9 thg 5, 2019

Ngon đậm đà bánh canh Đà Nẵng

Bánh canh là món ăn quen thuộc, phổ biến ở nhiều tỉnh, thành miền Trung. Tùy vào cách chế biến và cách sử dụng nguyên liệu đặc trưng của mỗi vùng miền mà món ăn này mang hương vị khác nhau. Bánh canh có thể được xếp vào món ăn "đặc sản" mà du khách không nên bỏ qua khi du lịch miền Trung nói chung, Đà Nẵng nói riêng. 

Bánh canh Đà Nẵng. Ảnh: THÚY NGÂN 

Sợi bánh canh khá to và ngắn, sợi bột thường được làm từ bột gạo, bột mì, bột lọc hoặc bột gạo pha bột sắn.

Giá trị nhân văn trong lễ cưới truyền thống của người M’nông

Ngoài những nghi lễ liên quan đến lao động, sản xuất, người M’nông còn có hệ thống nghi lễ liên quan đến vòng đời người như: lễ mừng sức khỏe, lễ đặt tên cho con, lễ trưởng thành, lễ cưới… Trong đó, lễ cưới bao gồm các bước: dạm ngõ, ăn hỏi, cưới, lại mặt. 

Quá trình cộng cư, giao lưu văn hóa và hội nhập đời sống hiện đại, lễ cưới của người M’nông có sự thay đổi theo hướng tối giản hơn, nhiều hủ tục xóa bỏ. Mặc dù vậy, một số nghi thức truyền thống độc đáo vẫn được người M’nông lưu giữ, chứa đựng nhiều giá trị nhân văn sâu sắc.

Nhà trai chuẩn bị lễ vật đến hỏi cưới cô gái 

Gìn giữ ngôi đền hơn 150 tuổi

Hàng trăm năm nay, đền Văn Thánh ở thôn 3, xã Đức Chánh (Mộ Đức) nổi danh là nơi lưu giữ nhiều giá trị lịch sử - văn hóa tiêu biểu.

Dấu ấn đền xưa
Theo sử sách, từ đầu nửa thế kỷ thứ XIX, thời kỳ chấn hưng văn hóa Nho học ở Quảng Ngãi, có nhiều nhà nho đỗ đạt cao, mang nặng tư tưởng Khổng Mạnh trên phương diện học thuật và đạo đức Nho gia có mong muốn thành lập đền Văn Thánh. Qua khảo sát nghiên cứu văn bia, có thể khẳng định đền Văn Thánh được xây dựng năm Tự Đức thứ 16, năm 1863, cách đây 156 năm, do các quan viên trong huyện, trong tỉnh góp tiền tạo dựng, với tổng diện tích 3.450m².

Đền Văn Thánh là nơi thờ Đức Khổng Tử và là nơi ghi danh các vị tiền nhân tú tài, cử nhân, tiến sĩ, nhân sĩ, tầng lớp trí thức đỗ đạt cao ở huyện Mộ Đức, Quảng Ngãi và một số vị ở các tỉnh Quảng Bình, Thừa Thiên, Quảng Nam, Bình Định.

Dấu tích còn lại của đền Văn Thánh, ở xã Đức Chánh (Mộ Đức). 

7 thg 5, 2019

Cây cầu gần 200 m từng là ranh giới chia đôi đất nước

Di tích Hiền Lương - Bến Hải ở Quảng Trị là biểu tượng của khát vọng thống nhất đất nước. 

Cây cầu Hiền Lương bắc qua sông Bến Hải (tại thôn Hiền Lương, xã Vĩnh Thành, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị) từng là giới tuyến chia cắt hai miền Nam - Bắc, sau Hiệp định Geneve năm 1954. 
Được thực dân Pháp xây dựng năm 1952, cây cầu bị bom Mỹ đánh sập năm 1967. Năm 2002, cầu được phục chế và khánh thành vào ngày 18/5/2003. Hiện cây cầu phục vụ khách tham quan. Mỗi năm, khu di tích này đón khoảng 20.000 lượt khách. 

Chùa Ba Vàng là chi và ở nơi nao?

Gần đây, tôi thấy khá nhiều bài trên các trang du lịch giới thiệu về chùa Ba Vàng ở Quảng Ninh, nói rằng đây là một điểm du lịch tâm linh quy mô lớn, hoành tráng. Tôi tò mò, tìm đọc lại các tài liệu hiện có của mình, xem ngôi chùa này có lịch sử thế nào. Lạ thay, không thấy bất cứ tài liệu nào nói rằng Quảng Ninh có một ngôi chùa nổi tiếng tên là chùa Ba Vàng hết.

Toàn cảnh chùa Ba Vàng. Ảnh: chuabavang.com.vn

Đồi Con Heo - điểm ngắm toàn cảnh phố biển Vũng Tàu

Tọa lạc ngay Bãi Sau, đồi Con Heo có khung cảnh hoang sơ, có tầm nhìn xuống biển đảo và các con đường lớn. 

Nằm giữa TP Vũng Tàu, đồi Con Heo được biết đến như điểm đến mới của giới trẻ yêu thích khám phá, mạo hiểm. Từ đỉnh đồi này, du khách có thể ngắm được toàn cảnh thành phố: cung đường Thùy Vân với bờ biển trải dài một góc đường Hạ Long và đảo Hòn Bà giữa biển.