10 thg 1, 2018

Tìm về "làng đỏ" Phú Quý

Câu chuyện những thương binh, những bác sĩ, y tá ở địa đạo Đám Toái, thôn Phú Quý, xã Bình Châu (Bình Sơn) kiên cường trong trận chiến đấu cuối cùng của đời mình rồi trở thành bất tử năm 1965 cứ ngời lên trong lòng chúng tôi. Để trong tháng 12 này, chúng tôi tìm về “làng đỏ” Phú Quý.

Trận chiến cuối cùng 


Theo con đường dẫn vào địa đạo, vượt qua những bậc tam cấp bằng đá ong, trước mắt chúng tôi là khu di tích. Ở đó có tượng đài của các y, bác sĩ hy sinh, tiếp theo là nhà bia tưởng niệm. Địa đạo được phục dựng quanh co. Phía sau là những ngôi mộ của các y, bác sĩ, thương binh hy sinh.

Địa đạo Đám Toái được công nhận là di tích lịch sử quốc gia năm 1991. 

Làng rượu men lá Con Cuông rộn ràng vào vụ Tết

Đến hẹn lại lên, vào dịp Tết đến xuân về, làng nấu rượu men lá bản Phục, xã Đôn Phục (Con Cuông) hối hả vào mùa sản xuất phục vụ nhu cầu cuối năm. 

Những ngày này, vào bất cứ nhà nào trong xã cũng bắt gặp cảnh người dân đang chẻ củi, đắp lò, tất bật nấu rượu để phục vụ dịp Tết. Với vùng đất được mệnh danh là “đất rượu” này, Tết dường như đến sớm hơn.
Chúng tôi đến thăm gia đình bà Lang Thị Thân, một trong những hộ có truyền thống nấu rượu từ nhiều đời nay. Bà Thân cũng là người đầu tiên đưa rượu men lá của bản bán ra các địa phương lân cận. Bà Thân cho biết, những ngày giáp Tết, số lượng rượu gia đình sản xuất thường tăng gấp đôi, gấp ba nhưng vẫn không đủ để bán. 

Nguyên liệu để nấu rượu là các loại lá rừng được rửa sạch, chặt nhỏ rồi đem phơi khô. Ảnh: Minh Hạnh 

Có một Hà Giang nơi miền tây bắc xứ Nghệ

Hoa tam giác mạch, một “đặc sản” của xứ cực bắc Hà Giang năm nay đã nở hồng tím cả một vùng tây bắc xứ Nghệ thu hút hàng ngàn du khách đến thăm mỗi ngày. 

Cánh đồng hoa tam giác mạch thuộc xã Nghĩa Bình huyện Nghĩa Đàn, cách đường mòn Hồ Chí Minh khoảng 3km có diện tích gần 2 ha. Ảnh: Tuấn Anh 

Rực rỡ mùa hoa xứ biển

Nhắc đến cái tên Phan Thiết, người ta thường liên tưởng đến cát trắng, nắng vàng và biển xanh, quanh năm lộng gió. Nhưng có lẽ ít ai biết rằng, mỗi độ xuân về, vùng đất biển nơi đây còn mang vẻ đẹp lãng mạn, thơ mộng từ rừng hoa keo lá tràm, hoa đỗ mai đang mùa khoe sắc.


Keo lá tràm hay còn gọi là tràm bông vàng là dạng cây gỗ lớn, phân cành thấp, tán rộng. Cây có hoa dạng bông đuôi sóc, tràng hoa màu vàng tươi, nở rộ theo mùa, tạo nên những vùng sáng rất đẹp. Keo lá tràm thường sống ở những nơi có khí hậu nóng, với khả năng chịu hạn tốt, tuy nhiên chịu rét lại kém. Loài cây này còn được trồng như là cây cảnh, lấy bóng râm và trồng trong các đồn điền để lấy gỗ.

Canh chua cá lóc, nấu theo cách nông thôn Bình Thuận

Không chỉ có cá biển, ở Bình Thuận cá đồng, cá sông tương đối nhiều. Tánh Linh, Đức Linh, là 2 nơi của Bình Thuận nổi tiếng về cá đồng, cá sông đánh bắt trên sông La Ngà, là nguồn thu nhập tăng thêm của người dân từ lâu. Đặc biệt, xã Gia An, Tánh Linh, nơi có hồ Biển Lạc, mỗi năm người dân quanh hồ và ở các huyện lân cận đánh bắt được một lượng cá đồng không nhỏ. Vì vậy, người Bình Thuận rất giỏi chế biến cá đồng thành một số món ăn dân giã nhưng không kém phần bổ dưỡng. Bài viết này giới thiệu cách nấu canh chua cá lóc (tràu) và món cá trê kho tộ của người Gia An và Huy Khiêm, huyện Tánh Linh.

Món canh chua cá lóc. 

9 thg 1, 2018

Những ngôi mộ cổ bề thế giữa phố phường sầm uất Hà Nội

Trong khu vực nội thành Hà Nội, những ngôi mộ cổ này hiện lên như khoảng lặng giữa lòng các khu dân cư sầm uất...

Trong khu nghĩa trang làng Linh Đường (phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, TP.Hà Nội) cạnh khu đô thị Linh Đàm sầm uất, có một ngôi mộ đá cổ đồ sộ với cấu trúc được các nhà nghiên cứu đánh giá là rất đặc biệt. Người dân trong vùng gọi đây là lăng Bà Chúa

Kỳ bí lăng mộ đá cổ hoành tráng giữa thành phố Thanh Hóa

Lăng Quận Mãn là một công trình kiến trúc cổ xưa độc đáo hiếm có của thành phố Thanh Hóa. Hiện nay, công trình này đã xuống cấp nghiêm trọng...

