5 thg 6, 2017

Công phu nghề đá ong xứ Đoài

Không chỉ dừng lại việc khai thác đá ong làm vật liệu xây dựng, những năm gần đây người dân xứ Đoài ở xã Bình Yên, huyện Thạch Thất (Hà Nội) còn sử dụng đá ong để chế tác các tác phẩm nghệ thuật mang lại lợi nhuận cao. 

Khi đặt chân tới huyện Thạch Thất, hỏi thăm đường thăm đường về xã Bình Yên, người chỉ đường cho chúng tôi bảo: “Các anh chị cứ đi thẳng đến khi nào thấy trên đường xếp nhiều đá ong ven đường là đến xã Bình Yên, ở đây giờ nhiều hộ làm nghề chế tác đá ong lắm”.

Và quả thật, khi chỉ mới bắt vào đầu xã rồi chạy dọc đường đến cuối xã, chúng tôi thấy rất nhiều biển đề tên cơ sở chế tác đá ong, những tảng đá ong nằm ngổn ngang ven đường cùng các sản phẩm mới với muôn hình vạn vẻ được tạc lên từ vật liệu này.

Tò mò về những con vật được điêu khắc tinh xảo với kích thước lớn được đặt ven đường, chúng tôi chọn cơ sở khai thác và chế tác đá ong Dũng Đá để hỏi thăm về việc sản xuất và chế tác đá ong của người dân Thạch Thất. Với sự mến khách của người dân xứ Đoài, anh Tăng Hữu Dũng- chủ cơ sở sản xuất cho chúng tôi biết, ngày trước hầu hết người dân ở đây chủ yếu chỉ làm công việc đào đá cho hợp tác xã, nhưng khi hợp tác xã giải thể nhiều người vì thích nên làm thử một vài con vật bằng đá ong. Rồi thấy khách hỏi mua thì tiếp tục làm, cứ thế cho đến giờ đã nhiều hộ tận dụng nguồn đá sẵn có của địa phương và thành lập cơ sở sản xuất chế tác đa dạng về chủng loại sản phẩm.

Đá ong có cấu tạo mềm, xốp, lỗ chỗ như tổ ong nằm dưới đất và được coi là một nguồn nhiên liệu độc đáo của người dân xã Bình Yên.

4 thg 6, 2017

Suối xanh lơ

Bản Pác Bó (thuộc xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng) là nơi khởi nguồn của một con suối mà từ xưa người dân nơi đây gọi là suối Giàng. Do bắt nguồn từ núi đá vôi nên dòng suối trong vắt, phản chiếu ánh sáng thành một màu lục lam tuyệt mỹ (đó là tôi nghe giải thích như vậy, nếu có sai về mặt khoa học xin mọi người đính chính lại dùm). Màu xanh biếc của dòng suối thấp thoáng giữa ngàn xanh lá rừng tạo nên bức tranh làm say đắm lòng người. Nhiều người so sánh nơi đây với mặt nước trong xanh ở danh thắng Cửu Trại Câu thuộc Tứ Xuyên, Trung quốc.


Lạ miệng rau đắng đồ

Trong mâm cơm của người Việt, các món rau luộc, xào là thứ không thể thiếu bên cạnh các món ăn giàu chất đạm như thịt, cá. 


Nhưng có lẽ ít người biết đến rau đắng đồ, một kiểu ăn rau khá độc đáo không chỉ vì vị lạ mà còn bởi đây là thứ đặc sản dân dã của đất Mường.

Nhà thờ Làng Sông - Bức họa tuyệt đẹp giữa ruộng đồng

Bình Định được coi là nơi lưu dấu hành trình đầu tiên của chữ quốc ngữ. Nhà thờ Làng Sông (ở xã Phước Thuận, H.Tuy Phước) là một trong 3 cơ sở in sách quốc ngữ tại Việt Nam.

Kiến trúc Gothic nổi bật của nhà thờ

Đồng Cao, điểm đến mới lạ của Bắc Giang

Đồng Cao (Bắc Giang), một địa danh gần Hà Nội mang trong mình nét đẹp tựa như đỉnh Tà Xùa của Sơn La

Đồng Cao là một cao nguyên nhỏ thuộc bản Gà, xã Thạch Sơn, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang. Địa hình ở đây bằng phẳng kiểu thung lũng và biệt lập với khu dân cư, có độ cao khoảng 600m so với mực nước biển

Nếu tìm một địa điểm để cắm trại qua đêm, tạm trốn cái tấp nập ồn ào của phố thị trong hai ngày cuối tuần thì cao nguyên Đồng Cao là lựa chọn lí tưởng cho du khách. 

Hùng vĩ Hải Vân quan

Sừng sững trên dãy núi cao vút và hùng vĩ, đỉnh Hải Vân quan là cụm di tích có vị trí lý tưởng cho du lịch.

Ảnh: Lê Toàn - Đình Toàn

Một bên là tỉnh Thừa Thiên- Huế thơ mộng, còn phía bên kia có thể thỏa thích phóng tầm mắt bao la hướng về Đà Nẵng.

Sau khoảng thời gian dài bị “bỏ rơi”, ngày 24.5 vừa qua, Hải Vân quan đã chính thức được Bộ VH-TT-DL trao bằng xếp hạng di tích lịch sử - kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia và đang lên kế hoạch trùng tu để phục vụ cho chiến lược phát triển du lịch.

