19 thg 3, 2018

Kon Tum đón đợi mùa hoa pơ-lang

“Tây Nguyên ơi hoa rừng bao nhiêu thứ. Cánh hoa nào đẹp nhất rừng. Tây Nguyên ơi anh có nhớ buôn làng, nhớ người con gái. Nhớ cánh hoa pơ-lang đẹp nhất rừng Tây Nguyên” - Ca từ trong bài hát “Em là hoa pơ-lang” của nhạc sĩ Đức Minh đã gợi nhớ về hình ảnh những cô gái Tây Nguyên được ví von như bông hoa pơ-lang rực rỡ, tươi thắm…

Đầu xuân, khi nắng vàng từng giọt miên man nhả xuống miền đất này, tiết trời ấm áp, người ta lại được chiêm ngưỡng sắc hoa pơ-lang, nhắc nhở về loài cây mang tính biểu trưng cho vùng đất Tây Nguyên.

Cây pơ-lang thuộc họ gạo, có gai và bạnh vè ở góc, lá kép chân vịt mọc so le, hoa màu đỏ kết thành chùm và có đặc điểm là nở trước khi ra lá. Đây là loài thực vật phổ biến rất thích hợp với thổ nhưỡng vùng Tây Nguyên, gắn liền với nếp sống văn hóa cũng như tâm linh từ ngàn đời của các dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Hoa pơ-lang còn có nhiều tên gọi khác là hoa gạo (cách gọi của người Việt) hay hoa mộc miên (cách gọi của người Hoa).


Hai cây pơ-lang ở làng Kon Tu Mơnây Sơ Lam phường Trường Chinh. Ảnh: L.S 

Nắng bên cầu Kon Klor

Sông Đăk Bla là con sông chính chảy qua thành phố Kon Tum, hàng ngày chứng kiến sự thay đổi của thành phố này. Dù nguồn ngân sách có hạn, nhưng với nỗ lực, tỉnh ta đã xây dựng những cây cầu bắc qua sông Đăk Bla làm giảm thiểu ách tắc và góp phần cho thành phố Kon Tum có bước phát triển kinh tế - xã hội sôi động. Trong đó, cầu treo Kon Klor là một điểm nhấn đẹp cho thành phố.

Vừa hết ngày cuối cùng của tháng 2, nắng tháng 3 đã nhanh chân ùa về sưởi ấm và cũng mang theo chút se se lạnh hòa lẫn trong cái vị ấm áp riêng của đất trời Tây Nguyên.

Kon Tum năm nay, nắng tháng 3 thật lành. Bước chân đến cầu Kon Klor tôi đã thấy một không gian mênh mông ngút ngàn. Kon Klor là cây cầu đẹp nhất của Kon Tum và cũng là điểm đến yêu thích của khách du lịch trong và ngoài nước.

Đến Tú Lệ thưởng thức xôi nếp dẻo thơm

Trong hành trình Tây Bắc trên cung đường Yên Bái- Tú Lệ- Mù Cang Chải, xôi nếp thơm nơi đây là đặc sản làm nức lòng du khách.

Nhắc đến xã Tú Lệ (Văn Chấn- Yên Bái) ai cũng nhắc đến không ít lần về đặc sản gạo nếp Tú Lệ thơm ngon nhất vùng Tây Bắc.

Món ngon cá niên nấu với cây chuối rừng

Nhắc đến ẩm thực ở vùng đất Kon Plông, nếu chỉ giới thiệu đặc sản đã có trong thực đơn nhà hàng nơi đây (như cá tầm, gà nướng, cơm lam…), chắc chắn sẽ thiếu sót bởi còn những món ngon độc đáo được nấu từ cá niên với chuối rừng dân dã do chính đồng bào Mơ Nâm chế biến để đãi khách quý hoặc các lễ hội của làng...

Một lần được về làng Kon Zu, xã Măng Cành (huyện Kon Plông), chúng tôi được cán bộ địa chính - nông lâm xã Măng Cành - A Láu mời về thưởng thức món cá niên nấu với cây chuối rừng dân dã rất độc đáo, khác hẳn cái vị cá niên nấu với rau răm hoặc cà chua xanh mà tôi từng thưởng thức.

Cuối tháng 11, ở Kon Plông gần như ngày nào cũng có mưa phùn lất phất làm cho thời tiết càng rét buốt. Đây là đặc trưng khí hậu riêng có ở vùng Đông Trường Sơn này. Từ trung tâm huyện về xã Măng Cành chỉ chừng chục cây số nhưng chúng tôi như thấu được cái rét mướt càng nhiều hơn trên đường về xã.

Về Ia H’Drai ăn… bánh tráng cá cơm

Từ những mẻ cá cơm tươi được phơi vàng rụm dưới ánh nắng tự nhiên, không cần chất bảo quản, các chị, các mẹ ở xóm chài (thôn 7, xã Ia Tơi, huyện Ia H’Drai) đã chế biến nên món bánh tráng cá cơm thơm ngon, hấp dẫn, đậm đà. Chẳng biết tự bao giờ, từ món ăn vui miệng, cho các đấng mày râu “lai rai” trong những buổi chiều trên sông, bánh tráng cá cơm dần được nhiều người biết đến và trở thành đặc sản nức tiếng khắp vùng.

