27 thg 5, 2016

Mai một làng bánh tráng

Theo những người cao tuổi trong ấp 3, xã Thạnh Phú (huyện Vĩnh Cửu) thì nghề làm bánh tráng gạo có ở đây gần 100 năm. Trước đây, nhiều gia đình trong ấp sống bằng nghề làm bánh tráng, nhưng nghề này hiện đang mai một dần.

Bà Lại Thị Ba, ấp 3, xã Thạnh Phú có thâm niên làm bánh tráng gạo gần 60 năm. 

Đến Đồng Nai, ngoài đặc sản bưởi Tân Triều, nhiều người còn nhắc đến trà Phú Hội và bánh tráng Thạnh Phú (xã Thạnh Phú, huyện Vĩnh Cửu). Bánh tráng Thạnh Phú không chỉ nổi tiếng ở Đồng Nai mà một số tỉnh, thành lân cận cũng biết tiếng.

Bánh tráng Cây Đào xóm Miễu

Bước vào những ngày đầu tháng chạp, cùng với những lò bánh tráng ở Phước Thiền, Phú Hội, Long Tân, Hiệp Phước (huyện Nhơn Trạch), An Phước, Tam An (huyện Long Thành)... nổi lửa thì làng bánh tráng Cây Đào xóm Miễu lâu đời và nổi tiếng nhất ở huyện Vĩnh Cửu cũng đang... đổ lửa. 


26 thg 5, 2016

Mùa khoai lang vùng đất cát Quảng Nam

Những ngày này, có dịp ngang qua vùng đất cát Quảng Nam, du khách sẽ được tận mắt ngắm nhìn cảnh bà con thu hoạch khoai lang và thưởng thức những củ khoai ngọt lành hiếm nơi nào sánh bằng. 

Em bé theo mẹ đi bới khoai trong mùa thu hoạch - Ảnh: T.Ly 

Ở vùng đất “chưa mưa đã thấm” này, bao đời qua cây khoai lang vẫn là cây lương thực chính, gắn liền với cuộc sống thường nhật của người dân quê. 

Ông Huyện Sỹ - Người giàu nhất Đông Dương một thuở

Cuối thế kỷ 19, dân gian truyền nhau câu nói về “tứ đại phú hộ” giàu nhất Việt Nam, thậm chí cả Đông Dương lúc bấy giờ bao gồm nhất Sỹ, nhì Phương, tam Xường, tứ Định.

Tuy nhiên, người thứ tư có nhiều thay đổi, có lúc là tứ Hỏa (tức chú Hỏa - Hui Bon Hoa), có lúc là tứ Bưởi (ông Bạch Thái Bưởi). Riêng người đứng đầu là ông Huyện Sỹ không bao giờ thay đổi.

Ông Huyện Sỹ tên thật là Lê Nhứt Sỹ, sinh năm 1841, vốn quê quán ở Long An và là một gia đình theo đạo Công giáo, ông có tên thánh là Philippe. Thấy ông thông minh, lanh lợi nên các cha người Pháp đưa ông sang học ở Malaysia, nơi ông học thêm nhiều ngôn ngữ khác bên cạnh chữ quốc ngữ. Do thầy dạy cũng có tên Sỹ nên theo truyền thống Nho giáo tôn trọng “quân, sư, phụ”, ông được đổi tên là Lê Phát Đạt, cái tên mong muốn cuộc đời được phát đạt và không ngờ ứng với cuộc đời ông sau này. Khi về nước, do giỏi tiếng Pháp nên ông được gọi làm thông ngôn và tới năm 1880 được chính phủ Nam Kỳ bổ nhiệm làm hội đồng quản hạt Nam Kỳ.

Mặc dù đã đổi tên là Lê Phát Đạt nhưng dân gian vẫn gọi ông theo tên cũ là Huyện Sỹ.

Hội đồng Trạch - nhiều đất nhất Đông Dương

Ông Trần Trinh Trạch, hay Hội đồng Trạch, vốn được biết như một đại điền chủ nhiều ruộng đất nhất Nam Bộ. Giàu có nhưng ông lại là người chí thú làm ăn, không ăn chơi gì nhiều trừ vài chuyện liên quan đến Công tử Bạc Liêu.

