18 thg 5, 2020

Nguyễn Viết Chất- Nhà khoa bảng đầu tiên của Bắc Giang

Năm Thần Vũ thứ 2 (1070), vua Lý Thánh Tông cho xây dựng Văn Miếu ở Thăng Long để tôn thờ Khổng thánh và làm nơi các Hoàng tử đến học. Sau đó 5 năm, niên hiệu Thái Ninh thứ 4, vua Lý Nhân Tông cho tổ chức khoa thi Minh kinh bác sĩ đầu tiên để kén chọn người giỏi văn, thông tỏ kinh sách ra làm quan, phò vua giúp nước.
Ngoài Văn Miếu, sử cũ không ghi về hệ thống trường học khác ở Kinh kỳ và các lộ, châu nhưng chắc rằng ở chốn thiền lâm, các nhà sư là người trực tiếp tham gia đào tạo, tuyển chọn nguồn nho sinh ưu tú cho các kỳ thi cao cấp mà thời kỳ đầu nhà Lý khai mở nền khoa cử.

Xã Trí Yên, huyện Yên Dũng quê hương của nhà khoa bảng Nguyễn Viết Chất. Ảnh: Văn Vĩnh

Đô đốc Giáp Văn Cương - Vị tướng Trường Sa

Tướng Giáp Văn Cương - Anh hùng lực lượng vũ trang, sinh ngày 13-9-1921 tại làng Thép Thượng, xã Bảo Đài, huyện Lục Nam. Ông là vị tướng mà cả ở đời thường và trong cuộc đời binh nghiệp có khá nhiều điều đặc biệt rất thú vị. Đây là người đầu tiên của Hải quân nhân dân Việt Nam được phong hàm Đô đốc (Thượng tướng), đồng thời là vị tướng hai lần nắm giữ trọng trách Tư lệnh Hải quân ở hai giai đoạn khác nhau.

Đô đốc Giáp Văn Cương gặp gỡ chiến sĩ công binh xây dựng đảo Tiên Nữ. Ảnh tư liệu.

17 thg 5, 2020

Về Bạc Liêu đi 'Chợ quê ngày Tết'

Một không gian rất “thôn quê” được tái hiện trong “Chợ quê ngày Tết” ở xứ Công tử Bạc Liêu trong những ngày giáp Tết Nguyên đán 2020 thu hút rất đông người dân và du khách.

Rất đông người dân và du khách đi "chợ quê" ở Bạc Liêu trong những ngày cận Tết - Ảnh: CHÍ QUỐC

"Chợ quê ngày Tết" được tổ chức ở tuyến đường 30 Tháng 4 thuộc phường 3 TP Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu trong thời gian 4 ngày (từ 19 đến 22-1, nhằm ngày 25 đến 28 Tết).

Một ngày ở chợ dừa Bến Tre

Từ lâu, hai bên bờ sông Thom (thuộc huyện Mỏ Cày Nam và huyện Mỏ Cày Bắc, Bến Tre) được coi là chợ dừa lớn nhất miền Tây và của cả nước. Nơi đây lúc nào cũng nườm nượp ghe thuyền, có cả ghe các tỉnh Vĩnh Long, Trà Vinh, Sóc Trăng… cũng mang dừa về đây.

Ngoài việc mua bán, chợ còn tạo thêm việc làm cho dân lao động địa phương - Ảnh: Hữu Khoa 

Cánh đồng cói đẹp như tranh

Trên cánh đồng xanh rì trong nắng trưa, người nông dân Vũng Liêm thu hoạch và phơi cói như những nghệ sĩ thực thụ.

Cánh đồng cói xã Trung Thành Đông, huyện Vũng Liêm, được trồng ngay ngắn khi nhìn từ trên cao. Phía xa là ruộng lúa chín vàng, sắp vào vụ thu hoạch.

Bộ ảnh do nhiếp ảnh gia Lương Nguyễn Anh Trung thực hiện vào tháng 2/2020.