Nằm ở địa phận phường An Hoạch, TP.Thanh Hóa, lăng Quận Mãn là khu lăng mộ đá cổ mang những giá trị kiến trúc - nghệ thuật đặc sắc của xứ Thanh. Lối vào lăng nằm trên phố Nam Sơn, cách trụ sở UBND phường không xa

Làng nghề mứt gừng Mỹ Chánh bắt đầu vào vụ Tết

Người dân làng nghề thực hiện công đoạn rim (ngào) mứt. (Ảnh: Trịnh Bang Nhiệm/TTXVN)

Hàng năm để chuẩn bị cho Tết Nguyên đán, từ trung tuần tháng 11 Âm lịch, các lái buôn, chủ cơ sở bánh kẹo, mứt trong và ngoài tỉnh Quảng Trị lại tìm về làng nghề mứt gừng truyền thống Mỹ Chánh nằm sát Quốc lộ 1A trên địa bàn xã Hải Chánh, huyện Hải Lăng. 

Mọi ngả đường trong làng người ra vào tấp nập, nườm nượp ôtô, xe thồ chở những bao mứt gừng cung ứng cho thị Tết Nguyên đán 2018.

'Dị' màn dội nước lạnh nhà trai ngày đón dâu ở Nghệ An

Ngay từ khi vừa bước chân vào cổng nhà gái, đoàn rước dâu họ nhà trai đã phải hứng chịu những gáo nước lạnh tới tấp.

Màn té nước được chuẩn bị sẵn trước khi nhà trai đến. Ảnh : Hữu Vi

Điều này xảy ra đúng nghĩa đen, nhưng gáo nước lạnh từ màn té nước đón tiếp họ nhà trai trong phong tục cưới người Thái ở Nghệ An thì hoàn toàn là chuyện vui.

Té nước vào đoàn nhà trai đi đón dâu đã thành lệ thường trong tục cưới người Thái. Tục lệ này dễ gặp trong đám cưới của các cộng đồng Thái ở huyện Con Cuông (Nghệ An).

Người dân tấp nập đi chợ phiên Tam Thái mua chuột, nhái ăn Tết

Được biết đến là ngôi chợ chuyên bán các sản vật của đồng bào dân tộc thiểu số ở miền Tây Nghệ An, chợ phiên Tam Thái họp vào Chủ nhật hàng tuần. Và ngày 31/12 năm nay cũng là phiên chợ cuối cùng của năm 2017 nên chợ đã thu hút rất nhiều người đi mua sắm để ăn Tết dương lịch.

Mới sáng sớm dù trời mưa, lạnh nhưng người dân vẫn đổ về chợ phiên Tam Thái. Một khung cảnh khá nhộn nhịp trong ngày nghỉ lễ. Ảnh: Đình Tuân

Chuyện về những người đào địa đạo Đám Toái

Những người trực tiếp đào nên địa đạo Đám Toái (thôn Phú Quý, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn), từng là nơi chữa trị cho thương bệnh binh trong kháng chiến chống Mỹ, giờ chỉ còn dăm người còn sống. Tuổi cao, sức cạn... nhưng những ký ức về một thời thắp đèn dầu, đào địa đạo vẫn khắc khoải trong tâm trí của mỗi người.

Thắp đèn dầu đào địa đạo 

Trong thời kỳ chống Pháp (1945 – 1954), thực hiện chủ trương bảo vệ vùng tự do, chống sự xâm nhập của quân Pháp từ phía biển, du kích và nhân dân thôn Phú Quý đã đào ở đây một địa đạo để vừa làm nơi tránh pháo, tránh máy bay ném bom, vừa làm công sự chiến đấu. “Nhà nào toàn người già, thì trẻ nhỏ đi thay. Năm đó, tôi mới 15 tuổi, đứa bạn hàng xóm cũng chỉ 11 tuổi… Nhưng đứa nào cũng hăm hở đi đào địa đạo”, ông Phạm Tích, người hiếm hoi từng đào địa đạo nay vẫn còn sống, kể lại.

Ông Phạm Tích, người hiếm hoi từng đào địa đạo nay vẫn còn sống. 

Di tích địa đạo Đám Toái - Bình Châu

Đám Toái là tên một giồng đất cao ven biển thuộc thôn Phú Quý, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Đây là nơi quân đội Mỹ gây ra vụ sát hại 66 thương bệnh binh và thầy thuốc trong một địa đạo được dùng làm trạm phẫu thuật tiền phương. 

Trong thời kỳ chống Pháp (1945 – 1954), thực hiện chủ trương bảo vệ vùng tự do, chống sự xâm nhập của quân Pháp từ phía biển, du kích và nhân dân địa phương đã đào ở đây một địa đạo để vừa làm nơi tránh pháo, tránh máy bay ném bom, vừa làm công sự chiến đấu. Địa đạo Đám Toái nối kết với địa đạo thôn Châu Thuận và địa đạo thôn An Hải hình thành hệ thống địa đạo liên hoàn dài gần 4km, chạy dọc theo vùng đồi thấp ven biển xã Bình Châu.


Tượng đài tưởng niệm các nạn nhân vụ thảm sát tại địa đạo Đám Toái - Bình Châu. 

Canh chua cá lăng non

Vừa về thăm nhà sau một năm công tác xa quê, mẹ bảo: “Nằm võng nghỉ ngơi đi, lát mẹ làm món canh chua cá lăng non cho con ăn”. Ôi, cái món mà ngay từ lúc nhỏ tôi đã thích. Mẹ thiệt là tâm lý, nhưng phải nói may mắn tôi về đúng ngay mùa cá lăng.


Cá lăng theo những dòng sông đục ngầu phù sa bơi vào các kênh mương đẻ trứng và sinh trưởng. Tầm tháng 11 là mùa của chúng. Cá lăng trưởng thành to, đắt tiền, thường được các nhà hàng lùng thu mua nên rất hiếm. Trong khi cá lăng non thì được bán khá nhiều ngoài chợ quê. Đó là những chú cá có kích cỡ bằng hai, ba ngón tay người. Dù không ngon bằng cá to nhưng cũng không kém phần hấp dẫn - nhất là nấu canh chua.

Phan Thiết - Phan Rang: Bánh căn có gì khác?

Không rõ bánh căn xuất xứ như thế nào, nhưng hiện nay hầu như các trang thông tin về du lịch đều giới thiệu đây là “đặc sản” mà du khách không thể bỏ qua khi đến Phan Thiết và Phan Rang. Thật vậy, bánh căn có mặt ở nhiều ngã đường của hai vùng đất “hàng xóm” này. Cùng một món ăn, nhưng sự hiện diện của chúng tại các địa phương có gì khác nhau?


