11 thg 9, 2015

Đến Đồ Sơn thăm Biệt thự Bảo Đại

Biệt thự Bảo Đại trên đồi Vung (Hải Phòng) được xem là hành cung duy nhất của triều đình nhà Nguyễn tại miền Bắc. Đây là dinh thự có lối kiến trúc độc đáo và hiện đang trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn với nhiều du khách khi đến Đồ Sơn. 

Theo chị Đặng Thị Hiền, hướng dẫn viên tại Biệt thự Bảo Đại thì vào năm 1928, Toàn quyền Đông Dương là Pasquier đã cho xây dựng tòa nhà theo lối kiến trúc của Pháp. Năm 1932, sau khi du học Pháp trở về, Hoàng đế Bảo Đại lúc đó đã được mời đến thăm nơi này và thích lối kiến trúc độc đáo và vẻ đẹp cảnh quan nên được Toàn quyền Đông Dương Pasquier tặng lại. Từ đó tòa nhà này có tên là Dinh Biệt Thự Bảo Đại.

Đến 15/5/1955, khi những người lính Pháp cuối cùng rút khỏi miền Bắc tại bến Nghiêng ở khu 2 Đồ Sơn, Biệt thự Bảo Đại thuộc quyền quản lý của Bộ Quốc phòng. Năm 1984, Bộ Quốc phòng giao lại ngôi biệt thự này cho Công ty du lịch Hải Phòng, nay là Công ty cổ phần Du lịch Đồ Sơn quản lý tu sửa lại theo mô hình thiết kế kiến trúc năm 1928 và bắt đầu mở đón du khách tới tham quan và nghỉ dưỡng từ năm 1997.

Dinh Bảo Đại là công trình kiến trúc độc đáo và là một di tích lịch sử gắn liền với cuộc đời vị vua cuối cùng của Việt Nam.

Làng nội thất từ tre Xuân Lai

Làng Xuân Lai (huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh) là nơi sản xuất các sản phẩm nội thất bằng tre hun khói nổi tiếng ở miền Bắc. Đến nay, sản phẩm tre Xuân Lai đã có mặt ở hầu khắp các tỉnh thành của Việt Nam và xuất đi các nước Nhật, Mỹ, Đài Loan và thị trường các nước Châu Âu. 

Nghề làm đồ tre hun khói của làng Xuân Lai đã có từ lâu đời. Xưa kia, các hộ gia đình tự mày mò để làm ra các đồ dùng chủ yếu phục vụ sinh hoạt trong gia đình như đan thúng, rổ, rá, chõng tre, giường, tràng kỷ... Đến nay, nhiều hộ gia đình đã thành lập các cơ sở sản xuất, kinh doanh có quy mô lớn.

Trong ngôi nhà với hầu hết những vật dụng của gia đình đều bằng tre hun khói, anh Nguyễn Văn Kỷ chia sẻ các công đoạn làm ra thành phẩm truyền thống từ tre hun khói của làng Xuân Lai. Để có những sản phẩm tre trúc hun khói đẹp, kỳ công, tre nguyên liệu phải ngâm kỹ dưới nước để bảo đảm độ bền và chống mọt. Trước khi vớt lên, tre được nắn thẳng, bào, đẽo hết mấu, đốt và xếp ngay ngắn vào lò rồi dùng rơm trộn đất sét để hun.

10 thg 9, 2015

Ngồi thuyền du ngoạn kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè

Bắt đầu từ 2.9.2015, người Sài Gòn có thể mua vé du lịch bằng thuyền Phụng trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè TP.HCM. Tuyến du lịch này sẽ hoạt động đều đặn từ 15 giờ đến 22 giờ mỗi ngày.

Thuyền Phụng là loại thuyền cao cấp, có sức chứa trung bình từ 2 đến 6 khách/chiếc đi cùng với người chèo thuyền. Và đặc biệt có phục vụ nước uống và âm nhạc 

Với mong muốn tạo ra sản phẩm du lịch mới lạ độc đáo, Sở Du lịch phối hợp với Sở Giao thông vận tải cùng Công ty thuyền Sài Gòn đã cho ra mắt tuyến du lịch đường thủy nội đô kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè. 

Tới Đà Nẵng ngắm con đường đèn lồng dài nhất Việt Nam

Hiệp hội Xác lập kỷ lục VN vừa trao chứng nhận “Con đường đèn lồng dài nhất Việt Nam” cho công viên châu Á (Asia Park), đường Phan Đăng Lưu, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng. 

Con đường đèn lồng vừa xác lập kỷ lục - Ảnh: Nguyễn Tú 

Tuyến đường dài 1,1 km với hơn 3.000 đèn lồng gồm 4 phân khu: khu VN, Nhật Bản, Indonesia và Singapore. Trong đó, không gian văn hóa VN nằm ở trung tâm với mái vòm khổng lồ được kết bởi hàng trăm đèn lồng giấy khung tre truyền thống mang hình đèn ông sao, đèn kéo quân, cá chép...

Tuyệt đẹp bình minh bên nhà thờ đổ Nam Định

Cách Hà Nội khoảng 120km, nhà thờ đổ thuộc xã Hải Lý, huyện Hải Hậu (Nam Định) là một điểm tham quan độc đáo thu hút rất nhiều người ghé thăm và cũng là bối cảnh cho rất nhiều bộ ảnh cưới cũng như một số bộ phim truyền hình.

Nhà thờ uy nghi hoành tráng trầm mặc giữa bầu trời đầy sao rực sáng 

Măng ớt Đồng Mỏ - món đặc biệt trong mâm cơm xứ Lạng

Ai từng ghé đến xứ Lạng, thưởng thức những món đặc sản nơi đây chắc chắn không thể quên được vị cay, hương thơm đậm đà đặc trưng trong mỗi lọ măng ớt Đồng Mỏ.

Đến Lạng Sơn, đặt chân vào bất cứ quán ăn nào thực khách cũng đều thấy một lọ măng ớt nhỏ đặt trên bàn. Trong mỗi gia đình, măng ớt là món ăn, thứ nước chấm không thể thiếu của người dân. Măng ớt rất “đưa” cơm, có khi vì vị cay cay thơm thơm của măng và mắc mật mà người ta sẵn sàng ăn thêm chút cơm nữa.

Ven tuyến quốc lộ 1A qua địa phận Lạng Sơn, những lọ măng ớt đỏ bày bán đầy trên sạp. Măng ớt giữ được lâu ngày nên bạn có thể thoải mái mua lấy vài lọ về làm quà hoặc để ăn dần. 

Măng ớt Đồng Mỏ nổi tiếng xứ Lạng. Ảnh: Hồng Vân