sầm uất nhất trong khu vực.

Chùa Som Rong – Ngôi chùa Khmer tuyệt đẹp ở Sóc Trăng

Sóc Trăng được biết đến như thủ phủ của những ngôi chùa tháp. Ngoài là không gian sinh hoạt văn hoá, tín ngưỡng của bà con đồng bào Khmer, những ngôi chùa còn là điểm đến không thể bỏ qua của khách thập phương trong hành trình khám phá vùng đất Miền Tây Nam Bộ. Mỗi ngôi chùa mang phong cách hoàn toàn khác nhau, đem đến cho du khách từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Trong đó không thể không nhắc tới Chùa Bôtum Vong Sa Som Rong.

Chùa Som Rong

Chùa Bôtum Vong Sa Som Rong còn được người dân địa phương quen gọi là chùa Som Rong tọa lạc tại số 367 Tôn Đức Thắng, phường 5, TP. Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng.

Chuyện lạ chùa Som Rong

Nói đến ngôi chùa từng sở hữu tượng Phật Thích Ca nhập niết bàn (tư thế nằm) từ nhiều năm qua, người ta nhắc ngay đến Chùa Hội Khánh (tọa lạc tại phường Phú Cường, TP Thủ Dầu Một, Bình Dương) được xây dựng năm 1741.

Chánh điện chùa Som Rong

Năm 2013, chùa này đã khánh thành tượng Phật Thích Ca nằm có chiều dài 52 mét, cao 12 mét, an vị trên độ cao cách mặt đất 23 m, nằm trên mái chùa. Công trình đã tổ chức Kỷ lục Chậu Á xác lập là "Tượng Phật nhập Niết bàn trên mái chùa dài nhất châu Á".

29 thg 6, 2020

Tu viện Khánh An, ngôi chùa có phong cách kiến trúc Nhật

Ở An Phú Đông, có một công trình kiến trúc rất đẹp mang đậm nét Nhật Bản. Rất nhiều du khách tới đây để thưởng ngoạn, chụp ảnh lưu niệm. Hầu như lúc nào tới đây bạn cũng thấy có những bạn trẻ tạo kiểu dáng để chụp ảnh (kể cả người già như tui... cũng vậy). Ấy, nhưng nơi này không phải công viên, chốn nghỉ mát... mà nó là một ngôi chùa, mang tên Tu viện Khánh An. Ngoài ra đây còn là một Di tích Lịch sử cấp thành phố (bạn lưu ý nghen, Di tích Lịch sử chớ không phải Di tích Kiến trúc Nghệ thuật!).


Tu viện Khánh An nằm hơi xa trung tâm thành phố, nhưng dễ tìm vì kiến trúc bề thế và khuôn viên rộng lớn, tọa lạc ở góc đường Võ thị Thừa và An Phú Đông 27 thuộc địa bàn phường An Phú Đông, quận 12.

Bánh ép lạ miệng của Huế

Chiếc bánh nhỏ xíu nhưng chứa nhiều điều đặc biệt: vị béo ngậy, dai của bánh, chua giòn đu đủ ngâm, mùi thơm của hành lá, thịt, trứng...

Đến Huế, du khách tò mò khi bắt gặp tấm biển có hai chữ "bánh ép" tại nhiều hàng quán. Bánh này là bánh gì, có ngon hay không, tại sao lại có tên này... là những thắc mắc của du khách.

Bánh ép là đặc sản không thể bỏ qua nếu có dịp thăm cố đô. Món ăn này có nhiều cách chế biến đa dạng nhờ sự sáng tạo của người bán. Bánh được làm từ những nguyên liệu đơn giản là bột lọc, thịt heo, trứng, hành lá... Trước khi ép, chủ quán đã viên sẵn bánh thành từng cục bột nhỏ, phía trên điểm thêm một ít thịt lợn rim, ớt và hành lá. Sau khi khách gọi món, cục bột được chủ quán đặt vào giữa hai tấm gang nóng đỏ rực đã được bôi dầu, đóng lại và dùng hai tay ép khuôn thật chặt trong khoảng 5 - 6 giây. Tiếp đó, họ mở khuôn ra, thêm 1 quả trứng cút sống rồi tiếp tục ép lần 2 trong khoảng vài giây nữa. Trong quá trình ép bánh, chủ quán sẽ lật tấm gang khoảng 2 - 3 lần để bánh được chín đều. 

Những viên bột sống trước khi ép thành bánh. Ảnh: Hương Lan. 