3 thg 6, 2017

Lẩu mực Đại Lãnh tươi ngon nức tiếng trên quốc lộ 1A

Mực tươi rói, mắt như còn hấp háy, thả vào nồi lẩu chua chua, cay cay đang sôi sùng sục vài giây rồi vớt ra, rưới nước mắm cốt rồi ăn, ngon không từ nào tả xiết.

Giữa đèo Cả và đèo Cổ Mã có một vùng biển trời tuyệt đẹp, đó chính là Đại Lãnh, thuộc huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hoà. Đây là điểm gần cuối của con đường ven biển tuyệt đẹp khởi đầu từ Vũng Tàu và kết thúc tại Quy Nhơn. Ở chân đèo Cổ Mã, có rất nhiều lựa chọn thăm thú như bãi biển Điệp Sơn, đầm Môn - mũi Đôi (Điểm cực Đông)...

Cảnh trời biển núi rừng ở đây đã mê đắm lòng người nhưng con mực Đại Lãnh còn hấp dẫn hơn. Có lẽ cấu tạo địa lý của vùng biển sâu, đầy nắng gió này đã sinh sản ra loại mực ngon hàng đầu Việt Nam. Thế nên, trên con đường dẫn vào cửa hầm xuyên đèo Cổ Mã, khoảng 15 km, chi chít những hàng quán bình dân bán lẩu mực tuyệt hảo.

Lẩu mực Đại Lãnh được nhiều du khách yêu thích. 

Nghề dệt cói Kim Sơn

Nghề dệt cói Kim Sơn này luôn gắn liền với thiên nhiên, bởi nguyên liệu để làm nên những đôi chiếu hạnh phúc, làm nên cái dép, cái giỏ... rất giản gị như thiên nhiên ở vùng đất này. 

Cói Kim Sơn

Cói là nguyên liệu chính của nghề dệt chiếu. Đối với những người trồng cói, cây cói gắn bó với nghề, với người thợ suốt cả cuộc đời cần lao. Cói không nhiều lá, nhiều cành, cây dồn lên ngọn để dành cho hoa", cây cói là biểu tượng của những con người lấn biển, theo bước chân của những người lấn biển, cây cói luôn trụ vững trước mọi thách thức nghiệt ngã của nước mặn, của sóng gió bão biển.

Nghề dệt thổ cẩm của người Chăm

Người Chăm từ lâu đời sinh sống bằng nông nghiệp trồng lúa nước, một số vùng trồng nho, chăn nuôi bò, dê, cừu. Cùng vời nông nghiệp người Chăm ở Ninh Thuận và An Giang còn lưu giữ được hai làng nghề nổi tiếng là gốm Bầu Trúc và dệt thổ cẩm.

Trước đây, nghề dệt thổ cẩm, vải tơ lụa của người Chăm rất phát triển, đã tạo ra những sản phẩm nổi tiếng về chất lượng cũng như nghệ thuật thiết trí hoa văn trên vải. Vải Chăm sợi mịn, nhiều mầu sắc, kiểu dáng, hoa văn trang trí rất đẹp. Hầu hết phụ nữ Chăm đều biết dệt. Nhưng nay, người Chăm không sản xuất các sản phẩm từ tơ tằm mà chủ yếu là các sản phẩm từ sợi bông.

Người Chăm sử dụng những kỹ thuật nhuộm màu cho sợi trước khi dệt. Màu đều làm từ khoáng vật, thực vật ở địa phương như: màu xanh (chàm), màu đen (quả muông), màu vàng (cây jưng), màu đỏ (lõi cây pan) và kết hợp các màu đó để tạo ra nhiều gam màu khác nhau.

Xa sợi - Dụng cụ không thể thiếu của nghề dệt người Chăm. 

2 thg 6, 2017

Độc đáo cá rô non chiên giòn miền Tây

Vào những ngày này, nếu có dịp vào các chợ cá ở miền Tây, chúng ta sẽ bắt gặp những người bán cá rô non. Nhìn những con cá bé xíu cỡ ngón tay út, vảy màu xanh thẫm nhảy xoi xói trong thau, khiến tôi chợt nhớ về những kỷ niệm ngày xưa nơi quê nhà yêu dấu, khi những cơn mưa đầu mùa đến, bọn chúng tôi liền í ới rủ nhau vác thời đi bắt loại cá rô non này.

Cá rô là loài cá nước ngọt sống nơi ao hồ, đồng ruộng ở Đồng bằng sông Cửu Long. Hàng năm, khi những cơn mưa đầu mùa bắt đầu (khoảng tháng 4- 5 âm lịch), và các cánh đồng ngập xăm xắp nước thì lũ cá rô bố mẹ “vượt vũ môn” lên đồng để tìm kiếm thức ăn và duy trì nòi giống. Khoảng 2 tháng sau, khi cánh đồng ngập đầy nước, người dân lại điều chỉnh mực nước trong ruộng ra. Thế là, từng đàn cá rô non (còn gọi là rô bí, rô dăm), thân nhỏ xíu (dài cỡ 2 cm, ngang 1 cm) lại tìm đường “di cư” ra sông lớn.

Cá rô non (ảnh: BCT)