Cói hay lác là một trong những loại cây phổ biến ở vùng đất ngập nước ngọt. Từ lâu, cói đã được sử dụng rộng rãi, thân thiện với môi trường vì có thể làm chiếu, đồ thủ công mỹ nghệ, giỏ xách thay cho túi nilon. 

Nông dân miền Tây thu hoạch năn

Một tháng nay nông dân thị xã Ngã Năm tất bật thu hoạch cây năn, cho thu nhập hàng chục triệu đồng.

Đều đặn từ sáng sớm, ông Nguyễn Văn Quân, 44 tuổi, xã Tân Long, thị xã Ngã Năm, Sóc Trăng cùng người làm thuê tất bật ra đồng nhổ năn. Ông Quân là một trong số hơn 100 hộ dân ở xã trồng năn và xem đây là nghề chính của gia đình suốt 5 năm nay. 

Năn là loại cây thuộc họ cói, được thu hái quanh năm và sử dụng như một loại rau ăn sống hoặc chế biến thành nhiều món ăn. Loại cây này mọc ở nhiều tỉnh như An Giang, Đồng Tháp, Long An, Cà Mau... song nơi có năn nhiều và ăn năn sành điệu là dân Bạc Liêu và Sóc Trăng. 

11 thg 5, 2020

Măng trúc Yên Tử xào thịt bò

Đến với Yên Tử, Quảng Ninh bạn không chỉ được du ngoạn và ngắm nhìn thiên nhiên đất trời mà còn được thưởng thức những món đặc sản được chế biến từ măng trúc. Trong đó món ăn quen thuộc nhất phải kể đến món măng trúc xào thịt bò.

Mùa xuân, là mùa của Lễ hội và cũng là mùa thu hoạch măng trúc của người dân sống quanh dãy núi Yên Tử, Quảng Ninh. Vào những ngày này, khi tới đây, du khách sẽ thấy người dân bán măng trúc dọc các tuyến đường. Món này ngon và lạ đến mức hầu như ai đi du lịch Yên Tử cũng mua một vài bó về thưởng thức.

Măng trúc không chỉ là món ăn được sử dụng nhiều trong thực đơn của các nhà sư, tu sĩ mà còn là món ăn phổ biến của nhiều gia đình Việt. Vì sống ở độ cao trên núi chịu nhiều sương gió, rét lạnh nên măng trúc Yên Tử có độ chắc và nhỏ hơn những loại măng trúc ở khu vực khác. Măng có vị ngọt bùi, hơi đắng và đậm hương vị của núi rừng. Để loại bỏ bớt độ đắng của măng, trước khi chế biến phải rửa măng sạch, cắt thành các lát nhỏ, bổ dọc. 

Măng trúc được lựa chọn ở Yên Tử (Quảng Ninh), thịt bò là phần thăn (lưng) bò cùng các loại rau sống.

Miếu Cây Vông - Di tích lịch sử cách mạng hơn 240 năm tuổi


Miếu Cây Vông (tọa lạc ấp 4, xã Trung An, TP. Mỹ Tho) là điểm hội họp của các tổ chức cách mạng trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước. Sau ngày miền Nam giải phóng, thống nhất đất nước, miếu Cây Vông là nơi sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng thờ cúng của nhân dân trong và ngoài tỉnh Tiền Giang. Với những ý nghĩa lịch sử và các giá trị mang lại, năm 2013 miếu Cây Vông đã được công nhận là di tích cấp tỉnh.

ĐIỂM HỘI HỌP CỦA CÁC TỔ CHỨC CÁCH MẠNG

Theo nguồn tư liệu của các bậc lão thành trong Ban Hội hương miếu Cây Vông, miếu được lập vào thế kỷ XVIII, do người dân từ miền Bắc vào Nam khai hoang lập ấp, thấy khu vực này có một gò đất cao hơn các nơi xung quanh nên đặt ở nơi này một ngôi miếu nhỏ làm bằng gốc tre, lợp lá để thờ Thổ Thần (thần đất), cạnh miếu có một cây vông nên nhân dân trong vùng gọi là miếu Cây Vông.