Một thoáng Kim Sơn

Như một bức tranh sơn thủy hữu tình, với động nước mát trong, những mỏm núi đá vôi sừng sững bên dòng suối Ấu, danh thắng Kim Sơn tại huyện Vĩnh Lộc được ví von với cái tên “tuyệt tình cốc” ở xứ Thanh.

Thiên nhiên đã ưu ái ban tặng cho vùng đất Vĩnh An (huyện Vĩnh Lộc) một danh thắng Kim Sơn kỳ vĩ. Ở đó, có dòng suối Ấu thơ mộng, có chùa Linh Ứng, hang động với những mỏm đá vôi đẹp hút hồn du khách.

Hàng cây thốt nốt tuyệt đẹp ở Núi Phú Cường – Tịnh Biên – An Giang

Về An Giang, khách du lịch sẽ bắt gặp một loại cây đặc trưng đã gắn bó sâu sắc với người dân nơi đây – cây thốt nốt. Tên gọi “thốt nốt” do người địa phương đọc chệch từ tiếng Khmer là “th’not”. Cây thốt nốt hiện hữu khắp mọi nơi dọc miền quê An Giang, từ những con đường uốn cong rợp mát đến những cánh đồng lúa bát ngàn hay những ngọn núi hùng vĩ giữa đồng bằng cũng đều có bóng dáng loài cây ấy. Chính vì vậy An Giang được mệnh danh là xứ sở của cây thốt nốt.

Thốt nốt gắn liền với đời sống người Khmer nơi đây. Cây được trồng bằng hạt và hợp với vùng đồi núi khô hạn. Sau 20-25 năm trồng, cây trưởng thành cao từ 5- 7m, có đường kính thân cây từ 30 – 40cm như cây dừa, lá dài và xanh như lá cọ. Lá cây thốt nốt có thể dùng lợp nhà hay làm chất đốt. Thân cây thốt nốt có thể dùng làm cột nhà, bàn ghế đều được. Đặc biệt trái thốt nốt là nguyên liệu làm nên nhiều món ăn đặc sản, dân dã là đặc sản xứ An Giang. Nổi tiếng là cơm lấy từ trái thốt nốt, nước thốt nốt tươi ngọt mát, đường tán thốt nốt, chè thốt nốt nốt, hay bánh gói, bánh bò…

Chùa Thiền Lâm – Điểm du lịch tâm linh nổi tiếng Cà Mau

Chùa Thiền Lâm tọa lạc tại khóm 4, phường Tân Thành, thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau. Nằm cách trung tâm thành phố Cà Mau khoảng 9 km về hướng Đông, chùa Thiền Lâm uy nghiêm thanh tịnh là điểm du lịch tâm linh nổi tiếng của mảnh đất cực Nam tổ quốc, thu hút tín đồ Phật tử và nhiều du khách đến tham quan chiêm bái. 

Chùa Thiền Lâm được xây dựng vào khoảng năm 1810, trải qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo, kiến trúc chùa ngày nay khang trang, bề thế, chạm trổ rồng tinh xảo, với mái chùa cong mang phong cách đền chùa của người Hoa.

Ấn tượng đầu tiên khi đặt chân đến cổng Tam Quan của chùa Thiền Lâm, du khách sẽ ngỡ ngàng bởi vẻ đẹp hào nhoáng của cổng chùa. Cổng Tam quan của chùa Thiền Lâm rất cao, rộng lớn và có mái rồng uy nghiêm. 


Đền thờ 10 Liệt sĩ Khởi nghĩa Hòn Khoai – Cà Mau

Đền thờ 10 liệt sĩ Khởi nghĩa Hòn Khoai tại Khóm 6, Phường 9, TP. Cà Mau là nơi thể hiện lòng tri ân sâu sắc của quân và dân tỉnh Cà Mau đối với những anh hùng liệt sĩ đã khuất. Di tích này cũng chính là nơi thầy giáo Phan Ngọc Hiển cùng đồng đội của mình an nghỉ, được UBND tỉnh ra quyết định xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh vào ngày 6/4/2011.


Năm 2016, di tích được tôn tạo, trùng tu với quy mô lớn trên diện tích hơn 8 ngàn mét vuông và đến ngày 13/12/2018, đền thờ được khánh thành đúng vào dịp Kỷ niệm Ngày truyền thống cách mạng của Đảng bộ, quân và dân tỉnh Cà Mau.