30 thg 4, 2016

"Bánh giá chợ Giồng mời anh"...

"Một mai em gái theo chồng/ Còn đâu bánh giá chợ Giồng mời anh"... Đó là chiếc bánh giá chợ Giồng nổi tiếng ở Gò Công Tây, Tiền Giang đã đi vào văn học dân gian. 

Bánh giá chợ Giồng thơm ngon và hấp dẫn - Ảnh: Hoài Vũ 

Chợ Giồng là tên cũ của chợ Vĩnh Bình, huyện Gò Công Tây hiện nay.

Bánh giá vừa là món ăn chơi vừa là món bánh khéo dùng trong các tiệc tùng trang trọng. Nhà văn Hồ Biểu Chánh từng nhắc đến món bánh này trong tác phẩm của ông và nghe đâu hai câu ca dao trên hình như có liên quan đến một mối tình dang dở của đôi trai gái xứ Gò.

Hòn Mây Rút - “phải đến một lần” khi ra Phú Quốc

Không ít du khách khẳng định như vậy chỉ sau một lần đặt chân đến hòn Mây Rút, cách thị trấn An Thới, huyện Phú Quốc (Kiên Giang) hơn 10km về phía tây nam.

Nhóm bạn trẻ đưa nhau ra chơi ở hòn Mây Rút - Ảnh: Ng.Triều 

Không chỉ phong cảnh đẹp, cách làm du lịch của chủ nhân hòn đảo này cũng níu chân khách...

Bà Bảy Yên (88 tuổi), chủ nhân Hòn Mây Rút, với hơn 50 năm “tuổi đảo”, cho biết không nhớ chuyện làm du lịch tại đây bắt đầu từ lúc nào, nhưng hòn Mây Rút hiện là một địa danh “phải đến một lần” trên các diễn đàn về du lịch.

29 thg 4, 2016

Tây nguyên mùa bướm bay rợp trời

Tháng 4, khi bầu trời cao xanh vời vợi và không gian ươm màu nắng vàng như mật cũng là lúc những người bạn rót vào tai nhau lời tỉ tê: “Về Tây nguyên đi, mùa bướm bay đến rồi!”. 

Một đàm bướm tụ lại trên bãi đất ven đường tỉnh lộ từ TP Buôn Ma Thuột đi huyện Krông Ana, Đắk Lắk - Ảnh: Tiến Thành 

Người dân phố núi gọi mùa này là mùa bướm sâu muồng. Bởi loài bướm có kích thước nhỏ, màu vàng nhạt dịu dàng này thường đẻ trứng, làm sâu, tạo kén trên những hàng cây muồng vốn được trồng rất nhiều ở Tây nguyên.

Ký sự ngôi chùa Phù Ly ở Vĩnh Long

"Ngôi chùa này có mặt hàng trăm năm với nhiêu câu chuyện huyền thoại rất ly kỳ, đây là nơi sinh hoạt tâm linh của hơn 600 hộ dân người dân tộc Khơ Me rất thường xuyên…”

Chuyện xưa kể rằng : vào năm 1653 ở sóc Phù Ly đã có người Khmer đến sinh cơ lập nghiệp, vào năm 1672 chùa Phù Ly được xây dựng. Dù đến nay ngôi chùa đã gần 350 năm, nhưng do những thế hệ nối tiếp người tu hành và nhân dân địa phương trùng tu nhiều lần những luôn duy trì bảo vệ nền văn hóa nghệ thuật cổ nên ngôi chùa vẫn còn mang nét cổ kính và bền chắc theo thời gian cho đến hôm nay.

Chùa Phù Ly 2 tọa lạc tại xã Đông Thành, huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long. Đây là một trong những ngôi chùa cổ của người Khmer Nam bộ với lối kiến trúc nghệ thuật độc đáo, hài hòa của Ấn Độ, Thái Lan và Campuchia...


Ốc quắn xào - món ăn ngon xứ Quảng

Dù nhọc nhằn chuyện sớm hôm bắt ốc, rồi phải tỉ mỉ từng công đoạn nhưng các chị nội trợ vẫn ánh lên nụ cười mãn nguyện khi nghĩ đến những món "đặc sản" được chế biến từ con ốc quắn.

Ở vùng trung du xứ Quảng, ốc quắn là loài chỉ ăn rêu đá và có quanh năm, nhưng nhiều và ngon nhất là cữ tháng tư, tháng năm. Thời điểm này, tranh thủ lúc rảnh rỗi các bà, các chị lại rủ nhau vào trong rừng, nơi khe suối sâu để tìm bắt ốc quắn.

Ốc quắn bắt về không thể ăn ngay mà thả vào chậu nước vo gạo qua đêm để ốc nhả hết nhớt. Nếu muốn chế biến liền thì phải cho thêm vào chậu nước ngâm ốc một vài trái ớt hiểm đập dập. Sau vài giờ mới chà xát rong rêu, xả nước cho sạch, chặt hết phần đuôi ốc rồi đổ ốc ra rổ để ráo mới có thể chế biến được. 