7 thg 1, 2018

Bộ ba lăng mộ đá cổ độc đáo ở làng ngoại ô Hà Nội

Làng Lại Yên (xã Lại Yên, Hoài Đức, Hà Nội) là nơi tọa lạc của ba lăng mộ đá cổ với những giá trị kiến trúc, mỹ thuật hiếm có của Việt Nam.

Trong ba lăng mộ đá cổ ở Lại Yên, công trình còn nguyên vẹn nhất là lăng Phạm Đôn Nghị . Công trình nằm trong một khuôn viên rộng khoảng 850 m2 trồng nhiều cây xanh. Khu lăng mộ được bao bọc bằng một bức tường đá ong dày khoảng 0,5m

Trải nghiệm 18 tầng địa ngục ở chùa Linh Phước, Đà Lạt

18 tầng địa ngục ở chùa Linh Phước là công trình kiến trúc tái hiện cảnh Mục Liên đi tìm mẹ qua 18 tầng địa ngục đem đến cho du khách những trải nghiệm thú vị.

Chùa Linh Phước là ngôi chùa nổi tiếng ở Đà Lạt. Không chỉ là một danh lam thắng cảnh đẹp, chùa còn có rất nhiều kỷ lục độc đáo đã được xác nhận. Trong đó có kỷ lục được xác nhận là công trình kiến trúc tái hiện cảnh Mục Liên tìm mẹ qua 18 tầng địa ngục này

Phiến đá oán hờn ở chùa Thập Tháp

Những ngày cuối năm, chúng tôi về mảnh đất võ Bình Định để tìm hiểu và nghe thêm nhiều câu chuyện lịch sử và tâm linh tại ngôi cổ tự. Các câu chuyện nửa thực nửa hư với những chứng tích lịch sử cách đây hàng trăm năm được lưu truyền trong dân gian, vẫn còn mang nhiều điều huyền bí mà các bậc cao niên tại địa phương bấy lâu nay truyền lại cho con cháu.

Khối bạch thạch “oán hờn”

Từ thủ phủ Quy Nhơn, chúng tôi nóng lòng tới phường Nhơn Thành, thị xã An Nhơn, nơi có ngôi cổ tự Thập Tháp, được gắn biển di tích quốc gia với niên đại gần 400 năm. Nhiều đời qua, nơi đây nổi tiếng với di tích phiến đá chém. Tương truyền là Vua Gia Long - Nguyễn Ánh - khi Bắc tiến, chiếm được thành Đồ Bàn đã đưa những nghĩa quân Tây Sơn lên đây xét xử nên phiến đá này rất linh thiêng.

Để tìm hiểu thêm thông tin về ngôi chùa, người viết liên lạc với ông Nguyễn Thanh Quang, Trưởng phòng Nghiệp vụ của Ban quản lý di tích tỉnh Bình Định. Ông Quang cho biết, chùa Thập Tháp thuộc vào hàng chùa chiền ra đời sớm ở Đàng Trong, từ năm 1677.

Thăm di tích lịch sử văn hóa quốc gia Gò Thành

Di tích lịch sử văn hóa quốc gia Gò Thành thuộc ấp Tân Thành, xã Tân Thuận Bình, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang, cách chợ Ông Văn, xã Đăng Hưng Phước chừng 200 m.

Cho đến nay, di tích Gò Thành được xác định là một địa điểm khảo cổ học quy mô lớn với các loại hình di tích mộ táng, kiến trúc và cư trú. Được biết, vào năm 1941, L.Malleret, nhà khảo cổ học người Pháp đã phát hiện ra di chỉ Gò Thành và sau đó ông đã thu thập được một số hiện vật.

Năm 1987, Viện Khoa học xã hội tại TP. Hồ Chí Minh đã đến tham gia Hội nghị 'Thông báo khảo cổ học' tại Tiền Giang và khẳng định Gò Thành là di tích thuộc nền văn hóa Óc-Eo.

Trong các năm 1988-1990, Bảo tàng Tiền Giang kết hợp với Trung tâm Khảo cổ học (thuộc Viện Khoa học xã hội Quốc gia) tiến hành liên tục 3 lần khai quật, khảo sát di tích này.

Bên trong khu di tích Gò Thành 

Về Tiền Giang thăm ngôi nhà Bác Tôn từng ở và hoạt động cách mạng

Tại ấp Vĩnh Hòa, xã Vĩnh Kim, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang có một di tích văn hóa lịch sử cấp tỉnh được UBND tỉnh Tiền Giang công nhận vào năm 2000, là ngôi nhà nơi Chủ tịch Tôn Đức Thắng từng ở và hoạt động cách mạng tại đây.

Ngôi nhà này của ông Trần Đình Túy (1861-1923, là ông ngoại của Bác Tôn gái), nhà nho rất mực hiền từ, làm nghề bốc thuốc bắc chuyên trị bệnh sản phụ mà người dân trong vùng thường gọi là ông Bái Liễu. Ngôi nhà đã ghi dấu những sự kiện liên quan đến Bác Tôn như sau:

Nơi Bác Tôn gái (là cô giáo Đoàn Thị Giàu, tự Kim Oanh, SN 1898 tại làng Kim Sơn, tổng Thuận Bình, huyện Kiến Hưng, tỉnh Mỹ Tho - nay là xã Kim Sơn, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) trú ngụ một thời gian sau khi mẹ qua đời (năm 1917); nơi tổ chức đám cưới của hai Bác Tôn; nơi Bác Tôn thường lui tới gây dựng phong trào cách mạng tỉnh Mỹ Tho từ những năm sau khi cưới Bác gái cho đến khi bị bắt, bị tù đày (1921-1928); nơi Bác Tôn gặp lại Bác gái và hai người con sau hơn mười mấy năm xa cách vì bị tù đày nơi Côn Đảo (năm 1945); nơi Bác Tôn về thăm lại gia đình bên vợ trước lúc vĩnh viễn đi xa (năm 1979). Đặc biệt, ngôi nhà này còn có một sự kiện quan trọng là nơi mà cụ Nguyễn Sinh Sắc có thời gian về đây cùng ông Trần Đình Túy bàn quốc sự, được gia đình ông Túy che chở an toàn…

Ngôi nhà nơi Chủ tịch Tôn Đức Thắng đã từng ở và hoạt động cách mạng đã được công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh. 

