16 thg 7, 2018

Làng nghề mây tre Long Thành Trung

Ai đã đến xã Long Thành Trung, huyện Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh sẽ bắt gặp ở hai bên đường những khúc tre, lồ ô, mây... với kích thước ngắn dài, to nhỏ khác nhau. Đây chính là nguyên liệu của làng nghề mây tre nứa truyền thống vốn đã tồn tại và phát triển gần nửa thế kỷ qua trên mảnh đất này.

Với kinh nghiệm làm nghề gần nửa thế kỷ, người dân ở Long Thành Trung có thể tạo ra các sản phẩm từ mây, tre, nứa công phu, bền, đẹp theo nhiều mẫu mã, được khách hàng ưa chuộng, tiêu biểu như: bàn ghế, tủ, kệ, salon, nhà lều… Để sản phẩm đạt chất lượng cao hơn nữa nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội, làng nghề cần thiết phải có một tổ chức định hướng phát triển theo hướng bền vững và Hợp tác xã Mây tre Long Thành Trung đã ra đời vào tháng 11/2010 theo xu thế đó. Hoạt động chính của Hợp tác xã là sản xuất, kinh doanh các mặt hàng mây, tre, nứa nhằm phục vụ nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước. 

Máy chẻ lạt đều phục vụ cho việc đan được thuận tiện tốt hơn. 

12 thg 7, 2018

Một ngày thư giãn ở khu bảo tồn 'Cánh đồng bất tận'

Chỉ cách Sài Gòn 2 giờ chạy xe với chi phí rẻ, bạn sẽ có ngày nghỉ đổi gió ở khu rừng tràm nguyên sinh - cũng là nơi quay bộ phim 'Cánh đồng bất tận'.

Khu du lịch "Cánh đồng bất tận" ở ấp 3, xã Bình Phong Thạnh, huyện Mộc Hóa nằm trong khu Bảo tồn đa dạng sinh học - cây dược liệu Đồng Tháp Mười. Tạm rời bỏ công việc bận rộn, hối hả của cuộc sống để lại sau lưng khói bụi của thành phố, ngột ngạt của những dãy nhà cao tầng, bạn sẽ hòa mình vào thiên nhiên, không khí trong lành với những rừng cây ngút tầm mắt. 

Khung cảnh bình yên. 

"Lội thác" khe Kèm để cá massage chân

Đến thác khe Kèm (Con Cuông - Nghệ An), du khách được thỏa thích tắm thác mà còn được thư giãn khi ngâm chân trong làn nước mát để hàng trăm con cá rỉa chân như massage.

Thác nước đổ từ trên cao xuống tung bọt trắng xóa. Ảnh: Bá Hậu 

Đến thác, du khách được thỏa thích vui chơi bên dòng thác để tận hưởng không khí mát mẻ và môi trường trong lành của thiên nhiên. Cách thác không xa là những vũng nước nhỏ, nông hơn và rất phù hợp với việc bơi lội, tắm rửa.

Thăm chợ xép vùng cao với 'đặc sản' chuột, nòng nọc, ấu trùng

Chợ xép là những lán nhỏ được dựng lên bên đường trong các bản làng, lề đường, vỉa hè thị trấn…; bày bán những mặt hàng được coi là đặc sản vùng cao như: Chuột rừng, ấu trùng chuồn chuồn, cá khe, các loại rau rừng… 

Những lán dựng tạm ở các bản làng là nơi người dân bày bán những sản vật hái, đánh bắt được trên rừng như: rau, quả rừng; thú rừng; cá khe, suối. Ảnh: Hùng Cường 

Đào Mông chín rộ ở miền Tây Nghệ An

Xã Tri Lễ, huyện Quế Phong (Nghệ An) có 7 bản Mông sống dọc biên giới Việt – Lào, trong đó có 72 hộ của 3 bản Huồi Mới 1, Huồi Mới 2, Pà Khốm được Ban di dân phát triển nông thôn miền núi hỗ trợ trồng, chăm sóc gần 13.000 gốc đào Mẹo. Vào thời điểm này, đào đang chín rộ. 

Người Mông ở biên giới Quế Phong thường trồng đào phía trên những đỉnh đồi có đất rẫy. Đến nay, khắp núi đồi trải dọc biên giới Việt – Lào phủ kín những gốc đào. Ảnh: Hùng Cường 

Chợ Lớn năm 1991 qua ống kính người Pháp

Bến xe Chợ Lớn, hiệu thuốc hay khu nhà trọ của người Hoa là nội dung chủ yếu trong loạt ảnh do Patrick Zachmann chụp gần 30 năm trước. 


Patrick Zachmann là nhiếp ảnh gia Pháp sinh năm 1955. Ông bắt đầu hành nghề chụp ảnh tự do từ năm 1976 và trở thành thành viên của tạp chí ảnh quốc tế Magnum Photos từ năm 1990.

Trong chuyến thăm Việt Nam hồi đầu những năm 90 của thế kỷ trước, ông có đến Sài Gòn. Dịp này, ông đã ghi lại nhiều bức hình về cuộc sống của người dân quanh khu Chợ Lớn.