Bảo tồn giá trị văn hóa Chợ nổi Cái Bè

Hình thành từ lâu đời, Chợ nổi Cái Bè (thị trấn Cái Bè) là một trong những chợ nổi mang nét văn hóa đặc thù của vùng Tây Nam bộ. Sự ra đời và phát triển chợ nổi đã khẳng định tinh thần năng động, đầy sáng tạo của cư dân vùng sông nước. Với những nét sinh hoạt độc đáo, Chợ nổi Cái Bè là một trong những điểm du lịch hấp dẫn của Tiền Giang nói riêng và Tây Nam bộ nói chung. Do đó, việc bảo tồn giá trị văn hóa Chợ nổi Cái Bè cần được quan tâm và chú trọng.


Họp ở đoạn sông Tiền giáp ranh giữa ba tỉnh Tiền Giang, Vĩnh Long và Bến Tre, Chợ nổi Cái Bè là một trong những khu chợ nổi có quy mô lớn nhất ở khu vực Nam bộ. Chợ nổi Tây Nam bộ nói chung và Cái Bè nói riêng đã được hình thành từ khi có bước chân của lưu dân người Việt vào khai phá vùng đất này từ thế kỷ XVII - XVIII. Chợ nổi hình thành trong điều kiện giao thông và phương tiện lưu thông đường bộ chưa phát triển, nên khi có nhu cầu buôn bán, trao đổi, người ta liền tụ tập mua bán trên sông, bằng các phương tiện như xuồng, ghe. Sách Gia Định thành thông chí ghi nhận đầu thế kỷ XIX, Chợ nổi Cái Bè rất sung túc. Bè tre đậu kín vàm rạch, chở lúa gạo, cá khô, cau khô và các loại vỏ cây già, cây đước bán tận Campuchia. Đến cuối thế kỷ XX, nơi đây đã trở thành một trong những khu chợ đầu mối lớn nhất khu vực Nam bộ.

Trắng đêm ở chợ rau đầu mối

Không phải là chợ đêm, nhưng cứ 10 giờ tối, tiểu thương ở chợ Bà Rịa đã nhóm họp. Họ làm suốt đêm với những chuyến xe chở rau, trái cây từ các tỉnh, thành lân cận, các huyện trong tỉnh đưa về. Người dỡ hàng từ xe tải xuống, người bốc hàng ra xe kéo, rồi phân loại, cân kéo… Trên gương mặt mọi người ánh lên niềm hy vọng cho một ngày “buôn may bán đắt”.

Một nhóm người được thuê gọt rau, củ tại chợ Bà Rịa.

Ngay đầu cổng vào chợ Bà Rịa, những chiếc xe tải “cõng” trên mình hàng chục tấn cà chua, khoai tây, rau xanh… tấp vào đậu sát nhau. Ngay sau đó, “gánh nặng” này được “trút sang” đôi vai những người đàn ông to khỏe với những chiếc xe kéo đang chờ sẵn bên cạnh. Dưới ánh đèn neon sáng rực, những đôi tay căng vồng cơ bắp ra sức kéo chiếc xe hàng chất đầy những sọt rau về nơi tập kết. Những sọt cà chua chín đỏ, cà rốt, khoai tây, bắp cải, những sọt xoài, cam, thanh long… đầy ắp, tươi ngon, được tiểu thương tiếp tục chuyển xuống các xe kéo nhỏ, phân loại vào từng bao lưới chừng 10-20kg/bao. Sau đó, số hàng này được chuyển lên các xe ba-gác, xe máy chở về các chợ ở Bà Tô (Xuyên Mộc), Phước Hải (Long Điền), Đất Đỏ (huyện Đất Đỏ), chợ Vũng Tàu. Rau muống, rau bí, các loại cải… cũng được phân loại, cột thành từng bó, xếp gọn gàng vào các sọt tre, sọt nhựa gần đó. Phía trong chợ, một vài người phụ nữ đứng tuổi đưa tay nhẩm tính từng lô hàng. Tiếng nói cười, xì xào, ra giá, tiếng bước chân hối hả của tiểu thương, của đầu mối đến lấy hàng… nhộn nhịp, tất bật.