6 thg 1, 2018

Du lịch nông nghiệp trong “chiếc hộp xanh”

Đến với Đà Lạt, du khách đừng bỏ lỡ cơ hội vừa thưởng thức đồ uống tự nhiên, vừa trải nghiệm du lịch nông nghiệp sạch tại không gian của Green Box (Chiếc hộp xanh). Đây là mô hình kết hợp quán cà phê với du lịch nông nghiệp rất mới ở thành phố ngàn hoa nói riêng và Việt Nam nói chung. 

Từ lâu, xứ lạnh Đà Lạt luôn là vùng đất tiên phong của cả nước trong ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp với các sản phẩm rau củ, trái cây an toàn. Giờ đây, quán cà phê Green Box chính là nơi mô hình nông nghiệp công nghệ cao được áp dụng vào không gian cà phê để du khách vừa có thể thưởng thức các loại sinh tố, nước ép trái cây sạch, vừa tham quan du lịch, khám phá quy trình sản xuất các sản phẩm nông nghiệp sạch. Trong dịp Festival Hoa Đà Lạt 2017, Green Box thực sự đã trở thành điểm du lịch mới mẻ dành cho du khách.

Phố nắng trên cù lao Đại Bái

Có người ví, đường làng đúc đồng Đại Bái tựa một con phố đầy nắng, hay là con đường ánh sáng. Bởi đâu đâu cũng lấp lánh chùm tia phản quang của những đồ mỹ nghệ đồng bày bán san sát hai bên. Xưa làng là một cù lao của sông Bái, chi lưu của sông Đuống. 

Tôi hỏi mua cặp chân nến bằng đồng, người ta chỉ sang cửa hàng của nghệ nhân Nguyễn Văn Lục, ở xóm Sôn. Ông đã từng được vinh danh “Bàn tay vàng” đầu tiên trong làng...

Giếng cổ và những chiếc nồi ngàn năm 


Truyền thuyết của làng kể, xưa giếng cổ của làng có nước màu đỏ, bởi ngấm bã trầu của Thánh Gióng ăn trong lúc nghỉ ngơi tại đây, sau khi đánh giặc Ân trở về. Hiện xung quanh bờ giếng vẫn còn những dấu gót chân Thánh để lại. Có người còn đồ rằng, ngay cái nồi lớn nấu cơm cho cậu Gióng ăn lớn nhanh như thổi, cũng được dân làng Đại Bái đúc không biết chừng. Ngẫm có lý bởi đã ngàn năm qua dân làng Bưởi Nồi (tên nôm của Đại Bái) đã hình thành nghề làm nồi đồng.

Khám phá lăng mộ đá cổ đồ sộ nhất xứ Thanh

Lăng Quận Nghi ở Thanh Hóa là nơi quy tụ những tác phẩm điêu khắc đá cổ đồ sộ và độc đáo hiếm thấy của Việt Nam.

Nằm ở xã Đông Thanh, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa, cụm di tích đền thờ - lăng mộ Phúc Khê tướng công Nguyễn Văn Nghi hay lăng Quận Nghi có niên đại từ thế kỷ 16, là khu lăng mộ đá có quy mô lớn bậc nhất xứ Thanh

Chùm ảnh "độc" về diện mạo tỉnh Bình Phước năm 1963

Những hình ảnh quý giá về tỉnh Bình Phước năm 1963, khi đó là hai tỉnh Bình Long và Phước Long, do bác sĩ quân đội Mỹ Marv Godner chụp.

Trạm xăng của hãng Shell ở quận An Lộc, tỉnh Bình Long, nay là thị xã Bình Long, tỉnh Bình Phước, năm 1963. Ảnh: Smugmug.com

5 thg 1, 2018

Nhà kèn - một phần ký ức đặc biệt của người xứ Huế

Nhà kèn Huế là nơi nhiều người Việt lần đầu tiếp xúc với tác phẩm của các nhạc sĩ cổ điển lừng danh, cùng những bài hát “nhạc Tây, lời ta” đầu tiên.

Nằm ở công viên 3/2, bên bờ sông Hương thơ mộng, nhà kèn Huế là một địa điểm lịch sử ghi dấu nhiều kỷ niệm đẹp của người dân đất Cố đô

Nghệ thuật chạm, khắc gỗ trong đình, chùa ở Tiền Giang

Đình, chùa ở Tiền Giang ngoài yếu tố tín ngưỡng tâm linh còn chứa đựng các giá trị nghệ thuật dân gian độc đáo; trong đó có nghệ thuật chạm khắc gỗ. Tại các đình, chùa, loại hình nghệ thuật này được thể hiện qua các cột, bao lam, hoành phi, câu đối,...

Tại chùa Vĩnh Tràng (TP Mỹ Tho) có 2 đôi long trụ được làm từ gỗ quý, chạm khắc hình rồng uốn lượn rất sinh động, tinh xảo; riêng đôi phía ngoài chạm tứ linh do bà Lê Thị Ngởi ở Ba Tri (Bến Tre) hiến cúng vào năm 1909. Nét đặc biệt là đôi long trụ này có lối sắp xếp bố cục độc đáo, có một không hai: chạm chim phượng đứng trên đầu rồng. Bảy bộ bao lam chính cùng nhiều bao lam phụ.

Nhưng đặc sắc nhất là bộ bao lam Bát tiên cưỡi thú được chạm trổ tinh xảo, mỗi vị có một tư thế và cỡi trên một con thú và cầm bửu bối khác nhau, bên trái có bốn vị: tiểu đồng đứng trên lưng rùa với tay quảy chiếc giỏ tre; một tiên sinh cưỡi ngựa với tay cầm ống bút, một thư sinh cưỡi hổ thổi sáo, một ông lão cưỡi đề thính vuốt râu, bên phải có bốn vị: một vị trung niên cưỡi trâu tay cầm bình hồ lô, tiên nữ cưỡi hạc cầm hoa sen, một tiên sinh cưỡi lộc với tay vuốt râu và một ông lão kỳ lân với phất trần trên tay, trên bao lam bát tiên còn có thần mặt trời cưỡi rồng và thần mặt trăng cưỡi phụng được chạm trổ rất công phu, do các nghệ nhân tại địa phương thực hiện vào khoảng năm 1907-1908.