“Khi tôi sinh ra thì ông nội đã mất ba năm rồi, tôi chỉ biết cha tôi. Chứ mẹ cũng mất sớm” - ông Trần Trinh Đức, cháu nội của ông Trần Trinh Trạch, con ruột của ông Trần Trinh Huy, tức “Công tử Bạc Liêu” với giai thoại nổi tiếng đốt tiền cho người đẹp kiếm kẹp tóc trong rạp hát…, kể lại.

Gặp người cháu nội của ông hội đồng

Nhìn người đàn ông đầu ngả bạc, từng phải làm đủ thứ nghề để kiếm sống từ bán đồ điện tử ở chợ Huỳnh Thúc Kháng, qua Campuchia bán giày dép cũ, rồi chạy xe ôm, đến cuối đời mới về lại quê nhà Bạc Liêu và được tỉnh giao cho công việc hướng dẫn viên du lịch tại khách sạn Công tử Bạc Liêu, cũng chính là cơ ngơi cũ của gia tộc Trần Trinh khét tiếng thuở nào, không thể tin được sự xuống dốc của dòng họ đã từng sở hữu số ruộng đất “cò bay mỏi cánh” nhiều nhất Đông Dương một thuở và những giai thoại “đốt tiền” đúng theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.

Ông Trần Trinh Đức kể: “Ngày nhỏ ở với các mẹ kế (do Công tử Bạc Liêu có tới bốn vợ), năm bảy tuổi cha tôi cho lên Sóc Trăng học nội trú ở trường Tây, cuối tuần mới đón về chơi. Nhờ học tiếng Anh, sau này bị bắt khi đi quân dịch tôi được cho làm phiên dịch, công việc nhẹ nhàng, không phải ra trận. Nhưng tính mê chơi, ham nhảy đầm nên tôi trốn lính, sống cuộc đời rày đây mai đó miễn được tự do làm điều mình muốn…”.

Một triệu đồng là đủ đi chơi đảo

Ngồi bên bếp lửa than nướng hải sản tươi sống, nhâm nhi ly rượu vang và kể những câu chuyện hài hước với bạn bè, với người yêu, trong khung cảnh êm đềm của buổi chiều dạt dào gió biển… Để có được những trải nghiệm thú vị đó tôi chỉ phải tốn chừng một triệu đồng cho chuyến phượt hai ngày cuối tuần ra đảo xa Phú Quý.

Phía sau chùa Linh Sơn, nơi đây có thể nhìn được toàn cảnh trên đảo.

Phú Quý là một huyện đảo thuộc tỉnh Bình Thuận. Đảo có diện tích hơn 
16 km2 và cách đất liền 120 km. Hiện tại, mỗi ngày ở cảng cá Phan Thiết đều có hai chuyến tàu ra đảo. Tàu chậm chạy khoảng sáu giờ đồng hồ là đến nơi, còn đi tàu cao tốc mất khoảng bốn giờ. Tùy theo túi tiền và thể trạng mà bạn có thể chọn ghế ngồi hoặc giường nằm.

24 thg 5, 2016

Bún Xiêm Lo mê lòng khách đến miền Tây

Món bún xuất thân từ Campuchia khiến nhiều thực khách đến các tỉnh Long An, An Giang phải bưng cả tô húp lấy húp để.

Chỉ có mặt ở các hàng vỉa hè hoặc các quán ăn bình dân nhưng bún Xiêm Lo là thức ăn đặc sản nổi tiếng của miệt Mộc Hóa, Kiến Tường, Vĩnh Hưng tỉnh Long An và một số địa phương khác giáp biên giới Tây Nam nước ta. 

Tô bún bình dân trông không bắt mắt nhưng khá thú vị khi ăn. Ảnh: Thiên Chương 

Xiêm Lo vốn là món ăn quen thuộc của người Khơ Me, ban đầu bị chê bình dân bởi cách chế biến đơn giản từ nước lèo nấu từ cá lóc, chan vào bún Miên sợi, ăn cùng muối ớt. Song từ hơn 10 năm trở lại đây, bún Xiêm Lo được nhiều người Việt chế tác thành món cao cấp hơn dù vẫn trên nền công thức cốt lõi là cá lóc.

