26 thg 4, 2018

Ngắm cây bồ đề cổ thụ hình thù độc lạ bậc nhất Việt Nam

Cây bồ đề cổ thụ này có tuổi đời ít nhất là 196 năm. Cây mọc trùm lên một bức tường cũ của ngôi đền với bốn chùm rễ lớn tạo thành ba lối đi xuyên qua gốc cây rất ấn tượng.

Phía trước chính điện đền thờ Lương Văn Chánh ở xã Hòa Trị, huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên có một cây bồ đề cổ thụ hình dáng độc đáo bậc nhất Việt Nam

25 thg 4, 2018

Chùa Bà Chợ Lớn - Tuệ Thành hội quán

Hội quán Tuệ Thành (hiện tọa lạc tại 710 Nguyễn Trãi, quận 5) do người Hoa gốc Tuệ Thành (tức phủ Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông) đến vùng Sài Gòn - Chợ Lớn làm ăn xây dựng nên để thờ bà Thiên Hậu Thánh Mẫu phù hộ cho họ đi biển được an toàn. Ước hội quán được xây dựng nên khoảng 1760. Với đa số người dân, tên gọi Chùa Bà Thiên Hậu, chùa Bà Chợ Lớn hay miếu Thiên Hậu quen thuộc hơn, nhưng tên chính thức nơi đây - và được ghi trong bằng chứng nhận Di tích Kiến trúc Nghệ thuật cấp Quốc gia là Hội quán Tuệ Thành.

Chính diện Chùa Bà

Vị ngon của muối

Không cầu kì trong cách chế biến, những món ăn của đồng bào dân tộc thiểu số ở Kon Tum giữ được vị ngon ngọt nguyên chất, mang đậm phong vị núi rừng. Nhất là với món muối từ quả sao và tiêu rừng, chỉ cần thưởng thức một lần, hương vị đậm đà sẽ còn được lưu mãi, khó quên.

Trong chuyến công tác cách đây 4 năm, tôi tình cờ được dùng bữa tối tại nhà chị Y Thể (người Giẻ) tại xã Đăk Môn, huyện Đăk Glei. Bữa cơm đạm bạc chỉ có vài con cá nục hấp, ít măng chua nấu với đầu cá và… 1 chén muối nhưng ngon hết sảy. Những nắm cơm nóng hổi chấm vào chén muối the the vị tiêu, thơm vị lá cam, lá sả, chua chua vị quả sao, sao mà đậm đà đến thế!… 4 năm rồi, mỗi lần nhắc đến lại thấy thèm.

Sau này, đi nhiều huyện trên địa bàn tỉnh, tôi mới biết, không chỉ có người Giẻ mà hầu hết bà con ở các làng đồng bào dân tộc thiểu số đều dùng quả sao (người Kinh hay gọi là quả chua) để làm muối, dù mỗi nơi có một cách gọi tên quả khác nhau.


Người dân hái quả sao về dự trữ để làm muối. Ảnh: B.A 

Phố núi không chỉ có cơm lam, gà nướng…

Mỗi lần có bạn từ phương xa đến, tôi cứ lo ngay ngáy, bởi ngoài việc chọn địa điểm để bạn tham quan thì việc đưa bạn mình đi thưởng thức món ẩm thực độc đáo nào riêng có ở Kon Tum cũng là cần phải cân nhắc lựa chọn. Trong hàng loạt đặc sản của Kon Tum được đưa ra giới thiệu, “ẩm thực ống lồ ô” là món ăn được những người bạn thành phố thích nhất, vì họ vừa có thể trải nghiệm vừa thưởng thức được các món ăn dân dã... 

Làng Kon Ktu (xã Đăk Rơ Wa, thành phố Kon Tum) nằm bên dòng Đăk Bla- lúc này đang mùa nước cạn, lộ ra những bãi cát vàng thoai thoải và những bãi đá xám. Mấy năm qua, làng là điểm đến khá hấp dẫn đối với những người thích loại hình du lịch sinh thái, khám phá.

Ở Kon Ktu, du khách được nghe và hòa mình vào tiếng cồng chiêng, cùng múa xoang xung quanh ánh lửa bập bùng; có thể được chứng kiến hoặc tham gia dệt vải, đan gùi; được đi bằng thuyền độc mộc xuôi theo dòng Đăk Bla thơ mộng uốn quanh dưới dãy núi Kong Muk. Và, du khách cũng có thể tham gia các buổi lên nương rẫy, thu hoạch nông sản, đánh bắt cá dưới sông...

Cây nêu - Biểu tượng tâm linh của đồng bào DTTS Kon Tum

Trong các lễ hội lớn của đồng bào DTTS Kon Tum luôn có bóng dáng cây nêu (còn gọi là cột cúng). Cây nêu vừa là hình tượng nghệ thuật kiến trúc, vừa là biểu tượng tâm linh gắn kết đất trời trong các nghi lễ truyền thống của người dân tộc thiểu số nơi đây. 

Ở Kon Tum, cây nêu thường có hai dạng. Thứ nhất, cây nêu trong lễ hội cúng Yàng khi dựng làng mới, nó được làm bằng cây lồ ô cao hơn 20m, trên ngọn của cây nêu, người ta thường trang trí hình mặt trời hoặc gắn một con chim (đồng bào quen gọi là chim Tlang) được đẽo từ một loại gỗ tạp. Hình tượng này biểu tượng cho sự tự do và tục thờ thần mặt trời. Đoạn giữa cây nêu gắn hoa văn bông gạo, đoạn gần dưới gốc cây thường tạc hình con thạch sùng hoặc rùa, đây là những thứ thân thuộc, gắn bó trong đời sống sinh hoạt của người Tây Nguyên.