Một số tác phẩm nghệ thuật chạm gỗ ở bên trong chánh điện chùa Vĩnh Tràng 

Độc đáo nghệ thuật chưng kết ở Tiền Giang

Nghệ thuật chưng kết, nói tắt của chưng hoa kết trái, là sản phẩm nghệ thuật đặc thù của miệt vườn, xứ sở của cây trái và là sự phát triển của nghệ thuật chưng mâm ngũ quả vốn là một truyền thống lâu đời của người dân Nam bộ và Tiền Giang.

Ngày xưa các phương tiện trang trí nhà cửa chưa phong phú như bây giờ nên mỗi khi có đám tiệc hay lễ tết người ta thường bày ra nghệ thuật chưng kết để làm đẹp cho ngôi nhà và tiệc lễ. Tác phẩm chưng kết này thường được đặt trang trọng trên bàn nghi ở trước bàn thờ, ngay giữa nhà trên, nên loại hình nghệ thuật này còn được gọi là chưng nghi.


Một kiểu chưng nghi theo rồng - phụng. 

Khám phá Long An

Khi tiết trời se lạnh, những tờ lịch cuối cùng của năm sắp hết cũng là lúc nhiều người lên kế hoạch du lịch, thư giãn sau một năm làm việc. Nếu không có thời gian cùng gia đình tận hưởng những chuyến đi xa, sao bạn không thử tìm đến những điểm du lịch trong tỉnh? Những nơi này hứa hẹn mang đến cho bạn nhiều điều thú vị, bất ngờ đấy!

Du khách đi tắc ráng tham quan Trung tâm Nghiên cứu, Bảo tồn và Phát triển dược liệu Đồng Tháp Mười 

4 thg 1, 2018

Nhớ hương vị mắm còng Phước Lại

Mắm còng là một trong những đặc sản của vùng hạ huyện Cần Giuộc, món ăn ưa thích trong bữa cơm hàng ngày của người dân vùng sông nước Nam bộ. Địa phương làm mắm còng nổi tiếng phải kể đến là xã Phước Lại, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An.

Đến xã Phước Lại, ai cũng biết ông Huỳnh Thanh Hải (46 tuổi) - một trong những người làm mắm còng nổi tiếng ở ấp Tân Thanh B. Ngoài sân, ông chất đầy thùng nhựa đựng mắm còng đang được phơi nắng với mùi thơm đặc trưng; trong nhà, các thành viên trong gia đình tất bật chiết mắm vào hũ để giao cho khách.

Nghề làm mắm còng ở đây có từ lâu đời, song do quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nên nghề này dần mai một. Dù là con “nhà nòi” nhưng mãi đến năm 24 tuổi, ông Hải mới theo nghề truyền thống của gia đình. Ông cho biết: “Lúc nhỏ, tôi thường theo ba mẹ ra đồng bắt còng và phụ làm những việc lặt vặt chứ chưa chú tâm học nghề. Lớn lên, với mong muốn cuộc sống ổn định nên tôi quyết định tiếp nối và phát triển nghề truyền thống của gia đình”.

Ông Huỳnh Thanh Hải chiết mắm còng vào hũ

Khám phá ốc vú nàng – đặc sản gợi cảm nhất nhì vùng biển Việt Nam

Ốc vú nàng là một trong những đặc sản tiến Vua trứ danh ở nhiều vùng biển nước ta. Cái tên ốc vú nàng được xuất phát từ ngoại hình của chúng bởi khi nhìn, nhiều người dễ dàng liên tưởng ngay đến hình dạng gợi cảm giống như bầu ngực của thiếu nữ.


Ốc vú nàng là một loại đặc sản biển quý hiếm, có hình chóp lệch, trên đỉnh có một cái núm nhỏ, vỏ ngoài màu đen xám, mặt trong lấp lánh xà cừ.

Loại ốc này chỉ sinh sống trên các ghềnh đá tại một số nơi như biển Côn Đảo, Cù Lao Chàm (Quảng Nam), Khánh Hòa, Lý Sơn (Quảng Ngãi)… 

Vẻ đẹp hút hồn, lịch sử đặc biệt của điện Long An ở Huế

Có kiến trúc hoa mỹ, điện Long An ở Huế đã trải qua nhiều thăng trầm lịch sử, từng vài lần chuyển đổi công năng và một lần phải di dời địa điểm.

Tọa lạc tại số 3 Lê Trực, cạnh góc Đông Nam Hoàng thành Huế, Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế chính là điện Long An, một cung điện tráng lệ của nhà Nguyễn xưa

Điều đặc biệt của cầu sắt Bạch Hổ trăm tuổi ở xứ Huế

Cầu sắt Bạch Hổ là một di tích quan trọng gắn với nhiều thăng trầm lịch sử của xứ Huế và cả lịch sử phát triển của ngành đường sắt Việt Nam.

Bắc qua sông Hương ở góc Tây Nam kinh thành Huế, cầu sắt Bạch Hổ là tên thường gọi của cây cầu đường sắt có tuổi đời một thế kỷ ở đất Cố đô

Xứ lụa Tân Châu…

Trong ký ức của nhiều thế hệ người dân Nam bộ, hình ảnh tấm lụa Lãnh Mỹ A phất phơ bay trong gió, luôn gợi nhớ về một thời kiêu sa, rực rỡ. Đó là thương hiệu của xứ lụa Tân Châu (An Giang). 

“Lãnh Mỹ A” có thời được ví như “nữ hoàng tơ tằm” vượt ra khỏi biên giới Việt Nam sang các quốc gia châu Á, châu Âu và châu Mỹ. Lãnh Mỹ A thành món quà tặng con gái ngày xuất giá, hoặc tặng cho nhà thông gia trong ngày cưới. Lụa Tân Châu là biểu hiện sự sang trọng, quý phái, đỉnh cao của loại lụa tơ tằm ở phương Nam

Người Tân Châu cũng có câu ca rằng:

“Trai nào thanh bằng trai sông Của
Gái nào thảo bằng gái Tân Châu
Tháng ngày dệt lụa, trồng dâu
Phụng dưỡng cha mẹ quản đâu nhọc nhằn...”.