Đậm đà, thơm phức món ốc quắn xào. 

Rộ mùa hoa chạc quạch vùng rừng xứ Nghệ

Ở huyện Anh Sơn, Nghệ An mùa này hoa nở rất nhiều. Mỗi loài hoa rừng đều mang vẻ đẹp, hương sắc riêng. Nhưng ấn tượng nhất với mọi người khi chiêm ngưỡng vẫn là loài hoa chạc quạch.

Chạc quạch ở quê tôi là một loài cây mọc tự nhiên trong rừng, dạng thân leo. Giống như nhiều loại cây rừng khác, sau một thời gian dài trơ lá vào mùa Đông, nhưng đến mùa Xuân lại bừng lên sức sống, đâm chồi, nảy lộc. Trên những thân cây chạc quạch khô khốc, khẳng khiu đồng loạt túa ra những chồi non mơn mởn, xen kẽ trong đó là những nụ hoa nhỏ li ti. 

Hoa chạc quạch ở vùng rừng xứ Nghệ. 

Phên vàng sợi bạc

Hơn nửa thế kỷ trước, từ những năm 1960, nghề làm miến từ bột đao (củ dong) được hai ông Tô Văn Trắc và Nguyễn Văn Minh du nhập từ làng miến Dương Liễu (Hoài Đức, Hà Nội) lên xã Giới Phiên (TP. Yên Bái). Nghề miến khi ấy đã cứu đói cho người dân nơi đây, cũng như giúp họ thoát nghèo. Miến Giới Phiên được nhiều người biết đến với đặc điểm nổi bật là sợi nhỏ, có màu trong hơi xám, có độ dai giòn, không nát.

Miến đao do bà con làm bằng củ dong riềng theo công thức truyền thống, phơi bằng phên nứa, do không pha thêm tạp chất nên người dùng rất tín nhiệm. Từ cách làm thủ công thời kỳ đầu, đến nay, người dân Giới Phiên đã áp dụng kỹ thuật, đầu tư phát triển cơ giới hóa nên sợi miến nhỏ, óng ả, bắt mắt hơn khi mở rộng thị trường. 

Nghề làm miến đao đã giúp người dân xã Giới Phiên thoát nghèo cũng như phát triển bền vững.HTX Sản xuất kinh doanh Miến đao Giới Phiên hiện có 68 hộ chuyên làm miến, tập trung chủ yếu ở thôn 6. 

Nhộn nhịp chợ ngã ba Huồi Tụ Kỳ Sơn, Nghệ An

Gọi là chợ ngã ba Huồi Tụ - Kỳ Sơn, nhưng thực ra đây là điểm bán hàng tập trung tự phát của bà con các dân tộc để trao đổi những sản vật thu hoạch trong vườn nhà, hay hái lượm trên rừng, đồi, núi cao.

Ngã ba Huồi Tụ- Kỳ Sơn, Nghệ An. 

Bởi điểm cua “tay áo” có độ dốc cao, lại vướng phải nhà ở của bà con sát bên đường, nên khi thi công đường Tây Nghệ An, đơn vị thi công đổ nhựa nới thêm một đoạn đường làm điểm quay đầu xe ô tô. Và ngã 3 Huồi Tụ trở thành điểm nghỉ chân của phần lớn khách bộ hành mỗi lần đi qua.

28 thg 4, 2016

Đùng đoàng pháo… đất

Đến hẹn lại lên, hè đến là mùa pháo đất tại huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương. Đi từ đầu làng tới cuối làng, đâu đâu cũng nghe tiếng pháo diễn tập “nổ” rất vui tai. Những người con xa xứ dịp này tranh thủ ngày nghỉ về làng để tìm lại tuổi thơ một thời…

Nhào đất, làm đất, cắt đất

Người Ninh Giang chọn kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 làm ngày tổ chức hội vì được nghỉ dài ngày, khả năng con cháu về quê tham dự đông hơn. Hội tổ chức ở từng thôn, có chấm điểm, chọn ra đội thắng đi thi cấp xã.

Phần thưởng dành cho đội thắng chỉ là một chiếc cờ lưu niệm với đôi ba trăm ngàn. Thế thôi nhưng hội rất đông vui, nhộn nhịp, vui là chính mà!

8 di tích chiến tranh ở Việt Nam nên một lần ghé qua

Nếu yêu thích lịch sử, muốn dành thời gian tìm hiểu những địa danh, thắng cảnh lịch sử nổi tiếng của nước ta, bạn hãy thử tới các địa danh này, nơi nhiều du khách quốc tế gợi ý.

1. Nhà tù Hỏa Lò 


Nhà tù Hỏa Lò tại Hà Nội được Pháp xây dựng năm 1896 với tên gọi Maison Centrale là nơi giam giữ các tù nhân chính trị. Hơn 2.000 người đã bị giam giữ tại đây chỉ trong giai đoạn nửa đầu những năm 1950 với những điều kiện sinh hoạt tồi tệ.