Về Gio An ngắm giếng cổ, ăn rau liệt

Giếng nước cổ độc đáo Gio An. 

Gio An, một xã ở phía Tây huyện Gio Linh (tỉnh Quảng Trị) là miền quê may mắn được thừa hưởng hệ thống công trình kiến trúc khai thác nguồn nước ngầm rất độc đáo của người Chăm Pa xưa với hơn 30 giếng cổ khác nhau mà người dân địa phương quen gọi là “giếng cổ Gio An”.

24 thg 4, 2018

Ghi chép tản mạn nơi Hà Chương hội quán

Hà Chương hội quán tọa lạc tại 802 Nguyễn Trãi, phường 14, quận 5. Đây là một công trình kiến trúc độc đáo đã được công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia. Tương truyền rằng xưa kia người Hoa thuộc hai phủ Chương Châu và Tuyền Châu của tỉnh Phúc Kiến sang Việt Nam đã lập nên Hội quán Nhị Phủ (tức Miếu Nhị Phủ - năm 1730) làm nơi thờ cúng. Sau đó từ đây lại tách ra làm Hội quán Ôn Lăng (phủ Tuyền Châu - năm 1740) và Hội quán Hà Chương (phủ Chương Châu - năm 1809).


Nghi lễ và thú chơi Xuân Cố đô xưa

Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã phục dựng nhiều nghi lễ, trò chơi từng bước hé lộ nhiều câu chuyện kỳ thú về đời sống chốn cấm cung nhà Nguyễn (1802 - 1945) - triều đại phong kiến cuối cùng ở Việt Nam,thu hút đông đảo khách du lịch đến trải nghiệm, khám phá. 

Nghi lễ chốn Cố cung 


Những tưởng chuyện xưa giờ chỉ còn lưu trong sách sử, thế nhưng Tết Mậu Tuất 2018 này du khách đến thăm Đại Nội Huế đã được tận mắt chứng kiến những phong tục lạ trong đời sống hoàng cung xứ Huế thông qua hoạt động phục dựng các nghi lễ mùa xuân như Lễ thướng tiêu, Lễ đổi gác, hoạt động tuần phòng Tử Cấm Thành của đội cấm vệ quân, các nghi lễ múa hát cung đình mừng Tết vua, hoàng hậu và các phi tần nhà Nguyễn…

Theo Tiến sĩ Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, thời Nguyễn các hoạt động lễ tiết trước và sau Tết Nguyên đán luôn được tổ chức rất trang trọng và chu đáo, khác hẳn với nghi lễ của thường dân bên ngoài, có những nghi lễ do đích thân nhà vua đứng ra điều hành, tổ chức.

Dẫn đầu đội thướng tiêu là hai viên quan bưng ấn tín triều Nguyễn. Ảnh: Thanh Hòa

Chứng tích Tà Cơn

Khu di tích sân bay Tà Cơn nằm tại xã Tân Hợp, huyện Hướng Hóa, Quảng Trị là là minh chứng hùng hồn cho ý chí khát vọng thống nhất đất nước của người Việt Nam. 

Trong chiến tranh chống Mỹ cứu nước, cụm cứ điểm sân bay Tà Cơn chính là lõi của của hệ thống hàng rào điện tử McNamara. Được xây dựng từ tháng 6/1966, hàng rào điện tử McNamara được Mỹ với mục tiêu phát hiện di chuyển, lưu thông của Quân giải phóng miền Nam Việt Nam. Với chi phí lên đến hàng tỷ đô la nhưng chỉ tồn tại được hai năm, hệ thống này đã hoàn toàn phá sản từ sau năm 1968 khi Quân giải phóng miền Nam Việt Nam giành thắng lợi trong Chiến dịch đường 9 – Khe Sanh.

Trải qua 40 năm, Khu di tích sân bay Tà Cơn còn giữ được nhiều hiện vật chiến tranh như máy bay, pháo, xe tăng, bom đạn... Bên cạnh đó, những công trình quân sự như hầm hào, doanh trại của quân đội Mỹ cũng phục dựng để giúp du khách hình dung phần nào về quy mô, sự khốc liệt của chiến tranh.

Một góc Di tích sân bay Tà Cơn (Tân Hợp, huyện Hướng Hóa, Quảng Trị).

Khảo cổ học Cù Lao Rùa

Cù Lao Rùa (Thạnh Hội) là một địa danh thuộc xã Thạnh Hội, thị xã Tân Uyên (Bình Dương). Có tổng diện tích là 277 hecta, được bao bọc bởi dòng chảy chính của sông Đồng Nai và dòng chảy phụ tẻ nhánh bao trọn cù lao nhập vào dòng chính và chảy xuôi về Sài Gòn. Trên cù lao là một ngọn đồi nổi cao 15m so với mặt bằng khu vực, có cấu trúc như hình mu rùa, có tọa độ địa lý 10058’47” vĩ bắc và 106047’17’’ kinh đông. Nơi đây, đã phát hiện một di tích khảo cổ, có niên đại 3.500 - 3.000 năm cách ngày nay. Nơi có đặc điểm về sinh thái, cộng đồng dân cư người Việt đã tồn tại hơn 300 năm vùng đất mới trong tiến trình mở cõi của dân tộc.

Cù lao Rùa (phía tay trái)