Ai lên quán dốc chợ Giầu…

Không đâu sướng như dân làng Giầu. Vùng đất mai rùa này đầy đủ những yếu tố làm ăn phong lưu: “Nhất cận thị - nhị cận giang - tam cận lộ”. Hơn thế nữa, ngay bên làng ngã ba sông Tiêu phình ra thành cái đầm rộng hàng chục mẫu, trở thành “bến cảng” của làng Giầu một thời. Dân khắp nơi đổ về buôn bán xông xênh. Vui đầy con mắt. Chính vì thế mà dân cả làng ở đây chỉ mỗi một nghề chạy chợ.

Phố chợ trong làng

Làng Giầu, nay thuộc phường Phù Lưu, huyện Từ Sơn, bám hai bên quốc lộ xưa, chạy từ kinh thành Thăng Long về Bắc Ninh. Con đường làng sớm mọc lên phố chợ, dân buôn từ nhiều nơi đổ về, hội tụ đông đúc mua bán đủ các mặt hàng. Họ chở hàng bằng tàu thuyền qua sông Đuống, sông Hồng, về cập bến sông Tiêu. Người thì gồng gánh, hoặc đẩy xe hàng qua con lộ chính về chợ. Nơi đây bỗng trở thành chợ giao lưu sản vật, hàng hóa giữa kinh thành Thăng Long với thành Bắc Ninh, tấp nập ngày đêm.

3 thg 1, 2018

Kiến trúc cổ xưa và dấu ấn lịch sử của nhà ga Huế

Trong hơn một thế kỷ tồn tại, ga Huế đã in dấu chân của của rất nhiều nhân vật quan trọng trong lịch sử Việt Nam.

Tọa lạc tại phường Phường Đúc của thành phố Huế, ga Huế một trong những nhà ga có lịch sử lâu đời nhất Việt Nam

Theo tàu ra biển bắt ốc cà na

Giữa mùa gió chướng khắc nghiệt trên biển Gò Công, tỉnh Tiền Giang, lão ngư dân nhỏ bé cố trụ chân vững trước mỗi con sóng lớn, trong khi tay thoăn thoắt kéo từng lọp ốc nặng trĩu lên tàu,...

Ngư dân khoe “chiến tích” đầy ốc 

1. Năm giờ sáng, ông Năm Đực (Phạm Văn Đực) thức dậy trên con tàu nhỏ, cũ kỹ của người em trai đang neo tại một cái vịnh có hàng bần che chắn. Đây cũng là chỗ cho hàng chục chiếc ghe, tàu khác tạm trú khi đang vào giữa mùa gió chướng.

Chiếc lông cò bay trong cổ tích

Có lẽ trong những vùng đất làm nghề truyền thống thì ở Phú Vinh, xã Phú Nghĩa, Chương Mỹ, Hà Nội, có cái cổng làng cổ và đơn giản nhất. Những dòng chữ đã ố vàng theo thời gian, nhưng lại gợi nhớ biết bao ký ức về thuở ban đầu hoang sơ, trên gò đất của nơi chiêm khê mùa thối đã bao năm trôi qua. Trên cổng còn ghi thêm “Xóm Gò Đậu”. Đó là một cái tên ẩn giấu bao nỗi trầm luân của làng quê... 

Khởi nghiệp từ những chiếc mũ lông cò


Nghe có vẻ lạ, nhưng đó là câu chuyện có thực cách đây hàng trăm năm, ở xóm Gò Đậu này. Xưa dân cư quần tụ trên gò đất rộng lớn, với những lũy tre và cây cối xanh tốt, tạo nên làng xóm cùng cấy cày trên cánh đồng chiêm trũng, mênh mông nước mỗi ngày mưa. Đặc biệt khu đất này vốn là nơi cò đến trú ngụ. Ban ngày chúng đi kiếm ăn, chiều về rợp kín trời, rồi đậu lại trên những lũy tre và tán cây.

Mắt gốm bên sông Thu Bồn

Mỗi khi đến phố cổ Hội An tôi rất thích nghe bầy trẻ cùng thổi những con chim giống bằng đất nhỏ xíu trên môi. Khi tối đến, những chiếc đèn gốm hòa cùng ánh sáng màu phát ra từ chùm đèn lồng, tạo nên những con phố lung linh trên sông Hoài. Nhiều tượng gốm như vũ nữ Apsara, tháp Chăm cùng Linga-Yuni và giống thú con bằng đất nung được bán khắp nơi, tựa như một vườn gốm ở Hội An vậy...

Ngọn lửa gốm cổ Thanh Hà 


Thú chơi gốm của người dân Hội An đã hình thành từ nhiều đời nay. Có lẽ viên ngói đầu tiên ở làng gốm Thanh Hà, cách đây chừng 500 năm đã là niềm tự hào của xứ sở Quảng Nam. Những người thợ gốm từ Thanh Hóa và Nam Định đã đến đây, nhào luyện đất mở lò gốm làm gạch ngói, chum vại, bếp lò bán khắp bàn dân thiên hạ làm nên nghề gốm cho những người Chăm cổ sinh sống trên sông Thu Bồn.

Làng đóng giày của “Thánh Gióng”

Có một hình ảnh cứ bồi hồi trong tâm hồn tôi, mỗi khi thấy chàng trai nào đó đi bán giày da trên phố, với chiếc ba lô nặng trĩu phồng căng, chứa hàng chục chiếc giày. Chưa hết, trên hai cánh tay anh cũng có bốn đôi giày, thậm chí có hôm trên cổ cũng quàng hai đôi. Ai gọi mua thì dừng lại. Ngày nắng đổ lửa hay những hôm giá rét căm căm cũng vậy. Chàng trai ấy vẫn lầm lũi trên đường... 

Người làng giày cầu Giẽ 

Mặc dù hiện nay có hàng trăm cửa hàng giày của nhiều hãng khác nhau mọc lên khắp nơi, cùng với phố Hàng Dầu còn được coi là trung tâm mua bán giày ở Hà Nội; nhưng không thể ngờ khi đến làng Giẽ Hạ, Giẽ Thượng, xã Phú Yên, huyện Phú Xuyên, công việc làm giày da vẫn hối hả, tấp nập ngày đêm.

