13 thg 10, 2015

Măng chua núi Cấm

Sống trên núi Cấm (Tịnh Biên, An Giang), bà con sơn dân đã tận dụng đất rừng trồng tre mạnh tông xen kẽ cây ăn trái, từ đó mà có loại măng tre nổi tiếng của vùng núi. Đặc biệt, măng tre muối chua được chế biến thành nhiều món ngon.

Vào tháng 4 Âm lịch hằng năm, khi có vài đám mưa lớn thì bà con bắt đầu thu hoạch măng, có gia đình thu hoạch được 700 – 1.000kg một đợt, thậm chí lúc rộ măng còn thu hoạch tới cỡ 2.000kg một đợt.

Do vậy mà giá măng tươi núi Cấm giảm dần theo vụ mùa. Đầu mùa mưa (khoảng tháng 5 – tháng 6) thường có giá 18.000 - 20.000 đồng/kg; lúc măng rộ (cuối tháng 7) rớt xuống chỉ còn 2.500 - 3.000 đồng/kg.

Thu hoạch măng tre mạnh tông

12 thg 10, 2015

Chút bình yên Thiên Cầm

Thật khó có thể tin được trên mảnh đất miền Trung nhọc nhằn và dãi dầu nắng gió, lại có một bãi biển với cái tên đẹp như thơ, nhưng không chỉ đẹp ở cái tên mà còn nhiều hơn thế. Đó chính là Thiên Cầm. 

Bãi biển Thiên Cầm - Ảnh: Băng Giang 

Tương truyền khi vua Hồ Quý Ly đi thị sát qua đây tưởng như đang được nghe một bản hòa tấu du dương của sóng biển, gió núi và lá cây rừng nên đã đặt tên cho vùng đất này là “đàn trời - Thiên Cầm”. Một huyền thoại đẹp đẽ và một vùng đất đẹp đẽ như minh chứng.

Nghề điêu khắc đá Bửu Long

Với hơn 300 năm tồn tại, làng nghề điêu khắc đá Bửu Long (phường Bửu Long, Tp. Biên Hòa) được coi là làng nghề thủ công lâu đời nhất của vùng đất Đồng Nai đang ngày đêm sáng tạo nên những tác phẩm nghệ thuật tinh xảo từ đá.

Theo "Gia Định thành thông chí" của Trịnh Hoài Đức (1765 -1825) ghi rằng, nhóm Cao, Lôi, Liêm của Trần Thượng Xuyên do không chịu sự thuần phục của nhà Thanh (Trung Quốc) đã vượt biển đến sinh sống tại xứ Bàn Lân (Biên Hòa ngày nay). Những cư dân này mang theo nghề làm đá đã cùng với người Việt bản địa lập nên làng nghề điêu khắc đá.

Đá nguyên liệu để làm sản phẩm đá mỹ nghệ Bửu Long là đá tấm, đá phiến. Những người thợ tìm đá nguyên liệu được gọi là thợ làm “đá sống”, phải lên núi tìm những tảng đá đạt yêu cầu mang về. Từ đây, những người thợ điêu khắc đá bắt đầu công việc chế tác sản phẩm, gọi là thợ làm “đá chín”.

Nguyên liệu đá thô (đá sống) làm nên các sản phẩm điêu khắc đá.

Múa rối nước Bông Sen

Chương trình nghệ thuật đặc sắc “Múa rối nước Bông Sen” diễn ra hàng ngày trong Không gian Văn hóa Việt (79 Hàng Trống - Hà Nội) với hàng loạt các tiết mục múa rối nước cổ truyền, thu hút sự quan tâm của du khách quốc tế khi tới thăm Hà Nội.

Nghệ sĩ nhân dân Trần Bình, Giám đốc Nhà hát Nghệ thuật Đương đại Việt Nam cho biết, tại Không gian Văn hóa Việt chính thức tổ chức biểu diễn chương trình múa rối nước đặc sắc với tên gọi “Múa rối nước Bông Sen” từ tháng 9/2013. Chương trình với mục đích đáp ứng nhu cầu thưởng thức nghệ thuật dân tộc của người Việt Nam, đồng thời để giới thiệu loại hình nghệ thuật múa rối nước cổ truyền đến du khách bạn bè quốc tế. Đến nay, chương trình thu hút hàng trăm du khách quốc tế tới xem vào các ngày trong tuần.

Du khách tới xem biểu diễn “Rối nước Bông Sen” tại tòa nhà Không gian Văn hóa Việt, phố Hàng Trống, Hà Nội.

Mắm ruột cá bò

Trời cho vùng biển Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa luồng cá ngừ đại dương nổi tiếng. 