Chiều đến, xóm chài ở dòng Sê San yên bình đến lạ. Dưới nắng hoàng hôn chiếu rọi, nhà nhà chuẩn bị cơm chiều sau một ngày làm việc mệt mỏi. Trên những ngôi nhà nổi đã được làm vững chãi, người dân í ới hú nhau chèo ghe, tập trung tại nhà xóm trưởng Hai Triều (ông Nguyễn Văn Triều - PV) để cùng tiếp đón khách đường xa. Thế rồi chỉ sau vài phút hỏi thăm, tay bắt mặt mừng, ai nấy đều tranh thủ bắt tay hái rau nhút, sơ chế cá, chế biến các món tươi ngon thết đãi khách.

Tên ai được đặt thành tên đường nhiều nhất TPHCM?

Sài Gòn có một số con đường trùng tên nhau. Theo thống kê, có tới hơn 300 con đường trùng tên. Thí dụ như có ông Nguyễn Đình Chiểu ở quận 3 và có ông Nguyễn Đình Chiểu khác ở quận Phú Nhuận, có ông Lý Thường Kiệt ở quận 10 và ông Lý Thường Kiệt khác ở Gò Vấp,... Đó là chưa kể trường hợp không trùng tên nhưng... trùng người. Thí dụ như đường Quang Trung (Gò Vấp) với đường Nguyễn Huệ (quận 1), đường Đinh Tiên Hoàng (quận 1, Bình Thạnh) với đường Đinh Bộ Lĩnh (Bình Thạnh)...

Ngoài đường Nguyễn Huệ nổi tiếng ở quận 1, ta còn có các con đường... Quang Trung ở Gò Vấp. Hóc Môn và quận 9!

Hang Tú Làn, hang động 5 triệu tuổi

Để khám phá hệ thống hang động Tú Làn nằm sâu trong núi rừng ở huyện Minh Hóa (Quảng Bình), phải trải qua 5 ngày băng rừng, lội suối, bơi qua sông ngầm, leo vách đá cao, để chạm vào các thạch nhũ triệu năm tuyệt đẹp, chưa từng được công bố ở Việt Nam.


Nằm sâu trong núi rừng Tân Hóa, Minh Hóa, Quảng Bình, hệ thống hang động Tú Làn có tuổi từ 2 đến 5 triệu năm được xem như kỳ quan của tạo hóa ban tặng. Không phải là hang động lớn nhất, nhưng về vẻ đẹp, các chuyên gia đánh giá nơi đây không thua kém hang Sơn Đoòng là bao. Ngoài Tú Làn, hệ thống hang động còn các hang phụ như Song, Ươi, Chuột, Hung Ton, Kim, Ken, Tổ Mộ...

Trai tráng Lạng Sơn đua sức tại Hội thi Phài Lừa

Sự hấp dẫn, kịch tính tại Hội thi Phài Lừa trên con sông Kỳ Cùng chảy qua TP.Lạng Sơn thu hút đông đảo du khách và người dân tham gia cổ vũ. Đây là một lễ hội độc đáo hội tụ đầy đủ các yếu tố truyền thuyết, tín ngưỡng văn hóa và thể hiện tinh thần thể thao, thượng võ.

Hội Phài Lừa (Hội đua bè mảng) diễn ra vào sáng 10.3 (tức ngày 23 tháng Giêng) trên con sông Kỳ Cùng thơ mộng chảy qua địa bàn TP.Lạng Sơn là một trong những lễ hội đặc trưng, truyền thống của huyện Bình Gia và huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn. Để hưởng ứng Năm Du lịch Quốc gia, tỉnh Lạng Sơn đã quyết định tổ chức hội thi mang quy mô tỉnh với sự tham gia của 12 đội thi đến từ 6 thôn, bản của huyện Bình Gia và Tràng Định. 

Ban tổ chức trao cờ cho đại diện 2 huyện Bình Gia và Tràng Định. 

Bí ẩn đội trống nữ nổi tiếng chỉ kết nạp thành viên đã lập gia đình


Sau hơn 10 năm thành lập, đội trống nữ làng Đọi Tam (xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, Hà Nam) đã vang danh khắp vùng bởi sự chuyên nghiệp và tiếng trống rền vang, say đắm lòng người.

Làng Đọi Tam với nghề làm trống truyền thống đã có từ 200 năm. Hiện nay, trong 3.000 nhân khẩu của làng có tới 80% theo nghề làm trống. Với đặc thù làng nghề, ngay từ thuở bé, các chị em làng Đọi Tam đã có tình yêu và cảm nhận sâu sắc với âm điệu phát ra từ những chiếc trống.

Hàng nghìn người dân đổ xô về lễ hội Đền Cờn để xin lộc

Hàng nghìn người dân tập trung về bãi biển tham dự lễ hội Đền Cờn. Ảnh:HQ 

Mới sáng sớm đã có hàng nghìn người dân tập trung tại bãi biển Quỳnh Phương, thị xã Hoàng Mai, Nghệ An để tham dự lễ hội Đền Cờn và cầu xin lộc cầu mong sự may mắn.
Lễ hội đền Cờn là một trong những lễ hội truyền thống được công nhận di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia. Lễ hội mang đậm bản sắc vùng biển, được tổ chức hàng năm để tưởng nhớ Tứ Vị Thánh Nương.