Người dân ở đây cho biết, giày của họ được các địa phương, cửa hàng mua về, rồi đóng nhãn mác khác để bán được lãi nhiều. Tôi quả bất ngờ. Khi hỏi những chàng trai lang thang bán giày trên phố có phải người làng mình? Thì một ông già bên quán nước nói như quát lên vậy - “Chứ sao nữa”.

Chuyện về Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn

Nhà thờ chính tòa Đức Bà Sài Gòn (tên chính thức là Vương cung Thánh đường chính tòa Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội) là nhà thờ chính tòa của Tổng giáo phận tại TPHCM. Được khởi công lần đầu tiên vào 1876, Nhà thờ Đức Bà được xây dựng với quy mô lớn và khánh thành vào năm 1880. Tính ra Nhà thờ Đức Bà đã có tuổi hơn 137 năm, trải qua với bao biến cố lịch sử cùng người dân Sài Gòn - Gia Định. 

Toàn cảnh nhà thờ Đức Bà trong đêm Noel 2015. 

Chỉ 50 mét nhưng đây là 'thiên đường' dành cho người Sài Gòn mê ăn vặt

Ăn xế với đĩa gỏi đu đủ khế chua hấp dẫn. Thiên An

Từ 2 giờ 30 chiều, góc cuối đường Cô Giang (quận Phú Nhuận) trở thành con đường ẩm thực với nhiều món ăn hấp dẫn như bánh xèo, bánh khọt, bánh Huế, nghêu ốc hấp xào...

Các món ăn được chia làm nhiều loại, ăn chơi, ăn no, hay snack tay cầm mang đi... Nhiều người đến đây ăn vài lần vẫn chưa bị trùng món vì thức ăn bán ở đây quá đa dạng. 

2 thg 1, 2018

Người Hòn Sơn làm du lịch

Ông Tám Ca chỉ tay về phía đất chuẩn bị được xây dựng - Ảnh: L.T 

Hòn Sơn (xã đảo Lại Sơn, huyện Kiên Hải, Kiên Giang) là một hòn đảo trong vịnh Hà Tiên thuộc biển Tây Nam của Việt Nam. Với dân số ngót nghét 9.000 hộ, diện tích 1.082,9ha, năm 2017, Hòn Sơn đón 50.000 lượt khách. Từ một xã đảo thuần nghề đi biển, làm nước mắm... nay người Hòn Sơn bắt tay vào một công việc mới... làm du lịch. 

Những bí ẩn chưa có lời giải của ngôi mộ cổ Cự Thạch Hàng Gòn

Các nhà nghiên cứu đặt giả thiết đây là hầm mộ của một nhân vật quyền uy, là thủ lĩnh của liên minh các bộ lạc hùng mạnh về kinh tế và quân sự. Ảnh: H.A.C 

Trong quá trình xây dựng tuyến đường bộ kết nối TX.Long Khánh (Đồng Nai) và Bà Rịa-Vũng Tàu (hiện nay là quốc lộ 56), một kỹ sư người Pháp đã vô tình phát hiện được một ngôi mộ cổ bí ẩn mà các nhà nghiên cứu đang đặt câu hỏi liệu đó có phải là hầm mộ của một nhân vật quyền uy, là thủ lĩnh của liên minh các bộ lạc hùng mạnh về kinh tế và quân sự có niên đại của di tích được xác định trong khoảng thời gian 150 năm trước Công nguyên đến 240 năm sau Công nguyên, đại diện cho nền văn minh sông Đồng Nai?

Những cảnh đẹp "ẩn mình" tại Quảng Trị mà bạn chưa biết

UBND tỉnh Quảng Trị đã có đề án quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh đến năm 2025, định hướng đến 2030. Theo ông Nguyễn Đức Chính – Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị, địa phương phấn đấu đến năm 2020, du lịch sẽ trở thành ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, chiếm tỉ trọng 7-8% GRDP của tỉnh. 

Ông Chính cho rằng, đến năm 2025, du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, chiếm tỉ trọng trên 10% GRDP của tỉnh; góp phần tích cực vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, tạo bước đột phá trong phát triển du lịch giai đoạn tiếp theo. Trong thời gian đó, Quảng Trị sẽ xây dựng thương hiệu điểm đến du lịch là “Ký ức chiến tranh – Khát vọng hòa bình”; “Cửa ngõ du lịch Hành lang kinh tế Đông – Tây” kết nối, liên kết du lịch “Con đường di sản”, “Con đường Huyền thoại” của khu vực.

Bến nước trong đời sống của người Ê Đê

Cũng như tất cả các dân tộc khác, nước có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống của người Ê Đê. Nước phục vụ cho đời sống sinh hoạt hàng ngày của bà con, phục vụ cho nông nghiệp, chăn nuôi… Vì vai trò quan trọng của nước mà những buôn làng Ê Đê thường được lập gần những con suối, bến nước.

Nguồn sống của cả buôn làng


Ở mỗi buôn làng của người Ê Đê đều có bến nước, đây là nguồn nước sạch, nguồn nước nuôi sống cả buôn. Bến nước là nơi hội tụ sức sống của toàn buôn làng, có thể là một con suối hoặc một con sông được đắp thành một đập nhỏ để nước chảy vào những ống tre to nhằm điều hoà lưu lượng và lọc nước. Những di vật lớn như lá cây hay cành cây bị chặn lại, những thứ nhỏ hơn được gạn ra và rơi xuống, lỗ các ống nứa được đặt ngang mặt nước, hứng lấy một thứ nước tương đối trong và thoáng khí.

Sắc phục của người Cống trên rẻo cao

Cùng với tiếng nói, chữ viết, trang phục là phương tiện cấu thành và thể hiện bản sắc dân tộc rõ nét nhất. Trải qua các thời kỳ lịch sử, các dân tộc thiểu số nước ta đã tạo dựng được những bộ trang phục mang nét riêng, đẹp, độc đáo, thấm nhuần giá trị văn hóa truyền thống của mỗi tộc người. 