Cá to bằng bắp vế người lớn, dài cả sải tay, nặng vài chục tới cả trăm kí lô. Cá sinh sản quanh năm nhưng rộ nhất là tháng hai tới tháng sáu âm lịch. Người Ninh Hòa gọi nó bằng cái tên cá bò dân dã. Xứ này sát biển, nên cá ở đây lúc nào cũng tươi. 

Người Ninh Hòa gọi cá ngừ đại dương bằng cái tên cá bò dân dã 

Không ít thì nhiều, bữa nào cá bò cũng về đầy chợ. Người bán chặt thành từng lát. Người mua đầu và đuôi cho rẻ, kẻ chỉ ăn mình cho nhiều thịt. 

Tiệm bánh căn nhỏ chỉ mở buổi sáng ở Nha Trang

Với chiếc bánh căn ôm trọn con mực nhỏ cùng chút trứng vàng óng trên bề mặt, bạn chỉ việc chấm vào chén nước mắm, gắp thêm xoài sống rồi thưởng thức.

Trên con đường Hoàng Hoa Thám, thành phố Nha Trang, có một quán bánh căn nhỏ chỉ mở bán từ 6h đến 12h trưa. Thế nhưng nhiều khách phương xa có dịp đến đây, đều tranh thủ tìm đến quán gọi 1-2 phần.

Ấn tượng đầu tiên khi vào quán là hình ảnh một phụ nữ có dáng người nhỏ, đeo khẩu trang và bao tay để đổ bánh. Cô cũng chính là chủ quán bánh canh này. Tay cô thoăn thoắt đổ bột vào khuôn, sau vài phút lại cạy bánh lên bỏ sang chiếc mâm bên cạnh. Tùy theo yêu cầu của khách, cô sẽ đổ bánh có nhân trứng hoặc cho những con mực ống lên phía trên mặt bánh. 

Một phần bánh căn đơn giản nhưng có hương vị rất ngon. Ảnh: diadiemanuong 

9 thg 10, 2015

Hoang sơ hồ Đá Bàng

Bạn yêu thiên nhiên và say mê khám phá những nơi còn hoang sơ nhưng không có điều kiện đi xa? Thì đây, hồ Đá Bàng, hãy thử đến để cảm nhận sự thi vị của bức tranh vùng quê miền Đông Nam bộ. 

Vẻ đẹp phong cảnh hồ Đá Bàng lúc hoàng hôn. Trong ảnh: bé Phạm Văn Quang, học sinh lớp 4.2 Trường tiểu học Long Tân, chơi ven bờ trong lúc đợi cha đi thả lưới bên kia hồ trở về - Ảnh: N.T.Đăng 

Hồ Đá Bàng nằm trên địa phận hai huyện Châu Đức (xã Đá Bạc) và Đất Đỏ (xã Long Tân), Bà Rịa-Vũng Tàu, cách TP Bà Rịa khoảng 10km về hướng đông bắc. Đây là hồ nước nhân tạo được hình thành do ngăn con đập Đá Bàng vào tháng 11-1983.

Khám phá Hạ Long của Tây Nguyên

Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng có diện tích 21.307 ha, nằm giữa cao nguyên Đắk Nông và cao nguyên Di Linh thuộc vùng địa lý sinh học Nam Trung bộ, có đỉnh núi cao nhất là 1.982m. Khu vực này là điểm giao thoa về địa lý và sinh học giữa khu vực Nam Tây Nguyên và miền Đông Nam bộ.

Từ trên cao, nhìn toàn cảnh hồ Tà Đùng ai cũng có thể tưởng tượng mình đang ở Hạ Long khi có rất nhiều núi lớn nhỏ nhấp nhô trên lòng hồ 

Ngoài các loại thực vật, động vật quý hiếm, khu bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng còn có hồ Tà Đùng với cảnh đẹp hút hồn, được ví là Hạ Long của Tây Nguyên. 

Đà Lạt thu nhỏ ở vùng Tây Bắc

Vùng đất cao nhất của huyện Mường La có khí hậu mát mẻ như Đà Lạt và nổi tiếng với nguồn nước khoáng nóng.

Mường La - Ngọc Chiến là một cung đường đẹp cho những ai ưa khám phá sự tĩnh lặng và hoang sơ Tây Bắc. 

Thế giới đồ ăn vặt bên bến Ninh Kiều

Du khách sẽ bắt gặp một khu chợ chiều náo nhiệt và cảm thấy như đang lạc một thế giới đầy màu sắc với vô số món ăn vặt nằm đối diện chợ cổ Cần Thơ.

Khu chợ ẩm thực là thiên đường cho những người mê đồ ăn vặt tại thành phố Cần Thơ. Khi mặt trời dần buông trên dòng Hậu Giang, rất nhiều người bán đẩy xe hàng từ khắp nơi về con phố nhỏ này để họp chợ.