10 thg 12, 2019

Dùng vôi bột và vỏ cây nhuộm vải, người Ơ đu ở Nghệ An giữ truyền thống độc đáo

Ơ đu là một trong những dân tộc ít người nhất của Việt Nam, hiện đang sống tại huyện Tương Dương, Nghệ An. Bên cạnh một số phong tục truyền thống đang đứng trước nguy cơ mai một, thì truyền thống dệt, nhuộm vải và may trang phục đặc trưng vẫn đang được gìn giữ. Đáng chú ý ở công đoạn nhuộm vải, người Ơ đu vẫn làm theo phương thức thủ công độc đáo. 

Chị Lo Thị Nga (SN 1972), ở bản Văng Môn, xã Nga My, huyện Tương Dương là một trong số ít người còn biết nhuộm và may trang phục dân tộc Ơ đu cho biết: “Để có một nồi nước nhuộm, trước đó tôi phải vào rừng sâu để lấy các loại vỏ cây mang về cho vào nồi đun sôi và cho vào một ít vôi bột. Cứ thế đun khi nào nước ra màu thì cho vải vào để nhuộm”. Ảnh: Đình Tuân 

Về xứ Nghệ, khám phá du lịch làng nghề


Khám phá nét xưa ở Cửa Lò

Về với Cửa Lò, du khách không chỉ bị thu hút bởi bãi biển đẹp, hải sản tươi ngon, hệ thống nhà hàng khách sạn chất lượng… nơi đây còn có nhiều di tích, danh thắng, những không gian tâm linh gần gũi, thiêng liêng. 

Với quá trình phát triển lâu đời, Cửa Lò là vùng đất có bề dày văn hóa trầm tích. Theo Ban quản lý Di tích Danh thắng tỉnh, trên địa bàn TX Cửa Lò có 35 di tích lịch sử, văn hóa đã được phân cấp quản lý, trong đó có 3 di tích được xếp hạng cấp quốc gia, gồm: Đền Vạn Lộc, đền Mai Bảng, nhà thờ Họ Hoàng Văn, nhiều di tích đã được xếp hạng cấp tỉnh, như chùa Lô Sơn, chùa Song Ngư, đền Diên Nhất, đền Yên Lương, đền Bàu Lối, đền Làng Hiếu, nhà thờ họ Hoàng Thế, nhà thờ Phùng Phúc Kiều... Trong ảnh: Đền Bàu Lối ở phường Nghi Thu. 

Đông về ăn cọ hấp - đặc sản của tuổi thơ ở vùng quê Hà Tĩnh

Quả cọ có ở nhiều nơi, trải dài khắp ở các vùng quê Hà Tĩnh thế nhưng mang đậm vị béo vẫn là cọ ở xã Thạch Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh). Món cọ hấp cũng từ đó mà ra đời, mang lại những dư vị khó quên cho bất kỳ ai thưởng thức.

Chẳng biết từ bao giờ, cây cọ (còn gọi là cây tro) đã có mặt trên nhiều miền quê Hà Tĩnh. Trước đây, gần như nhà nào cũng đều trồng cọ trong vườn, chủ yếu để lấy lá - nhiều thì bán, ít thì để dùng lợp một số công trình trong gia đình. Ngày nay, dù lá cọ không còn được dùng nhiều như trước, nhưng nhiều gia đình vẫn lưu giữ lại cây cọ làm bóng mát, cảnh quan như một nét hồn quê...

Du ngoạn làng lò gạch

Mỗi lần bay ngang bầu trời Nam bộ, ngoài bạt ngàn xanh cây trái và sông nước uốn lượn thì đập vào mắt du khách là những cụm tháp nâu đỏ nổi bật. Có dịp vào bên trong lại ngỡ là những Tháp Chàm hay các đền tháp cổ xưa. Thật ra là những lò gạch.

Chưa ai biết rõ kỹ thuật xây lò để nung gạch có từ bao giờ và xuất phát từ đâu. Chỉ biết rằng gạch là vật liệu chính được làm từ đất sét nung để xây dựng từ xa xưa.

Di chỉ khảo cổ với hiện vật gạch được tìm thấy ở khu vực gần sông Tigris (Trung Đông) có niên đại 7.500 trước Công nguyên. Phải là đất sét mới làm được gạch.

Đất trộn với nước, nhồi nhuyễn và đưa vào khuôn đóng thành viên, màu nâu xám, phơi hoặc sấy khô rồi chất vào lò. Lò đốt bằng củi, các loại than trấu, khí đốt…suốt nhiều giờ.

Khi gạch "chín", chuyển sang màu đỏ hoặc nâu sẫm. Trải mấy ngàn năm, hình dạng gạch gần như không thay đổi, ban đầu là gạch chỉ, còn gọi là gạch thẻ (đặc), sau này có thêm gạch tàu (vuông), gạch ống.

Một góc làng Lò gạch An Hiệp, Châu Thành, Đồng Tháp

9 thg 12, 2019

KoTam – bức tranh Tây Nguyên hoàn mỹ

Mang một nét đẹp đậm chất núi rừng Tây Nguyên, cùng với sự kết hợp hài hòa của cả một hệ sinh thái đa dạng giữa cỏ cây hoa lá và những bến nước nhân tạo trong vắt, khu du lịch KoTam trở thành một điểm đến thú vị, thu hút rất nhiều khách du lịch khi đặt chân đến mảnh đất đầy nắng, gió này. 

Cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 9km về hướng Đông Nam (đường đi Nha Trang), khu du lịch sinh thái KoTam nằm ở Km 4, quốc lộ 26, phường Tân Hòa, xã Ea Tu, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk.