Giản đơn nữ phục cổ truyền của người Cống

Bộ nữ phục truyền thống của người Cống gồm váy ngắn, khăn, thắt lưng và các đồ trang sức khác. Phụ nữ Cống mặc hai loại áo ngắn, loại áo mà cách may cắt, trang trí giống như áo của phụ nữ Lự láng giềng. Áo may xẻ ngực, ống tay áo được trang trí khá đặc biệt, bao gồm các mảng màu xanh, đỏ, vàng, trắng được xếp xen kẽ kết hợp với những đường chỉ thêu họa tiết độc đáo ở phần gấu áo. Khi mặc, vạt bên trái phủ lên vạt bên phải, rồi dùng dây vải buộc lại. Còn loại áo ngắn may kiểu xẻ ngực, cài khuy dọc theo nẹp áo có trang trí cúc bạc và các đường chỉ mầu. Hai cánh tay đáp những khoanh vải màu suốt từ bả vai xuống cửa tay. Theo các tư liệu hồi cố, đây chính là loại áo cổ truyền của người Cống.

Phụ nữ người Cống sửa soạn trang phục dự hội. 

1 thg 1, 2018

Khám phá hội quán đặc biệt của người Hoa Chợ Lớn

Có tuổi đời gần 300 năm, hội quán Nhị Phủ là một công trình nổi tiếng lâu đời và kiến trúc độc đáo của người Hoa ở Chợ Lớn.

Tọa lạc tại số 264 đường Hải Thượng Lãn Ông quận 5, TP HCM, hội quán Nhị Phủ (còn gọi là Miếu Nhị Phủ hay chùa Ông Bổn) là một hội quán nổi tiếng lâu đời và kiến trúc độc đáo của người Hoa ở Chợ Lớn

“Ứng xử” với Mo Mường cần phải cẩn trọng

Mo Mường là một di sản văn hóa đặc sắc, phản ánh nhân sinh quan, vũ trụ quan độc đáo của dân tộc Mường, hàm chứa nhiều ý nghĩa giáo dục đối với cộng đồng. Thế nhưng di sản văn hóa phi vật thể này đang đứng trước nguy cơ mai một do sự tác động của văn hóa thời kỳ công nghiệp hóa và toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ. 

Mo Mường- di sản sử thi dân gian

Ông Bùi Ngọc Lâm, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Sở VHTTDL)tỉnh Hòa Bình cho biết, năm 2016, tỉnh Hòa Bình có 2 di sản văn hóa được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, đó là Nghệ thuật chiêng Mường và Mo Mường.

Trong đời sống sinh hoạt văn hóa, người Mường thường sử dụng Mo để thực hành nghi lễ. Qua khảo sát của Sở VHTTDL tỉnh Hòa Bình cho thấy, có tổng số 23 nghi lễ được thực hiện có sử dụng Mo. Vai trò của ông Mo gắn liền với vòng đời của con người: từ khi sinh ra cất tiếng khóc chào đời, ông Mo cầu cho trẻ hay ăn, chóng lớn. Khi đau yếu, lạc vía, Mo làm vía mụ sao cho trẻ được khỏe mạnh, nhanh nhẹn, thông minh. Tuổi trưởng thành, khi đau yếu, mo làm vía giải hạn, trừ tà ma. Vai trò của ông Mo còn thể hiện qua đám cưới, trong lễ cúng gia tiên hai họ đến đón dâu hay lễ mừng nhà mới, lễ mát nhà, cầu sức khỏe, bình an... Đến tuổi già sức cạn, mo làm lễ kéo si mong cho sức khỏe, minh mẫn, sống lâu cho con cháu được nhờ. Khi nhắm mắt xuôi tay về với Mường Trời, ông Mo đóng vai trò là cầu nối tiễn hồn người chết sang thế giới bên kia.

Trong nghi lễ thực hành Mo Mường thường xuất hiện âm thanh của chiêng Mường. 

Khu bảo tồn tre, trúc Việt dưới chân núi Sơn Trà

Hình ảnh, cảnh quan tre, trúc Việt trong khu vườn Sơn Trà Tịnh Viên. 

Đi dọc tuyến đường du lịch ven biển Trường Sa - Võ Nguyên Giáp - Hoàng Sa nổi tiếng xinh đẹp, đến ngã ba cạnh bán đảo Sơn Trà giao nhau với đường Lê Văn Lương, tiếp tục rẽ trái qua bệnh xá Hải quân, qua tiếp hai đoạn cua nữa, người ta sẽ thấy một cánh cổng bằng tre. Đó là “Khu bảo tồn tre, trúc Việt” hay còn gọi là “Sơn Trà Tịnh Viên”.

Về Bản Đôn ngắm khu lan rừng “Troh Bư”

Ông Hưng với tình yêu lan rừng đã thành lập khu bảo tồn lan lớn nhất Việt Nam. 

Troh Bư trong cách gọi của người Ê Đê nghĩa là “lũng cá lóc” chỉ vùng đất xanh tốt, nơi từng có nhiều cá lóc sinh sống. Trải qua bao cuộc bể dâu, vùng đất Troh Bư tốt tươi năm xưa giờ đây đã trở thành điểm đến lý tưởng của du khách trong và ngoài nước có chung tình yêu với vẻ đẹp hoang sơ của các loại lan rừng. 

Để có được thành quả này, ông Đỗ Tuấn Hưng (SN 1972, TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) mất nhiều năm cải tạo, biến mảnh đất hoang sơ thành khu bảo tồn lan rừng lớn nhất Việt Nam.

Nha Trang hoàng hôn đẹp lặng người

Ngắm hoàng hôn rực rỡ ở Nha Trang - đọc câu này, người bản xứ và cả những ai yêu mến xứ trầm hương phần lớn chắc sẽ nhủ thầm "có gì đó sai sai". 

Cao ốc thị thành loáng thoáng xa, dãy tháp trắng cáp treo gần, những xóm bè kế bên... tạo nên một hoàng hôn Nha Trang đẹp nhìn từ Bãi Củi - Ảnh: T.T.HOÃN

Vì, như hầu hết các phố biển trên dải đất hình chữ S mến yêu đều nhìn về Biển Đông, vịnh biển đẹp thứ 29 thế giới này cũng vậy. Nên nói đến thành phố biển thì phải là đón bình minh mới đúng chứ...