Quán hủ tíu Mỹ Tho 7 thập kỷ tại Sài Gòn

Suốt 70 năm qua, tô hủ tíu Thanh Xuân đậm đà vị Mỹ Tho vẫn thu hút thực khách sành ăn ở Sài Gòn nhờ nước lèo thơm ngọt tự nhiên.

Nằm trên đường Tôn Thất Thiệp, giữa trung tâm quận 1, hủ tíu Mỹ Tho Thanh Xuân không gây chú ý người đi đường bởi sự hoành tráng của bảng hiệu, của đèn chiếu, bởi quán khá nhỏ, gian bếp chính chỉ là chiếc kệ xinh xinh, bàn ghế đặt trước vỉa hè. Tuy nhiên, điều khiến khách vãng lai phải lập tức dừng lại căng mũi hít, đó chính là mùi thơm tỏa ra từ nồi nước lèo. 

Tô hủ tíu Mỹ Tho hút khách 70 năm tại Sài Gòn. Ảnh: Mr. True 

Đất trời Phú Yên

Là một tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, Phú Yên hội tụ nhiều tiềm năng về kinh tế biển và du lịch. Phú Yên còn là nơi khởi phát nên nghề câu cá ngừ đại dương của Việt Nam, một nghề không chỉ mang lại nguồn lợi kinh tế lớn mà còn góp phần giữ vững chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc. 

Tiềm năng kinh tế biển

“Mỗi năm, tỉnh Phú Yên khai thác được khoảng 6.000 tấn cá ngừ đại dương và 3.000 tấn mực. trong Năm 2016, tỉnh đang có kế hoạch đóng mới 185 tàu khai thác và dịch vụ hậu cần; nâng cấp, cải hoán 465 tàu và phấn đấu đến năm 2020 số tàu mới sẽ là 315 tàu, cùng với 705 tàu cá được nâng cấp, cải hoán…”

(Ông Lê Văn Trúc, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Phú Yên)
Nói đến Phú Yên là nói đến nghề đi biển, đặc biệt là nghề câu cá ngừ đại dương. Dân Phú Yên gọi cá ngừ đại dương là “cá bò gù”, bởi loài cá này có lưng gù và thịt đỏ như thịt bò. Người ta kể rằng, vào năm 1994, một số ngư dân chuyên làm nghề câu cá chuồn ở làng biển Phú Câu (nay thuộc phường 6, Tp. Tuy Hòa) trong một lần đi biển đã tình cờ câu được cá ngừ. Thế rồi từ làng biển Phú Câu, nghề câu cá ngừ đại dương chuyên nghiệp đã hình thành, phát triển mạnh sau đó nhanh chóng lan ra các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ.

Từ đó đến nay, nghề câu cá ngừ đại dương ở Phú Yên phát triển ngày một mạnh mẽ. Nhờ đó mà con cá ngừ đại dương của Việt Nam giờ đã có mặt tại thị trường gần 90 nước trên thế giới, trong đó có 3 thị trường truyền thống là Mỹ, EU và Nhật Bản. Và nghề câu cá ngừ đại dương của Phú Yên cũng được Chính phủ lựa chọn làm nền tảng để xây dựng chương trình đánh bắt xa bờ cho cả nước. Từ năm 2011, cá ngừ đại dương Phú Yên “Phuyen Tuna” đã trở thành nhãn hiệu cá ngừ đại dương đầu tiên ở Việt Nam được Cục Sở hữu Trí tuệ, Bộ Khoa học - Công nghệ cấp chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.

Nơi lưu giữ khoảnh khắc cuối cùng của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Cuốn lịch treo tường dừng ở ngày 2/9, chiếc đồng hồ nhỏ chỉ 9h47, một cuốn sách lịch sử chống ngoại xâm đang lật dở... là những kỷ vật được bảo quản gần 50 năm qua trong khu Phủ Chủ tịch.

Trong khuôn viên di tích Phủ Chủ tịch (Ba Đình, Hà Nội) có 3 ngôi nhà gắn với một quãng đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh: nhà 54, nhà sàn và nhà 67. Nhà 54 là ngôi nhà Chủ tịch Hồ Chí Minh từng ở và làm việc khoảng 4 năm (từ tháng 12/1954 đến giữa tháng 5/1958). Nhà 54 có ba phòng, phía giáp ao là phòng làm việc, cũng là nơi tiếp khách, ở giữa là phòng ăn, kế tiếp là phòng ngủ.