Khu du lịch sinh thái KoTam bao gồm khu trung tâm có diện tích 17ha và khu liên kết cộng đồng với đồng bào các buôn xã EaTu với tổng diện tích là 200ha, được chia thành 3 khu vực là vườn chính, nhà tre và hồ câu.

Khung cảnh KoTam trông tựa như một bức tranh sơn dầu, được tô điểm với nhiều mảng màu sắc khác nhau với những con đường hoa trải dọc hai bên lối đi, thêm vào đó là có cả những mảng màu xanh mướt của cây cối và màu nước trong vắt của hồ câu nhân tạo.

Toàn cảnh hồ cảnh quan trong khu du lịch Ko Tam.

Đẹp ngỡ ngàng những bức tường hoa tigôn trên đường làng Hà Tĩnh

Ngỡ ngàng, xao xuyến là những xúc cảm của mỗi vị khách khi một lần được rảo bước dọc trên tuyến đường thôn Thông Tự, xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh). Trong sắc nắng dịu nhẹ đầu đông, những giàn hoa ti gôn khoe sắc rực hồng trên nền xanh cây lá khiến không gian càng thêm yên bình, lãng mạn.

Mong muốn làm nên điều đặc biệt riêng có cho con đường thôn, 3 năm trước, ngoài chọn những giống cây phổ biến như chiều tím, chuỗi ngọc.... để làm hàng rào xanh, người dân thôn Thông Tự còn chọn giống cây tigôn để “khoác” bức tường hoa dọc những tuyến đường.

Bắt cá đồng!

Sau những tháng ngày mải mê ở chốn đông người, tôi có dịp về lại vùng quê và cùng những người bạn chân chất đi bắt cá đồng. Với nhiều người, đó không phải là điều gì quá mới mẻ nhưng lại mang hơi thở của quê hương, nuôi dưỡng tình yêu với mảnh đất đã cưu mang họ tự thuở thiếu thời.

Dỡ chà mùng bắt cá 

Làng khô đón Tết

Nước lũ rút cũng là lúc làng khô cá đồng Vĩnh Hội Đông (An Phú) tất bật vào vụ mùa sản xuất, chuẩn bị đón Tết. Tuy nhiên, vì lũ không như mong đợi nên sản lượng cá nguyên liệu không dồi dào, khiến vụ khô Tết năm nay “kém vui” hơn. 

Thời điểm này, cặp theo tuyến lộ trung tâm đi qua xã Vĩnh Hội Đông sẽ thấy những vỉ khô cá đồng vàng rượm trong ánh nắng miền biên giới. Nói về khô cá đồng thì không đâu hơn xã giáp biên này, bởi nguồn nguyên liệu dồi dào từ Campuchia chuyển xuống. Ở đây có đủ mặt khô, từ cá kết, cá chèn, cá chạch, cá lăng, cá chốt cho đến khô rắn, khô trăn và nhiều thứ khác nữa. Dân sành ăn hẳn sẽ phải tìm về vùng biên giới này để tận hưởng thứ đặc sản đậm chất miền Tây. 

Làm khô đón Tết 

“Chênh vênh” xóm lưỡi câu

Nhắc đến “xóm lưỡi câu” (khóm Tây Khánh 8, phường Mỹ Hòa, TP. Long Xuyên), người ta nhớ ngay đến cái xóm nằm bên dòng Long Xuyên, dài chừng 1km, nhà nào cũng làm lưỡi câu. Nửa thế kỷ nhộn nhịp, tưng bừng, ồn ã tiếng máy móc và rủng rỉnh thu nhập, “xóm lưỡi câu” trở thành làng nghề tiểu thủ công nghiệp được UBND tỉnh công nhận. Vậy mà, giờ đây tiếng máy dần thưa thớt, lạc lõng bởi con nước cạn. Người dân chẳng muốn bỏ nghề, nhưng phải đi tìm công việc khác. Nỗi buồn ấy sao mà đắng đót, chênh vênh!

14 tuổi, chị Nguyễn Thị Thanh Thúy bắt đầu theo nghề làm lưỡi câu của gia đình. 30 năm trôi qua, chị vẫn ngồi quay mũi, nhưng mọi thứ giờ khác nhiều lắm. Hồi đó, 1 muôn (10.000 lưỡi câu) chỉ có 11.000 đồng. Con nước lên, mỗi ngày khách mua mấy chục muôn là bình thường. Cả xóm xúm nhau làm ngày, làm đêm mới đủ số lượng cung ứng thị trường. Bên chiếc máy, dưới ánh đèn sáng vừa đủ, người thợ cần mẫn lặp đi lặp lại từng ấy thao tác, chạy đua với thời gian. Còn giờ, 1 muôn tăng giá hơn 10 lần, mà số lượng bán ra cũng giảm từng ấy lần. Bởi vậy, những người thợ gia công như chị Thúy thất nghiệp dần, hoặc chỉ được chủ cơ sở giao hàng làm cầm chừng. Buổi sáng, chị bận rộn bán thức ăn sáng, lo con cái, nhà cửa. Tới 2-3 giờ chiều, chị ngồi miết với máy quay, đến 8-9 giờ tối. Mỗi ngày cần mẫn, chị có thu nhập từ 100.000-150.000 đồng từ cái nghề gia công này. Số tiền ấy nói nhiều không nhiều, nói ít cũng không ít. Nhưng được cái, chị có thể trông nhà, quán xuyến gia đình, tận dụng thời gian nhàn rỗi để kiếm thêm tiền.